Sự đối mặt với cái chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 81 - 85)

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

31. ngày, giờ chết của một

3.7.1. Sự đối mặt với cái chết

Trong hành vi ứng xử của ngƣời cao tuổi với cái chết biểu hiện đầu tiên là sự đối mặt với cái chết. Ngƣời cao tuổi chấp nhận nó, đối mặt với cái chết hay sợ hãi cái chết, bị cái chết ám ảnh. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng:

Bảng 3.7. Hành vi thể hiện sự đối mặt với cái chết

mức độ đúng

Hành vi

Đúng hoàn toàn

Phần lớn

đúng Phân vân Phần lớn sai Sai hoàn toàn ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL %

1.tôi vui vẻ chờ đợi cái chết, không thấy ân hận hay luyến tiếc điều gì

137 87.3 17 10.8 1 0.6 1 0.6 1 0.6 4.83 5.tôi không 5.tôi không

quan tâm tới khi nào mình chết nên tôi cố gắng làm tất cả những gì để bản thân vui vẻ 142 90.4 9 5.7 4 2.5 1 0.6 1 0.6 4.84

11.tôi đã sống trọn đời có ý nghĩa, tôi dũng cảm vui vẻ đón nhận cái chết ko có gì ân hận, luyến tiếc 139 88.5 9 5.7 7 4.5 2 1.3 0 0 4.81 3.mỗi ngƣời sinh ra đã định sẵn 1 cái chết. do vậy tôi luôn sống đầy ý nghĩa 132 84.1 16 10.2 6 3.8 2 1.3 1 0.6 4.75 9.tôi ko muốn chết nhƣng cũng ko muốn chết, cái đã đến thì coi là sự an bình, cần thản nhiên sống 106 67.5 31 19.7 6 3.8 10 6.4 4 2.5 4.43 4.hạnh phúc bên con cháu và ko muốn rời xa thứ tốt đẹp này 89 56.7 41 26.1 13 8.3 6 3.8 8 5.1 4.25 10.Tôi đã hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời, hƣởng toàn bộ những vui thú nhƣng chƣa muốn chết 69 43.9 27 17.2 34 21.7 14 8.9 13 8.3 3.79 6. sau khi chết, nếu đƣợc ƣớc tôi ƣớc mình sống lại 64 40.8 32 20.4 14 8.9 7 4.5 40 25.5 3.46 7.Khi chết thân xác sẽ bị hủy hoại,sẽ bị ngƣời đời lãng quên, do vậy tôi rất sợ 28 17.8 28 17.8 20 12.7 29 18.5 52 33.1 2.68 2.Chết là một điều rất khủng khiếp.Tôi thấy hoang 21 13.4 20 12.7 33 21.0 33 21.0 50 31.8 2.54

không rõ ràng. 8. Tôi hi vọng cái chết diễn ra với ngƣời khác nhƣng không xảy ra với tôi 11 7.0 4 2.5 5 3.2 7 4.5 130 82.8 1.46

Ở phần trên nhƣ chúng tôi đã nhận định phần lớn ngƣời cao tuổi đã hiểu về cái chết phù hợp với khoa học. Họ hiểu chết là quy luật của tự nhiên và là điều tất yếu nên không ai có thể tránh khỏi đƣợc. Từ việc nhận thức đúng đắn đó nó điều khiển, điều chỉnh hành vi ứng xử của họ. Ngƣời cao tuổi không sợ hãi cái chết mà chấp nhận nó, coi nó là điều hết sức bình thƣờng của một đời ngƣời và đối mặt với cái chết. Tuyệt đại đa số NCT cho rằng chết là quy luật của tạo hóa và là điều tất yếu, vì vậy họ vui vẻ chờ đợi cái chết, không thấy ân hận hay luyến tiếc điều gì với 98.1% đúng hoàn toàn và phần lớn đúng, với ĐTB = 4.83. Cho đến thời điểm hiện tại các cụ cho rằng mình đã sống trọn đời có ý nghĩa, không thẹn với gia đình, với những gì xã hội cho mình, nên họ dũng cảm, vui vẻ đón nhận cái chết không ân hận hay luyến tiếc chiếm 94.3% đúng hoàn toàn và phần lớn đúng, với ĐTB = 4.81. Chính vì bản thân mỗi ngƣời đã nhận thức đƣợc chết là một điều tất yếu, là quy luật của tạo hóa, nên họ không bị nỗi sợ hãi về cái chết dày vò hay làm ảnh hƣởng tới tinh thần của họ, luôn có một tâm thế vui vẻ chờ đợi cái chết, đặc biệt khi đã sống tới tuổi già họ cũng đã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc sống, do vậy cho tới thời điểm hiện tại ngƣời cao tuổi nghĩ rằng dù có phải chết, dù cái chết đến bất cứ lúc nào thì cũng không lấy làm ân hận hay hối tiếc vì mình đã sống và đã làm trong thời gian đó.

