Người cao tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 43 - 48)

d. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi ứng xử với cái chết

1.2.2.1. Người cao tuổ

a. Khái niệm

Từ thời Hypocrat, thủy tổ của y học, ngƣời ta đã chia đời sống con ngƣời ra làm bảy thời kỳ tuổi tác là: thơ ấu, thiếu niên, thanh niên, trƣởng thành, trung niên, nhiều tuổi, tuổi già.

Dƣới góc độ tâm lý học, E.Ericson cho rằng: tuổi già là tuổi của sự toàn vẹn của cái tôi hoặc sự tuyệt vọng, cảm giác về sự vô nghĩa, thất vọng.

Theo Luật ngƣời cao tuổi ban hành ngày 04/12/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010 (thay cho Pháp lệnh ngƣời cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10) thì Ngƣời cao tuổi là những ngƣời có độ tuổi từ 60 trở lên.

Ở độ tuổi này , đă ̣c trƣng cơ bản là sƣ̣ thay đổi cả về thể chất và tâm lý . Thể chất xuất hiê ̣n sƣ̣ suy giảm của các cơ quan chƣ́c năng thƣ̣c thể , sƣ́c đề kháng, sƣ̣ lão hóa... Về tâm lý, nhâ ̣n thƣ́c, thái độ, suy nghĩ, tình cảm, hành vi có sự thay đổi rõ rệt. Nhâ ̣n thƣ́c đã đi vào tầm sâu do sƣ̣ tích lũ y các kinh nghiê ̣m trong quá trình sống . Thái độ, suy nghĩ, tình cảm, hành vi phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ảnh hƣởng của cuộc sống nhƣ sự nghỉ hƣu, sƣ́c khỏe giảm sút, bê ̣nh tâ ̣t…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn khái niệm người già theo Luật người cao tuổi, ở đây người già được hiểu như “người cao tuổi": Người già là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, có sự thay đổi theo chiều hướng suy giảm về mặt thể

chất và tâm lý do chi ̣u nhiều ảnh hưởng của các điều kiê ̣n , yếu tố bên ngoài như sự nghỉ hưu, điều kiê ̣n kinh tế, lối sống, văn hóa li ̣ch sử…

b. Đặc điểm tâm lý cơ bản của tuổi già

* Đặc điểm thể chất, sinh học

Ở tuổi già, tổ chức thần kinh có vài biến đổi giải phẫu, với mức độ và số lƣợng rất thấp ở vỏ não và vùng trƣớc thùy trán. Thông thƣờng, nếu những biến đổi không lớn và không lan tràn, việc giữ gìn, luyện tập, đồng thời cơ thể có yếu tố di truyền tốt thì có khả năng não vẫn hoạt động tốt, duy trì ở mức gần bằng độ tuổi trƣởng thành.

Về mặt vĩ mô, khối lƣợng của não giảm dần. Ví dụ, ở nữ giới, lúc trẻ trung bình não nặng khoảng 1,260g, giảm còn 1,250g lúc 50 tuổi và còn 1,060g lúc 85 tuổi. Các chỉ số tƣơng ứng ở nam giới là 1.400g; 1350g; 1180g. Vùng giảm khối lƣợng nhiều nhất là vùng trán, vùng thái dƣơng trƣớc và trên.

Về mặt vi mô, có thể có một số tổn thƣơng rất nhẹ ở một số ít nơron, xơ hóa nhẹ các động mạch nhỏ.

Về mặt sinh lí, có hiện tƣợng giảm tính linh hoạt trong dẫn truyền xung động, giảm tốc độ dẫn truyền ở các dây thần kinh vận động. Giảm khả năng thụ cảm (thị lực, thính lực, khứu giác, vị giác, giảm mức nhạy cảm ở da, giảm nhạy với đau…) dẫn đến hậu quả là giảm khối lƣợng thông tin, giảm nguồn kích thích cấu trúc lƣới, làm giảm trƣơng lực của vỏ não.

Về hoạt động thần kinh cấp cao, trƣớc tiên xuất hiện hiện tƣợng giảm ức chế, sau đó là giảm hƣng phấn. Tính linh hoạt do đó cũng giảm và mất dần sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hƣng phấn. Giảm mối liên hệ mật thiết giữa vỏ não và bộ phận dƣới vỏ não. Do đó, nếu không có luyện tập tốt thì khó xác lập và khó thay đổi phản xạ có điều kiện. Do sự kiểm soát của vỏ não giảm, các trung tâm dƣới vỏ hoạt động bất thƣờng gây nhiều rối loạn thần kinh thực vật. Giấc ngủ của ngƣời già thƣờng hay bị rối loạn, khó ngủ và ngủ không sâu.

thể loại này là bệnh Alzheimer. Những ngƣời có bệnh này bị mất lớp tế bào vỏ não một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của bệnh chƣa đƣợc làm rõ và cũng chƣa có cách điều trị. Bệnh biến đổi từ giảm trí nhớ đột ngột đến giảm chức năng ngôn ngữ rồi đánh mất sự tự kiểm soát, sau cùng là cái chết.

Một nguyên nhân nữa của sự phân rã các chức năng thần kinh ở ngƣời có tuổi là trầm cảm – một dạng rối nhiễu tâm lý. Rất nhiều ngƣời cho rằng, tuổi già là một giai đoạn không mấy dễ chịu: họ đánh mất sức khỏe, không làm việc nữa, và không còn giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Tất cả các sự kiện này làm cho họ cảm thấy mình là ngƣời thừa. Đồng thời, một số bạn bè chết, một số khác không có điều kiện đến chơi, càng làm cho cuộc sống tinh thần của ngƣời cao tuổi tồi tệ hơn. Họ có thể bị trầm cảm, và có một số triệu chứng giống nhƣ bệnh giảm trí nhớ.

Bên cạnh đó, ngƣời cao tuổi có tình trạng thiếu ôxy tiềm tàng vì chức năng hô hấp giảm, tổ chức phổi kém đàn hồi, khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu hạn chế là nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoạt động của các cơ quan, tăng lão hóa cơ thể. Giảm lƣu lƣợng máu trong cơ thể do hoạt động của tim mạch kém đàn hồi vì bị xơ cứng, sự cung cấp ôxy và máu cho các tổ chức thƣờng không đƣợc đầy đủ.

Ngƣời già hay bị các bệnh xƣơng khớp nhƣ hở sụn, loãng xƣơng, thoái hóa khớp, viêm khớp... gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Ngƣời già dễ bị ảnh hƣởng bởi thời tiết khí hậu thay đổi do khả năng thích nghi bị giảm nhƣ: bị cảm, nhiễm lạnh, mệt mỏi, bệnh mãn tính tái phát. Khi bị bệnh cấp tính thƣờng nặng và để lại di chứng….

* Đặc điểm tâm lý

Tuổi già là giai đoạn con ngƣời kết thúc thời kì lao động của mình để nghỉ ngơi, thƣ giãn. Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trƣơng hàng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lý con ngƣời có những biến động đáng kể trên tất cả các mặt từ nhận thức, thái độ đến tình cảm, hành vi.

Mặt nhận thức, thái độ::

quãng đời đã qua của mình, coi đó nhƣ là một cuộc trải nghiệm đầy ý nghĩa, hữu ích và hạnh phúc, hay nhƣ là một cuộc trải nghiệm thất vọng đầy những hứa hẹn không thành và những mục tiêu chƣa đƣợc thực hiện. E. Erikson cho rằng: nhiệm vụ ƣu thế của giai đoạn chót này là hình thành sự toàn vẹn của cái tôi. Nó cho phép con ngƣời thấy đƣợc ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Do sự nhìn nhận, xem xét lại cuộc đời nên ở giai đoạn này các chính trị gia, các nhà quân sự, ngoại giao, xã hội v.v… thƣờng thích viết hồi kí, hệ thống lại quãng đời đã đi của mình, nhằm để lại cho con cháu và hậu thế những trải nghiệm của cuộc đời mình. Khi những ngƣời già làm cái việc “tự kiểm điểm, tự đánh giá” này thƣờng xảy ra hai trạng thái tâm lý khác nhau. Nếu những ngƣời già tự thấy rằng họ đã sống và làm đƣợc những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh của mình, họ sẽ tự tin, yên tâm vui sống với con cháu, giao lƣu với mọi ngƣời, nhận thức tích cực về cuộc sống sắp tới. Những ngƣời này chấp nhận cái chết nhƣ là sự kết thúc của cả quãng đời đầy ý nghĩa. Trái lại, cũng có ngƣời cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua cũng nhƣ sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của mình. Những ngƣời này thƣờng dễ bi quan, tuyệt vọng, ít vui sƣớng và dễ bị mắc những bệnh tật của tuổi già. Họ chấp nhận cái chết thƣờng khó khăn và vẫn mong muốn: giá có cơ hội làm lại. Phải chăng vì nhƣ vậy mà ngƣời ta hay nói; “sống sao, chết vậy” hoặc “sống tốt để có đƣợc một cái chết thanh thản”[18]. Bên cạnh đó, tuổi già xuất hiện việc suy nghĩ nhiều hơn đến chuyện gìn giữ các giá trị, di sản sẵn có hoặc tự mình xây dựng lên hơn là việc phát triển chúng. Do vậy, tuổi này thƣờng có thái độ bảo thủ, nghi ngờ, khó chấp nhận cái mới.

