Sở hữu di sản là một vấn đề quan trọng trong quản lý di sản. Hình thức sở hữu tồn tại dưới ba dạng: công cộng, tư nhân và các tổ chức tự nguyện. Mỗi hình thức sở hữu gắn với động cơ và mục đích khác nhau. Thông thường thì mục đích của hình thức sở hữu công cộng là phi lợi nhuận, gắn với yêu cầu bảo tồn di sản và giáo dục cộng đồng. Trong khi đó, hình thức sở hữu tư nhân đi liền với lợi nhuận và giải trí. Dưới đây là bảng phân tích về quyền sở
hữu di sản được Swarbrooke đưa ra năm 1995[ 29,136]. Qua đây, người đọc
có thể thấy rõ động cơ, mục đích của từng hình thức sở hữu:
BẢNG 3: PHÂN TÍCH VỀ QUYỀN SỞ HỮU DI SẢN HÌNH THỨC HÌNH THỨC
SỞ HỮU DẪN CHỨNG VỀ LOẠI HÌNH DI SẢN ĐỘNG CƠ CHỦ YẾU ĐỘNG CƠ THỨ YẾU
Công cộng (Nhà nước)
Điểm khảo cổ Đài tưởng niệm
Các công trình kiến trúc lịch sử Các công viên Các khu rừng Các bảo tàng Bảo tồn
Cho công chúng thăm quan
Giáo dục Thu nhập
Hỗ trợ cho phát triển du lịch
Tư nhân Các công viên chủ đề giải trí
Các bảo tàng Lợi nhuận
Thăm quan Giải trí
Nhà máy (sản xuất bia rượu…)
Trung tâm văn hoá Các phòng triển lãm
Nhà máy công nghiệp, hầm mỏ Nâng cao hình ảnh Tổ chức phi lợi nhuận Các công trình lịch sử Các bảo tàng Các trung tâm di sản Các đường mòn di sản Bảo tồn dưới hình thức độc lập (tự cung cấp) Giải trí Giáo dục 2.3.1.1. Sở hữu nhà nước
Sở hữu nhà nước là hình thức: di sản nằm dưới sự quản lý, vận hành của cơ quan nhà nước như: Bộ Môi trường, Bộ Văn hoá, Bộ Giáo dục…Phần lớn di sản của các nước đều nằm dưới hình thức sở hữu này. Khu vực nhà nước có vai trò quan trọng trong bảo tồn di sản và cũng là nhân tố quyết định cho những vấn đề quan trọng như:
Sự thành công, thất bại của thị trường: điều này xảy ra khi sức mạnh thị trường không đủ hỗ trợ cho các điểm di sản vì thiếu nguồn tài chính. Lúc này, chính phủ có thể huy động ngân sách để bù đắp sự thiếu hụt đó.
Mối quan tâm của cộng đồng: giá trị di sản cần được tất cả mọi người biết đến, chứ không nằm trong sự kiểm soát hay điều khiển của riêng tổ chức hay cá nhân nào.
Dưới góc độ chính trị: có rất nhiều các di sản như các đài tưởng niệm, các di tích chiến tranh cần có sự bảo vệ của chính phủ, nhà nước
Dưới góc độ kinh tế: các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đến tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và phát triển du lịch. Ngoài ra, các
vấn đề về quản lý hành chính và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng chỉ được giải quyết thông qua quản lý nhà nước.
Như vậy, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong định hướng bảo tồn và phát triển du lịch.
2.3.1.2. Sở hữu tư nhân
Một số dạng hấp dẫn di sản như các hầm mỏ, các điểm di sản công nghiệp, trang trại, đồn điền, bảo tàng cá nhân nằm dưới sự quản lý, vận hành của các cá nhân. Tuy mục đích ban đầu của sở hữu cá nhân là lợi nhuận nhưng các nhà quản lý di sản tại đây cũng cần phải quan tâm đến mục tiêu bảo tồn và giáo dục để đảm bảo cho định hướng phát triển bền vững và sự thành công trong kinh doanh. Nhìn chung, sở hữu cá nhân tồn tại dưới hai
hình thức. Thứ nhất, các di sản lịch sử được các cá nhân, công ty mua lại và
họ ban hành một số quy định, quy tắc về sử dụng và kinh doanh. Hình thức này thường áp dụng với các di sản có giá trị thiết thực liên quan đến các sự
kiện và nhân vật nổi tiếng. Thứ hai, là các di sản được kế thừa từ thế hệ này
đến thế hệ khác (trong gia đình, dòng tộc) ít có giá trị mua bán, biếu tặng đối với công chúng cũng như các tổ chức phi lợi nhuận. Có thể đưa ra dẫn chứng: tập đoàn Tussauds Group là một tập đoàn sở hữu cá nhân rất nhiều di sản ở Anh và Hà Lan. Hay phần lớn các hầm rượu, nhà máy sản xuất rượu ở Pháp thuộc sở hữu cá nhân, đã đóng góp một phần quan trọng trong di sản nông nghiệp của vùng.
2.3.1.3. Sở hữu của các tổ chức phi lợi nhuận
Một số dạng di sản như bảo tàng, nghĩa trang, đường mòn di sản, các công trình kiến trúc lịch sử được sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Tiêu chí tồn tại của họ là: Thu đủ chi phí để tồn tại. Họ thường thu phí vào cửa và sử dụng phần lớn thu nhập để quay lại chi tiêu cho chính di sản. National
Trust ở nước Anh là một tổ chức như vậy, sở hữu chủ yếu các di sản nông nghiệp, toà nhà lịch sử, các khu phong cảnh nông thôn. Số tiền thu được hàng năm được tổ chức đầu tư chủ yếu vào các hoạt động bảo tồn, duy trì sự phát triển của di sản. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể tìm thấy ở hầu hết các nước trên thế giới.
2.3.1.4. Sở hữu liên kết
Sự hợp tác, cộng tác cùng điều hành ngày càng trở thành vấn đề nổi bật trong các nghiên cứu về du lịch, góp phần thúc đẩy định hướng phát triển bền vững. Hợp tác, liên kết là giải pháp tình thế khi có sự chồng chéo trong quản lý, điều hành các điểm di sản và là nhân tố cho sự thành công trong quản lý.