.Nhiệm vụ, giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 108 - 111)

Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục về di sản là

nhiệm vụ cơ bản lâu dài cần sự quan tâm mà các ngành, địa phương phải quan tâm đúng mức. Ban Quản lý vịnh Hạ Long phải phối hợp chặt chẽ với các ngành như giáo dục, du lịch, văn hoá thông tin, các cơ quan tuyên

truyền đoàn thể để cùng nhau nghiên cứu và lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp. Cần phải xác định đây chính là một dự án thành phần quan trọng trong quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị di sản.

Lập quy hoạch chi tiết, xác định danh mục dự án thành phần ưu tiên trong

giai đoạn từ nay đến năm 2010, trong đó chú ý dự án bảo tàng sinh thái Hạ Long, các dự án điều tra bảo tồn các giá trị văn hoá, đa dạng sinh học, nghiên cứu dự án tôn tạo cảnh quan môi trường bên bờ Vịnh, trước hết là khu vực Bãi Cháy, cột Ba.

Tăng cường quản lý đầu tư, quan tâm chất lượng công tác tư vấn, đặc biệt

tư vấn về nội dung văn hoá, kiến trúc, môi trường, phải lấy văn hoá làm yếu tố trung tâm. Thực hiện công khai quy hoạch, danh mục dự án để tổ chức lựa chọn, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư đồng thời chú ý đến phương thức quan lý sau đầu tư.

Tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm huy động các

nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho việc phát huy giá trị và bảo tồn di sản.

3.3.4. Phân công trách nhiệm cụ thể

Uỷ ban Nhân dân các địa phương có liên quan đến vịnh Hạ Long cần đề

cao trách nhiệm vào cuộc quyết liệt hơn đối với các công việc theo chức năng quản lý nhà nước của địa phương. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hạ Long cần chủ động nghiên cứu, đề xuất mô hình, cơ cấu, cách thức tổ chức quản lý đối với cư dân đang sinh sống trên Vịnh; xem xét việc tạo quy đất để đưa dân lên bờ sinh sống, trước hết là số hộ mới tách, người già và trẻ em; lên phương án quy hoạch tôn tạo cảnh quan môi trường vùng ven bờ Vịnh khu vực Bãy Cháy và cột Ba.

Ban Quản lý vịnh Hạ Long lập danh mục dự án đầu tư đến năm 2010, cùng

các ngành nghiên cứu các chế tài xử lý vi phạm, tổ chức lực lượng thanh tra, sắp xếp bộ máy quản lý cho phù hợp yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Sở Kế hoạch-Đầu tư hướng dẫn lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hoá quy hoạch tổng thể và bảo tồn, phát huy giá trị di sản đã được thủ tướng phê duyệt.

Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với ban Quản lý vịnh, các ngành, địa phương

liên quan đề xuất về điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban Quản lý vịnh, phương án điều động lực lượng của các ngành, lập thanh tra chuyên trách trên vịnh.

Sở Tài nguyên-Môi trường chủ động tăng cường hoạt động thanh tra môi

trường theo chức năng, thẩm quyền được giao, chủ trì phối hợp với các ngành kiểm tra, rà soát một số dự án có nguồn thải, nguy cơ ô nhiễm lớn, yêu cầu các cơ sở kinh doanh, chủ đầu tư có cam kết thực hiện. Trường hợp không thực hiện nghiêm túc cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với sở Tài nguyên-Môi trường cùng các địa

phương liên quan đề xuất các địa điểm đổi thải ở trên đất liền (xa vịnh Hạ Long), trình UBND tỉnh phê duyệt và thông báo cho các doanh nghiệp để thực hiện.

Sở Văn hoá thông tin tích cực phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến trong hành động của cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, hình thức tuyên truyền phải linh hoạt, sát với từng đối tượng để đem lại hiệu quả thiết thực.

Sở Du lịch phối hợp với Ban Quản lý vịnh lập tổ công tác để nghiên cứu,

sắp xếp tổ chức chương trình du lịch theo hướng một tổ chức điều hành thống nhất các hoạt động nhằm khắc phục sự cạnh tranh lộn xộn, thiều hiệu quả

Sở Tài chính chủ trì đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách quản lý thu chi, đầu tư, huy động các nguồn lực nhằm phát huy có hiệu quả tiềm lực trong nước và nước ngoài vào việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long.

Các ngành chức năng liên quan, như: Thuỷ sản, Thương mại, Du lịch, Giao

thông vận tải… chủ động rà soát lại các hoạt động trên vịnh có liên quan đến chức năng quản lý của ngành mình để có sự điều chỉnh phù hợp.

3.4. Một số mô hình quản lý hiệu quả

3.4.1. Con thuyền sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)