Mặt tình cảm:

Tuổi già là một giai đoạn có khá nhiều thử thách, nếu không có sự chuẩn bị kỹ thì không thể tránh khỏi tâm trạng hụt hẫng dẫn đến trầm uất. Việc về hƣu thƣờng khó thích nghi vì có nhiều thay đổi đồng thời: thời gian biểu, môi trƣờng giao tiếp, trách nhiệm, quyền lực, thu nhập… Tác động của hƣu trí có nhiều khía cạnh. Trƣớc hết, về hƣu có nghĩa là nghỉ các hoạt động nghề nghiệp, làm cho ngƣời già không còn điều kiện sử dụng những khả năng còn lại, những khả năng này sẽ giảm dần đi. Đồng thời, ngƣời hƣu trí cũng phải từ bỏ các thói quen nghề nghiệp đã gắn bó trong suốt một thời gian dài. Về

hƣu cũng có nghĩa là thôi giữ một vị thế xã hội, một vai xã hội và do đó đánh mất quyền hạn kèm theo vị thế cũng nhƣ hoạt động của vai đó. Ngƣời về hƣu thƣờng luyến tiếc đời hoạt động đã qua, dễ sinh ra mặc cảm, trăn trở suy nghĩ về sự thay đổi trong đối xử và biểu hiện tình cảm của ngƣời quen biết, đồng nghiệp và xã hội. Tóm lại, về hƣu đối với ngƣời già có nghĩa là tạo ra một khoảng trống khó có thể bù đắp hoàn toàn trong đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, khi ngƣời già không thuộc chế độ hƣu trí nhƣng đến giai đoạn này cơ thể không còn đủ điều kiện để tham gia sản xuất nhƣ trƣớc, nhiều trƣờng hợp lên chức ông, chức bà, con cái mải mê với gia đình riêng, ngƣời già lại phải phụ thuộc con cái điều này cũng nảy sinh những hẫng hụt trong suy nghĩ và tình cảm của các cụ. Nhƣ vậy, những ngƣời già không thuộc đối tƣợng hƣu trí do sự thay đổi của các vai trò, vị trí và các mối quan hệ…cũng không nằm ngoài quy luật chung này.

Mặt suy nghĩ, hành vi:

Giai đoạn nghỉ dƣỡng ở tuổi già với quỹ thời gian nhàn rỗi, ngƣời già thƣờng hay thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua, lƣu luyến quá khứ. Mặt khác, một vài biến đổi ở tổ chức hệ thần kinh làm cho ngƣời già rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói đi nói lại, làm cho ngƣời khác có ấn tƣợng “Cây già lắm rễ; ngƣời già lắm lời”. Việc họ căn dặn, dạy dỗ con cái nhiều lần cùng một vấn đề không phải là hiếm gặp. Họ luôn canh cánh bên lòng về con cái, dẫu đã trƣởng thành, làm bố, làm mẹ rồi. Họ vẫn lo lắng mọi việc nhƣ khi chúng còn nhỏ, thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình với những thái độ chủ quan, bảo thủ không chịu tiếp nhận cái mới.

Trong suy nghĩ của mình, cảm giác hẫng hụt sau khi nghỉ hƣu, địa vị xã hội thay đổi, thu nhập kinh tế giảm sút, ngƣời già thƣờng cho rằng mình đã đến lúc nhƣ “ngọn đèn trƣớc gió”, “gần đất xa trời” rồi nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn thƣơng cảm, lo âu, mất ngủ… Ngƣời mới về hƣu thì tâm lý này còn chƣa lộ rõ, nhƣng thời gian nghỉ hƣu càng lâu, tâm lí này càng lộ rõ ra; đặc biệt với những ngƣời sức khỏe yếu thì tâm lý này càng thể hiện khá rõ ràng.

nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày càng kém, không đƣợc coi trọng nhƣ trƣớc khi nghỉ hƣu, tinh thần sẽ dễ sinh ra dao động và khả năng tự kiềm chế của mình kém, gặp việc dễ nôn nóng sinh ra cáu gắt, nổi trận lôi đình ngay với cả những việc nhỏ nhặt.

Thính lực ngƣời già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý ngƣời khác lại hay thích suy đoán động cơ, mục đích của ngƣời khác. Vì thế khó sống cùng với mọi ngƣời. Tính đa nghi của ngƣời già sẽ tăng lên và trầm trọng hơn cùng tuổi tác. Quá coi trọng đến tình trạng sức khỏe, quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể là nguồn gốc sinh ra bệnh đa nghi ở ngƣời già.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)