.Phân tích SWOT thực trạng quản lý di sản vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 102 - 106)

ĐIỂM MẠNH

Vị trí giao thông thuận lợi: cách thủ đô Hà Nội khoảng 180km, có đường

biên giới giáp ranh với trung Quốc, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.

Nguồn tài nguyên phong phú tạo nguồn cung cấp quan trọng cho quá trình phát triển cộng đồng địa phương.

Giá trị di sản nổi tiếng toàn cầu qua hai lần được công nhận là di sản thế

giới

Cơ sở hạ tầng (cả mới xây dựng và kế thừa) đang tạo những cơ hội đáng kể

cho nền văn hoá địa phương.

Sự tồn tại các diễn đàn liên chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước là

điều kiện thuận lợi tạo nên sự hợp tác, liên kết cho bảo vệ di sản tại Hạ Long, như: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), tổ chức hợp tác văn hoá-xã hội và giáo dục (UNESCO), trung tâm Di sản thế giới (WHC), hội đồng Bảo tàng quốc tế…

Sự gia tăng nhận thức về trách nhiệm bảo tồn của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như người dân Hạ Long đối với di sản Hạ Long.

ĐIỂM YẾU

Sự chồng chéo trong cơ cấu quản lý, thiếu các cơ chế chính sách hiệu quả

để định hướng, điều hành, phát triển các dịch vụ liên quan đến di sản.

Năng lực quản lý của đội ngũ nhân sự còn hạn chế, chưa đủ để phát huy hết

giá trị di sản của Hạ Long.

Thiếu một chương trình đầu tư, tài trợ khu vực có hệ thống với các nguồn

tài nguyên phù hợp cho việc phát triển di sản Hạ Long.

Công tác trao đổi thông tin giữa các cán bộ chuyên môn chưa đầy đủ, kể cả

việc chia sẻ kinh nghiệm trong các dự án và nghiệp vụ.

Các chương trình khuyếch trương, tiếp thị đạt hiệu quả chưa cao

Dịch vụ du lịch gắn với di sản chưa nhiều, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho phát

huy giá trị của di sản biển, nhất là dịch vụ thuyết minh trên vịnh.

Thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các bên cùng tham gia sử dụng tài nguyên

CƠ HỘI

Vịnh Hạ Long đang có trong tay nhiều cơ hội phát triển các dịch vụ mới

dựa trên nguồn tài nguyên di sản biển độc đáo, còn nhiều giá trị, địa điểm của vịnh vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng.

Nằm một trong những trọng tâm phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh,

Hạ Long có khả năng nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ về vốn, về nhân lực cũng như hỗ trợ kỹ thuật.

Dưới sự giúp đỡ của các tổ chức bảo tồn quốc tế, liên chính phủ, các tổ chức chuyên môn tạo nên nhiều cơ hội hợp tác, liên kết có lợi cho vịnh Hạ Long như: trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, xây dựng định hướng phát triển lâu dài cho di sản biển Hạ Long.

THÁCH THỨC

Dân số gia tăng nhanh chóng: sự phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch nói riêng tại Hạ Long đã làm dân số ở đây tăng lên nhanh chóng, nhất là lượng người đến từ các tỉnh thành lân cận để kinh doanh, làm ăn…gây nên tình trạng khó kiểm soát, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Thành phố Hạ Long là một điểm nóng về tệ nạn ma tuý và mại dâm. Điều này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của một khu du lịch quốc tế trong mắt du khách.

Sức ép từ đô thị hoá và phát triển du lịch không ngừng tăng và tác động đến

khu di sản thế giới vịnh Hạ Long: tình trạng ô nhiễm nguồn nước biển do khai thác than, do vận tải đường biển và do các phương tiện vận chuyển du lịch; phá huỷ hệ thống rừng ngập mặn, tệ nạn xã hội…

Thiếu nguồn tài chính và công cụ kỹ thuật cho công tác quản lý và điều hành di sản.

Tóm lại, trên thực tế, khu di sản thế giới vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch quý giá. Hoạt động du lịch di sản tại đây đã và đang có những bước tiến

lớn. Chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ rệt. Nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng mới nhằm nâng cao khả năng phục vụ đối với khách. Công tác quản lý di sản đạt được những thành công đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của du lịch tại đây. Nhiều văn bản quản lý các hoạt động trên vịnh Hạ Long đã được ban hành, như: Quy chế quản lý vịnh Hạ Long, chỉ thị Về việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long, Quy định quản lý hoạt động tầu lưu trú trên vịnh Hạ Long; chương trình phát triển dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010…đã góp phần tích cực cho công tác bảo vệ vịnh Hạ Long, ngăn chặn và phòng ngừa nhiều nguy cư xâm hại đến khu di sản. Tuy nhiên, quá trình quản lý và phát huy di sản còn nhiều những mặt thiếu sót, hạn chế. Công tác đầu tư tôn tạo, bảo tồn giá trị di sản so với quy hoạch còn chậm; thiếu các quy hoạch chi tiết. Chất lượng một số dự án đầu tư xây dựng còn thấp, bộc lộ hạn chế về kiến trúc, chưa đảm bảo chặt chẽ giữa mỹ quan và bảo tồn. Công tác quản lý bảo vệ môi trường đã có nhiều cố gắng nhưng các biện pháp xử lý hành vi xâm hại di sản và gây ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả thấp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái Hạ Long có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long.

Nguyên nhân của những hạn chế này nghiêng nhiều về phía chủ quan. Công tác quản lý còn phân tán, thiếu cụ thể làm giảm hiệu lực quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý chưa đủ tầm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay, thiếu sự liên kết trong quản lý giữa các ngành cùng sử dụng tài nguyên biển Hạ Long. Nhận thức về sự cần thiết của công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long của nhiều ngành, tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Đồng thời, quá trình phát triển du lịch di sản tại đây đã và đang đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong quản lý. Việc đáp ứng những yêu cầu và thực hiện những nhiệm vụ mới này

đòi hỏi phải xây dựng các chương trình, mô hình quản lý hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện hiện tại và hạn chế tối đa sự suy giảm giá trị tài nguyên của di sản vịnh Hạ Long.

3.3. Nhiệm vụ mới trong công tác quản lý và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)