Với gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 100 - 101)

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

2. Khuyến nghị

2.2. Với gia đình

Chấp nhận niềm tin về cái chết để NCT có sự an ủi về tinh thần, giảm bớt nỗi sợ hãi cái chế. Từ đó họ có sự cân bằng trong đời sống để sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng cuối đời.

Phận con cháu cần thấu hiểu tâm tƣ nguyện vọng của tuổi già để cƣ xử cho phù hợp, tránh sự bất hòa trong gia đình sẽ ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời cao tuổi. Họ dễ cảm thấy chán nản khi trong gia đình, con cháu không ai quan tâm gì tới mình, từ đó nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Có thể là buông xuôi, không quan tâm tới sức khỏe bản thân nữa, ngƣời cao tuổi sẽ nhanh chóng già cỗi, yếu ớt về thể xác và rất có thể bị trầm cảm về mặt tinh thần.

Ngƣời già sẽ có tinh thần vui vẻ, thoải mái và muốn kéo dài tuổi thọ khi sống quây quần bên con cháu, nhìn thấy con cháu hạnh phúc, thành đạt. Điều này lí giải vì sao những NCT đang phải sống trong cô đơn, và sống một mình lại có mong muốn kết thúc cuộc sống của mình càng nhanh càng tốt. Do vậy trong mỗi gia đình nên sắp xếp việc ăn

chung, ở chung với ngƣời NCT sao cho phù hợp. Trƣớc hết là để tiện chăm sóc khi ốm đau, thứ hai là để ngƣời NCT có ngƣời nói chuyện và họ không bị cảm thấy cô đơn.

Sự động viên từ con cháu mang một ý nghĩa rất lớn, nó cho các cụ thấy rằng con cháu yêu thƣơng mình, muốn mình gần gũi bên cạnh chúng để bao bọc, chở che. Do vậy con cháu nên biết cách động viên, thể hiện sự yêu quý và mong muốn của mình với ông bà, cha mẹ. Điều này giúp họ có thêm nghị lực sống rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)