Nhận thức về quy luật sống và chết của ngƣời cao tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 59 - 63)

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

3.1. Nhận thức về quy luật sống và chết của ngƣời cao tuổ

Ngƣời cao tuổi nghĩ đến cái chết theo các hƣớng khác nhau. Có suy nghĩ phù hợp với khoa học, có suy nghĩ không phù hợp với khoa học. Điều này ảnh hƣởng đến họ, khiến họ có những ứng xử khác nhau đối với cái chết của bản thân.

Dƣới đây là kết quả khảo sát trên 157 khách thể là những ngƣời có độ tuổi từ 60 đến 75, còn có khả năng minh mẫn; thuộc ba ngành nghề khác nhau: cán bộ hƣu trí, làm ruộng, kinh doanh tự do gồm cả hai giới nam và nữ.

Bảng 3.1. Nhận thức về sống và chết của đời ngƣời của ngƣời cao tuổi

mức độ đúng

quan niệm

Đúng hoàn toàn

Phần lớn

đúng Phân vân Phần lớn sai Sai hoàn toàn ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL % 1.Sinh,lão 1.Sinh,lão bệnh tử là quy luật của tự nhiên 147 93.6 7 4.5 1 0.6 1 0.6 1 0.6 4.89 4. sống 100 tuổi cũng phải chết, đó là quy luật 149 94.9 5 3.2 0 0 1 0.6 2 1.3 4.89 5. chết là điểm nút cuối cùng về sinh mệnh con ngƣời 134 85.4 18 11.5 0 0 3 1.9 2 1.3 4.77 7. sau chết con ngƣời đƣợc sống 1 cuộc sống mới 41 26.1 10 6.4 31 19.7 4 2.5 71 45.2 2.65 3. cuộc sống là vĩnh hẵng, con ngƣời đƣợc sinh ra và sống mãi 10 6.4 0 0 5 3.2 12 7.6 130 82.8 1.39 2. cuộc sống là vô hạn, ko có cái chết 3 1.9 4 2.5 2 1.3 12 7.6 136 86.6 1.25

Kết quả khảo sát tại bảng 3.1 cho thấy hầu hết ngƣời cao tuổi có nhận thức phù hợp với khoa học về sống và chết của đời ngƣời. Ngƣời cao tuổi hiểu đƣợc chết là quy luật của tự nhiên, và nó là điều tất yếu không phụ thuộc vào ý chí của con ngƣời.

100 tuổi rồi cũng phải chết, đó là quy luật mà chẳng ai chống lại đƣợc” cũng đƣợc 149/157 NCT lựa chọn đúng hoàn toàn, chiếm 94,9 %, với ĐTB = 4.89. Quan niệm “đời ngƣời là một quá trình, cái chết là điểm nút cuối cùng về sinh mệnh con ngƣời” cũng chiếm phần hoàn toàn đúng cao 134/157 NCT lựa chọn, chiếm 85.4%, với ĐTB = 4.8.

Ngƣợc lại với quan niệm phù hợp với khoa học là những quan điểm cho rằng “cuộc sống của con ngƣời là vô hạn, không có cái chết”; “cuộc sống của con ngƣời là vĩnh hằng, con ngƣời đƣợc sinh ra và đƣợc sống mãi” với ĐTB = 1.39, đƣợc phần lớn NCT cho là không đúng. Tỷ lệ NCT cho rằng những quan niệm trên là đúng chiếm một phần rất nhỏ. Quan niệm nhận đƣợc ít sự đồng ý nhất là quan niệm cho rằng cuộc sống của con ngƣời là vô hạn, không có cái chết 3/ 157 lựa chọn, chiếm 1.9%, với ĐTB = 1.25.

Với quan niệm “sau khi chết con ngƣời đƣợc sống một cuộc sống mới ở một nơi khác” NCT thấy phân vân trong lựa chọn giữa đúng và sai với 41/157 NCT lựa chọn đúng hoàn toàn chiếm 26.1%, đạt ĐTB = 2.65. Điều này cho thấy đa số NCT cho rằng có cái chết, nhƣng gần 1/3 số ngƣời đƣợc hