Nhận thức của người cao tuổi về cái chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

d. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi ứng xử với cái chết

1.2.2.2. Nhận thức của người cao tuổi về cái chết

a. Khái niệm

Cái chết rất quan trọng đối với chúng ta bởi đây là một thực tế rõ ràng của cuộc sống, tất cả chúng ta sẽ chết và tất cả những ngƣời khác xung quanh chúng ta cũng sẽ chết. Điều này chúng ta không thể phủ nhận, chúng ta không thể vƣợt qua và không thể ngăn chặn hoặc dừng lại, nó là cái gì đó chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nó cũng là hiện tƣợng không xác định và kỳ lạ nhƣ chúng ta không bao giờ có thể biết khi nào hoặc làm thế nào chúng ta sẽ chết và cái chết thực sự là gì. Do vậy, nó đƣợc đặc trƣng bởi hai tính năng riêng biệt nhận thức của cái chết và quá trình của sự chết.

Nhận thức về cái chết đƣợc hiểu từ một góc độ phát triển và cái chết đƣợc xem nhƣ là một cấu trúc tâm lý và nhận thức về cái chết này dƣờng nhƣ khác nhau trong thời thơ ấu,ở tuổi thiếu niên và tuổi già.

Trong tuổi già, thực tế sắp xảy ra cái chết do vậy dẫn tới khủng hoảng và lo lắng, và điều này đƣợc đi kèm với nhận thức không thực tế( cái chết là sự cô đơn hoặc trừng phạt), chính điều này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng của bệnh tâm thần, trầm cảm. Do vậy nhận thức về cái chết ở ngƣời cao tuổi có một ý nghĩa rất lớn làm giảm sự lo lắng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm thần, trầm cảm giúp ngƣời già có những tháng ngày cuối đời vui vẻ bên con cháu.

“Nhận thức của người cao tuổi về cái chết là sự hiểu biết của người cao tuổi về cái chết và những điều liên quan đến cái chết ở các mức độ khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của họ.”

b. Biểu hiện và mức độ nhận thức của người cao tuổi về cái chết

* Biểu hiện nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết

Biểu hiện nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi đƣợc biểu hiện ở hai mặt. Thứ nhất là những quan niệm của ngƣời cao tuổi về cái chết, và hành vi ứng xử với cái chết của ngƣời cao tuổi.

Quan niệm về cái chết có nhiều quan niệm khác nhau, và nhận thức về cái chết đƣợc xét ở các mặt sau:

- Nhận thức về quy luật sống và chết của ngƣời cao tuổi - Nhận thức về biểu hiện của cái chết

- Nhận thức về bản chất của cái chết

- Nhận thức về một số nguyên nhân dẫn tới cái chết của ngƣời cao tuổi - Quan niệm về cuộc sống sau khi chết

- Quan niệm về mối quan hệ của ngƣời sống với ngƣời chết

Trong mỗi mặt trên lại có những quan niệm khác nhau, quan niệm theo khoa học, quan niệm theo tôn giáo, những quan niệm phi khoa học. Tùy theo sự nhận thức, sự hiểu biết của mỗi cá nhân mà họ có những quan niệm khác nhau.

Bên cạnh đó một trong những biểu hiện của nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi là hành vi ứng xử của họ với cái chết. Từ những quan niệm về cái chết mà ngƣời cao tuổi hình thành nên những hành vi ứng xử với nó: có thể sợ hãi hay chấp nhận nó nhƣ một điều tự nhiên, và có những hành động tích cực hay không tích cực để kéo dài tuổi thọ của chính mình.

* Mức độ nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi

Nhƣ phần trên đã trình bày có nhiều cách tiếp cận khác nhau về mức độ của nhận thức. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở phân tích lý luận, chúng tôi dựa theo cách phân chia các mức độ của Bloom vào phân chia các mức độ nhận thức của ngƣời cao tuổi về

cái chết. Tuy nhiên ngoài sự phân chia này trong phần quan niệm của ngƣời cao tuổi về cái chết chúng tôi phân chia nhận thức thành nhận thức phù hợp với khoa học về cái chết và nhận thức không khoa học. Cụ thể nhƣ sau:

Biết về cái chết có nghĩa là ngƣời cao tuổi từng nghe, từng thấy, từng biết cái chết của ngƣời khác, biết những điều cơ bản liên quan tới cái chết của ngƣời cao tuổi. Ví dụ khi ngƣời già đã từng chứng kiến cái chết của ai đó thì họ sẽ biết khi chết ngƣời đó nhƣ thế nào, hình dáng, mặt mũi chân tay có gì khác thƣờng không; hoặc khi chết hơi thở sẽ tắt, tim ngừng đập… Cuối cùng sẽ diễn ra một đám tang và mọi ngƣời thân thích, hàng xóm làng giềng sẽ đến chia buồn và đƣa tiễn ngƣời đó về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hiểu là mức độ nhận thức cao hơn, ở mức độ này ngƣời cao tuổi không chỉ biết về cái chết, những biểu hiện đơn thuần của cái chết mà có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những quan niệm xung quanh những vấn đề liên quan tới cái chết. Có nghĩa là ngƣời cao tuổi hiểu đƣợc trong nhận thức về cái chết ở các mặt biểu hiện có nhiều những quan niệm khác nhau, bao gồm cả khoa học và không khoa học. Trên cơ sở những hiểu biết, phân tích của bản thân mỗi cá nhân mà ngƣời cao tuổi có những quan niệm khác nhau về cái chết. Họ sẽ chọn lựa những quan niệm đúng đắn và phù hợp nhất với mình tin theo và làm theo.Và những quan niệm về cái chết gần với khoa học là những quan niệm có sức thuyết phục nhất. Ví dụ nhƣ trong nhận thức về quy luật đời ngƣời, sống và chết, xung quanh vấn đề này có nhiều quan niệm khác nhau, có quan niệm cho rằng đó là quy luật tự nhiên, và chết là điểm nút cuối cùng về sinh mệnh một con ngƣời. Tuy nhiên tồn tại cả quan điểm nhƣ đối nghịch nhƣ: cuộc sống của con ngƣời là vĩnh hằng, không có cái chết, và chết là con ngƣời đƣợc sống một cuộc sống mới ở một nơi khác. Trên cơ sở hiểu bản chất cái chết là gì, ngƣời cao tuổi sẽ có những quan niệm đúng đắn,phù hợp.

Vận dụng – đây là mức độ nhận thức cao nhất. Đó là khả năng ngƣời cao tuổi vận dụng những hiểu biết của mình về cái chết để có những hành vi ứng xử phù hợp, khoa học với bản thân để sống vui sống khỏe, sống có ích trong những ngày tháng cuối đời. Khi ngƣời cao tuổi có nhận thức đúng đắn về cái chết từ đó sẽ có thái độ phù hợp, không sợ hãi cái chết, sẵn sàng chờ đợi nó và không bị cái chết ám ảnh. Họ sẽ có những hành

thƣờng xuyên thăm khám sức khỏe để bản thân khỏe mạnh… Từ đó ngƣời cao tuổi sẽ kéo dài đƣợc tuổi thọ, có một đời sống vui vẻ và đầy ý nghĩa trong những ngày tháng cuối đời.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết có thể nhận thấy: Nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nó giúp kéo dài tuổi thọ, tinh thần thoải mái, không bị sự lo lắng về cái chết ám ảnh, ngƣời già sẽ sống vui, sống khỏe, sống có ích trong những ngày tháng cuối đời… Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi, do vậy đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi nhằm đƣa ra các quan niệm của ngƣời già về cái chết và những nội dung liên quan tới cái chết ở ngƣời già, hành vi ứng xử với cái chết ở ngƣời già; và mối quan hệ của sự nhận thức về cái chết với hành vi ứng xử với cái chết.

Nhận thức của người cao tuổi về cái chết là sự hiểu biết của người cao tuổi về cái chết và những điều liên quan đến cái chết ở các mức độ khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của họ

Nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết có vai trò là cơ sở cho việc định hƣớng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của họ. Rất nhiều các NCT khi bƣớc sang giai đoạn cuối tuổi già, khi thực sự cần kề với cái chết đã có sự khủng hoảng tâm lý lớn. Họ luôn sống trong tâm lý sợ chết vô cùng, họ rầu rĩ, buồn bã, làm cho tinh thần suy kiệt, héo mòn thậm chí sự suy nhƣợc thần kinh quá cao làm cho họ bị tâm thần – sống trong một

sự lo lắng, và luôn có ảo giác xung quanh mình có những thế lực siêu nhiên hay những ngƣời dƣới âm tới bắt đi. Họ sợ hãi, trốn tránh mọi ngƣời và luôn luôn bị cái chết ảm ảnh, không còn tâm trí để nghĩ những chuyện khác. Do vậy việc nhận thức, hiểu đúng đắn về cái chết có ý nghĩa và vai trò lớn lao, giúp tinh thần con ngƣời đƣợc thoải mái, chấp nhận nó, sống chung với nó, sẵn sàng chờ đón nó nhƣ một tất yếu của cuộc sống, từ đó NCT sẽ có những ngày tháng cuối đời ý nghĩa bên con cháu, ngƣời thân, bạn bè và thấy thanh thản khi thực sự đối diện với cái chết của chính mình.

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)