Tập trung xử lý các vi phạm của hệ thống nhà bè nuôi hải sản và kinh doanh, sinh sống bất hợp pháp trên vịnh. Giao cho ban Quản lý vịnh Hạ Long kiểm tra tình hình và thống nhất xử lý cưỡng chế số nhà bè này. Các địa phương còn lại như thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, Yên Hưng chủ động kiểm tra và xử lý các vi phạm thuộc địa bàn quản lý.
Kiểm tra, rà soát, điều chỉnh các điểm nuôi trồng thuỷ sản, nhà bè kinh doanh có giấy phép nhưng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và trật tự xã hội. Đến hết tháng 12/2007 nếu không thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường thì thu hồi giấy phép hoạt động.
Cần áp dụng triệt để các biện pháp quản lý cư dân ở các làng chài trên vịnh
như không cho tách hộ, không cho làm thêm nhà mới trên vịnh (khi tách hộ thì thành phố hỗ trợ cho lên đất liền làm nhà ở, khi có nhu cầu, có thể xuống nhà bè của gia đình cùng kinh doanh dịch vụ).
Kiên quyết xử lý tình trạng mất trật tự, xây dựng nhà bè nuôi hải sản, kinh
doanh dịch vụ không đảm bảo trật tự, gây ô nhiễm môi trường, tình trạng ăn xin chèo kéo khách.
Các ngành chức năng, địa phương có liên quan cần chủ động phối hợp với
các chủ đầu tư, cơ sở kinh doanh để kiểm tra, xem xét, đề xuất điều chỉnh quy mô san lấp các công trình hạ tầng, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ như cảng, bến xuất than, các dự án hạ tầng, các khu nuôi trồng thuỷ sản, các dự án liên quan đến rừng ngập mặn…nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc bồi lấp, gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long.
Rà soát lại quy mô, số lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên vịnh, yêu cầu các ngành, địa phương tạm dừng tham mưu phát triển thêm tầu du lịch và các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ trên vịnh, cho đến khi xác định được nhu cầu,
phương án cụ thể để báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh để đưa vào quy định điều hành chung.
Nghiên cứu và sắp xếp, tổ chức các chương trình du lịch theo hướng tập chung một tổ chức điều hành thống nhất hoạt động.
Tổ chức lại lực lượng thu gom xử lý rác thải, vệ sinh môi trường giao cho
doanh nghiệp thực hiện. Ban Quản lý vịnh Hạ Long công khai chủ trương trên các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng lý tham gia. Đơn vị nào có phương án thực hiện tốt sẽ được lựa chọn.
Tăng cường lực lượng công an, thanh tra giao thông- vận tải, thuỷ sản, tài
nguyên-môi trường, văn hoá-thông tin để lập lực lượng Thanh tra liên ngành, chuyên trách cho ban Quản lý vịnh Hạ Long nhằm bổ sung lực lượng và thẩm quyền thanh tra cho ban Quản lý vịnh đồng thời đảm bảo hiệu quả quản lý, xử lý trực tiếp các vi phạm.
Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp
liên quan cần thực hiện sắp xếp hệ thống cảng tiêu thụ than theo quy hoạch được duyệt, đặc biệt là các cảng ven bờ vịnh Hạ Long phải được đầu tư đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, có hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra vịnh; Cần chấm dứt tình trạng đổ đất đá thải xuống ven bờ vịnh Hạ Long; Bảo vệ và đẩy mạnh việc triển khai trồng rừng ngập mặn; Cùng với thanh tra của Ban Quản lý vịnh, sở Tài nguyên Môi trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ môi trường nhằm chấm dứt tình trạng đổ bùn đất trên vịnh.