Đề tài này chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi nhận thức của những ngƣời cao tuổi về cái chết, và họ còn khỏe mạnh và đủ minh mẫn về trí tuệ chứ không nghiên cứu những ngƣời sắp lìa trần và nhất là họ đang trong bệnh viện, sự sống còn chỉ là ngày một ngày hai, vì thế có thể tâm lý họ thoải mái hơn, và tới thời điểm hiện tại họ thấy không hối tiếc điều gì khi phải lìa xa cuộc sống này.

Ngƣời cao tuổi nhận thức đƣợc chết là một tất yếu và cuộc sống của con ngƣời là hữu hạn, mỗi ngƣời sinh ra trƣớc hay sau sớm hay muộn thì đều kết thúc bằng cái chết, do vậy ngƣời già luôn sống một cuộc sống đầy ý nghĩa trong những ngày tháng cuối đời ĐTB= 4.75. Trong những ngày tháng cuối đời của mình, mặc dù không còn phải đi làm nhƣng bản thân mỗi ngƣời lại tự tạo cho mình những thú vui riêng. Họ dù đang sống một mình hay sống cùng với vợ chồng, con cái thì đều tự tạo niềm vui cho chính mình. Họ sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội của thôn xóm hay những việc chung của làng, thậm chí mất nhiều công sức thời gian và tiền của nhƣng họ vẫn tự nguyện làm với mong muốn đƣợc giúp ích đƣợc phần nào cho xã hội cho gia đình và hơn hết là cho bản thân mình thoải mái. Bên cạnh đó còn rất nhiều NCT chăm chút cho những thú vui của mình nhƣ chăm cây cảnh, chăm sóc con cháu, tham gia các hội các câu lạc bộ…

Đa số NCT khi chúng tôi khảo sát cho rằng họ không quan tâm khi nào mình chết, nên cố gắng làm tất cả những gì mình còn có thể để bản thân vui vẻ, khỏe mạnh chiếm 94.2% đúng hoàn toàn và phấn lớn đúng, với ĐTB = 4.84.

Bên cạnh đó có những NCT thực sự bị ám ảnh về cái chết, họ thấy sợ hãi khi phải nghĩ về cái chết và luôn lo lắng về cái chết cho chính bản thân mình. Những ngƣời càng cao tuổi họ nghĩ về cái chết nhiều hơn, nhƣng ít sợ hãi về cái chết hơn những ngƣời trẻ hơn. Trong quá trình làm bảng hỏi chúng tôi có quan sát biểu hiện nét mặt, giọng nói trong hành vi đối mặt với cái chết của ngƣời cao tuổi. Kết quả đã chứng minh rằng trong bản thân mỗi ngƣời đều ẩn chứa nỗi sợ hãi cái chết của chính mình, mặc dù khi trả lời rất ít NCT nhận mình sợ chết, lo lắng cho cái chết của mình nhƣng lại đƣợc bộc lộ một cách vô thức trong những nhận định của họ. Đa số NCT nuối tiếc cuộc sống nếu phải chết “hiện tại tôi đang hạnh phúc bên con cháu và cuộc sống hiện tại của mình, do vậy không muốn rời xa những thứ tốt đẹp này” 130/157 lựa chọn đúng hoàn toàn và phần lớn đúng chiếm 82.8%, với ĐTB = 4.25. Một số NCT cho rằng hiện tại đã hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời, hƣởng toàn bộ vui thú của cuộc đời nhƣng chƣa muốn chết ĐTB = 3.79. Nhƣ vậy có thể thấy trong sâu thẳm suy nghĩ của NCT, họ ý thức đƣợc cái chết là quy luật của tự nhiên, tuy nhiên họ thấy chƣa sẵn sàng chấp nhận cái chết. Họ luôn muốn kéo dài cuộc

sống và sống lâu hơn. Có sự lo lắng sợ hãi cái chết, tuy nhiên sự lo sợ ở những ngƣời này ở mức độ thấp ít biểu hiện ra hành vi của NCT.

Trong những hành vi thể hiện đối mặt với cái chết một số NCT có đồng ý với nhận định hoang mang lo sợ cái chết, hay ƣớc vọng đƣợc sống lại. Cụ thể nhƣ với nhận định chết là một điều khủng khiếp, tôi không còn biết mọi thứ diễn ra nhƣ thế nào, và thấy hoang mang lo sợ với những thứ không rõ ràng ĐTB = 2.54, hay nhận định khi chết thân xác sẽ bị hủy hoại, bị ngƣời đời lãng quên nên rất sợ với ĐTB = 2.68. Bên cạnh đó một số ngƣời cao tuổi ƣớc muốn khi chết đi nếu đƣợc ƣớc sẽ ƣớc sống lại để gần gũi với con cháu và hoàn thành những kế hoạch còn dang dở với ĐTB = 3.46). Nhƣ vậy có thể thấy rằng đa số ngƣời cao tuổi nhận thức về sự thực của cái chết là không tránh khỏi khi tuổi già sức yếu, nhận thấy có sự lo sợ cái chết ở bản thân.

Ngƣời già thực sự nhận thức đƣợc sự tất yếu của cái chết và họ dám đối mặt với cái chết. Nhận thức sự mất mát và không hi vọng cái chết chỉ xảy ra với những ngƣời khác mà không xảy ra với mình ĐTB = 1.46.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)