Nhận thức về cái chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 25 - 31)

1.2.1.1. Nhận thức

a. Khái niệm nhận thức

Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời (nhận thức, tình cảm, hành động). Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con ngƣời. Trong quá trình sống và hoạt động, con ngƣời phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở đó, con ngƣời tỏ thái độ, tình cảm và hành động.

Trong quá trình nhận thức thế giới, con ngƣời có thể đạt tới những mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, đó là cảm giác, tri giác, trong đó con ngƣời nhận biết đƣợc những cái bên ngoài của sự vật hiện tƣợng đang trực tiếp tác động tới giác quan con ngƣời; mức độ cao là nhận thức lý tính, bao gồm tƣ duy và tƣởng tƣợng, con ngƣời nắm đƣợc cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật, bản chất của sự vật hiện tƣợng. Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức của con ngƣời.

Từ điển TLH do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định nghĩa: “ Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy, nhận biết và biểu hiện thế giới khách quan”.

Quá trình ấy diễn ra ở các mức độ:

- Kinh nghiệm hàng ngày về sự vật, hiện tƣợng và ngƣời khác, mang tính tự phát, thƣờng hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.

- Khoa học các khái niệm đƣợc kiến tạo một cách chặt chẽ có hệ thống, với ý thức về phƣơng pháp và những bƣớc đi của tƣ duy để chứng nghiệm đúng sai.

Dƣới góc độ TLH, nhận thức là sự phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Sống trong điều kiện tự nhiên và môi trƣờng xã hội, đòi hỏi con ngƣời phải nhận thức đƣợc những quy luật của tự nhiên và các quy luật xã hội nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con ngƣời.

Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời. Nhận thức có mối quan hệ với thái độ và hành vi. Trong đó nhận thức vừa là cơ sở, vừa là điều kiện, tiền đề, phƣơng tiện hình thành thái độ, hành vi. Nhận thức đúng là cơ sở của thái độ đúng và hành vi đúng.

Theo từ điển TLH Vũ Dũng chủ biên: “ Nhận thức là hiểu đƣợc một điều gì đó, tiếp thu đƣợc những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tƣợng, quá trình nào đó[5]

Nhận thức là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở những mức độ khác nhau và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan. Nhận thức bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng. Trong quá trình này phản ánh và tái tạo lại hiện thực trong tƣ duy của con ngƣời. Nhƣ vậy, quá trình nhận thức đƣợc hiểu là quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhƣng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì không bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực. Quá trình này diễn ra liên tục và không bao giờ ngừng bởi hiện thực khách quan là vô cùng và luôn luôn phát triển.

Nhìn chung có rất nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về nhận thức. Điểm chung của các quan niệm về nhận thức là đề cập đến mặt tích cực của con ngƣời, đề cập đến khả năng phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất của hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của chủ thể. Con ngƣời sống trong môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi con ngƣời nhận thức đƣợc quy luật của tự nhiên và xã hội, để cải tạo nó đồng thời cũng chính là cải tạo bản thân.

Tổng hợp những phân tích lý luận về nhận thức ở trên, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi hiểu khái niệm nhận thức nhƣ sau: Nhận thức là sự hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, làm cơ sở cho việc định hướng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của họ.

b. Bản chất và các mức độ nhận thức

* Bản chất của nhận thức

a. Nhận thức là một quá trình tâm lý, phản ánh bản thân hiện thực khách quan Ở con ngƣời, quá trình thƣờng gắn với một mục đích nhất định nên nhận thức của con ngƣời là một hoạt động có chủ đích.

Đặc trƣng nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Nó không chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài, mà còn phản ánh các thuộc tính bản chất bên trong, các mối quan hệ có tính quy luật; không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh hiện thực của bản thân ta; không chỉ phản ánh hiện tại mà phản ánh cả cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan.

Hoạt động nhận thức là sơ sở của mọi hoạt động tâm lý con ngƣời. Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, kết quả của hoạt động này nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc tính và quy luật khách quan của sự vật, hiện tƣợng cụ thể. Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm, ý chí, quan điểm, lập trƣờng tƣ tƣởng và hành động đúng.

Hoạt động nhận thức thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.

Hoạt động nhận thức bao giờ cũng phải dựa vào tri thức đã có, dựa vào kinh nghiệm của nhân loại đã tích lũy đƣợc, nghĩa là dựa vào kết quả của hoạt động nhận thức mà xã hội loài ngƣời đã đạt đƣợc ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó

Nhận thức phải sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trƣớc sáng tạo ra với tƣ cách là phƣơng tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ kết quả hoạt động nhận thức của loài ngƣời.

Quá trình nhận thức đƣợc thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội, nghĩa là ý nghĩa của con ngƣời đƣợc hƣớng vào giải quyết các vấn đề bức xúc do xã hội đặt ra

Nhận thức của con ngƣời mang tính chất lịch sử bởi bề rộng của sự khái quát và chiều sâu của việc phát triển ra bản chất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc quy định không chỉ do khả năng của cá nhân mà còn do kết quả của hoạt động nhận thức mà loài ngƣời đã đạt đƣợc dựa vào kho tàng tri thức có liên quan, vào trí tuệ của nhân loại.

Tóm lại, kiến thức của mỗi ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họ. Nhận thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch sử.

* Các mức độ của nhận thức

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học về mức độ nhận thức:

- Theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động, nhận thức đƣợc xem là một quá trình. Do quá trình nhận thức của mỗi ngƣời thƣờng gắn với mục đích nhất định nên nhận thức đƣợc xem là một hoạt động đặc trƣng của con ngƣời. Hoạt động nhận thức là một hoạt động tâm lý phức tạp, đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào tính chất phản ánh, các nhà tâm lý học chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

+ Nhận thức cảm tính: là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất trong hoạt động nhận thức của con ngƣời. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác. Cảm giác là hình thức phản ánh thấp, tri giác là hình thức phản ánh cao hơn tròn cùng bạc thang nhận thức cảm tính. Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức cảm tính về thế giới.

phải là thuộc tính bản chất, bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tƣợng trong thế giới. Phƣơng thức phản ánh trong nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác quan, chứ chƣa phải phản ánh gián tiếp, khái quát bằng ngôn ngữ. Sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể trực quan về thế giới, chứ chƣ phải là những khái niệm và quy luật về thế giới.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, nhận thức cảm tính chỉ là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con ngƣời. Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con ngƣời, nó cung cấp nguyên vật liệu cho các hoạt động tâm lý bậc cao.

+ Nhận thức lý tính: Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính. Nội dung phản ánh của nhận thức lý tính là thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan mà con ngƣời chƣa biết. Nhận thức lý tính bao gồm hai quá trình: tƣ duy và tƣởng tƣợng. Nó có đặc điểm chung là: thuộc nhận thức cao, có những đặc điểm mới về chất so với nhận thức cảm tính. Nó mang tính khái quát, gián tiếp. Nhận thức lý tính chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh “có vấn đề”, nghĩa là khi con ngƣời gặp những tình huống, hoàn cảnh mà những kinh nghiệm, vốn kiến thức cũ không giải quyết đƣợc. Để nhận thức con ngƣời phải vƣợt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới, mục đích mới. Nhận thức lý tính có khả năng đi sâu và sự vật, hiện tƣợng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Chính nhờ phản ánh cái khái quát, các quy luật mà nhận thức lý tính giúp con ngƣời không chỉ nhận thức thế giới mà còn có khả năng cải tạo thế giới. Ở mức độ nhận thức lý tính, con ngƣời nhận thức một cách gián tiếp – nhận thức bằng ngôn ngữ. Nhờ phƣơng tiện ngôn ngữ và khả năng phản ánh khái quát, phản ánh gián tiếp thế giới mà con ngƣời có khả năng vạch ra các thuộc tính bản chất, các mối quan hệ có tính quy luật, dự đoán đƣợc chiều hƣớng phát triển và diễn biến của chúng để nhận thức và cải tạo chúng.

Nhận thức lý tính có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ. Bởi muốn phản ánh đƣợc thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tƣợng trong thế giới, muốn phản ánh gián tiếp trong thế giới thì con ngƣời phải sử dụng ngôn

ngữ làm phƣơng tiện. Có thể coi mối quan hệ giữa nhận thức lý tính và ngôn ngữ nhƣ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Quá trình nhận thức lý tính đƣợc diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành những thao tác trí tuệ nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa và khái quát hóa.

Nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó hai mức độ khác nhau của quá trình nhận thức; chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong hoạt động nhận thức của con ngƣời. Nhận thức cảm tính cung cấp cung cấp những thông tin ban đầu cho nhận thức lý tính, là cơ sở cho nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính và lý tính đều nảy sinh từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng đắn của nhận thức.

- Quan điểm của Bejamin Bloom về các mức độ nhận thức:

B.S. Bloom và các cộng sự trong cuốn sách “ hệ phân loại các mục tiêu sƣ phạm, lĩnh vực nhận thức” đã chia nhận thức của con ngƣời thành 6 mức độ từ thấp lên cao nhƣ sau:[4]

+ Mức 1: Nhận biết ( Knowledge) đƣa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin của cùng một đối tƣợng nhận thức, ở mức độ này, nhận thức của con ngƣời có thể nhắc lại đƣợc các sự kiện, định nghĩa các nội dung..,

+ Mức 2: Hiểu (Comprehension) ở mức độ này, có thể thuyết mình, giải thích, chứng minh những kiến thức đã đƣợc lĩnh hội ( phục hồi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tƣợng khác nhau, thiết lập liên hệ ở những đối tƣợng khác nhau.)

+ Mức 3: Vận dụng( Application) có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống mới, khác với trong bài học ( sử dụng các quy tắc, nguyên tắc, những phác đò để giải quyết một vấn đề nào đó).

+ Mức 4: Phân tích( Analysis) biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, làm sáng tỏ mối quan hệ những cái bộ phận trong cái toàn thể.

+ Mức 5: Tổng hợp(Sythesis) biết sắp xếp, lắp ghép các bộ phận thành cái thống nhất, các vấn đề nhỏ thành vấn đề lớn hơn.

Cách phân chia mức độ nhận thức của con ngƣời thành 6 mức độ có nhiều điểm tƣơng đồng với cách phân chia mức độ nhận thức của con ngƣời thành camrtinhs và lý tính nhƣ đã đề cập ở trên. Ở mức độ thấp nhận thức của con ngƣời mới chỉ dừng lại ở việc biết một vấn đề nào đó, biểu hiện là có thể nhắc lại vấn đề đó…Cao hơn nữa, nhận thức của con ngƣời có thể đạt tới sự hiểu biết về nơ nhƣ: có thể thuyết minh, chứng minh những điều mình lĩnh hội đƣợc. Khi nhận thức của con ngƣời đã tới mức mức độ cao, họ có thể vận dụng những quy luật, kiến thức đã lĩnh hội đó vào cuộc sống, giải quyết những tình huống cuộc sống đặt ra trên cơ sở những tri thức đã có. Trên cơ sở vận dụng, phân tích, tổng hợp những tri thức đã có con ngƣời có thể đánh giá vấn đề mà họ đã nhận thức, nhìn nhận giá trị, ý nghĩa của vấn đề. Ở đây việc phân chia mức độ nhận thức của con ngƣời thành các mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá chỉ mang tính chất tƣơng đối, bởi trong thực tế các mức độ này đan xen vào nhau cùng hƣớng tới mục tiêu nắm bắt bản chất và cải tạo thế giới; chúng đƣợc vận dụng tùy hoàn cảnh và yêu cầu của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới chứ không chỉ đơn giản là mức độ cao hay thấp trong hoạt động nhận thức.

Tuy nhiên theo phân tích của Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc hạn chế của cách phân loại của B. S. Bloom là ở 3 mức: phân tích, tổng hợp, và mức đánh giá rất khó tách bạch trong nhận thức, và vì vậy rất khó đo đâu là phân tích, tổng hợp và đánh giá, mặc dù Bloom có giới thiệu cách đánh giá mục tiêu nhận thức.

Trong đề tài này chúng tôi kết hợp nội dung đánh giá của Bloom và chia thành 3 mức độ nhận thức đó là: biết, hiểu, và vận dụng để đánh giá kết quả nhận thức về cái chết của ngƣời già ở tỉnh Thái Bình.

1.2.1.2. Nhận thức về cái chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)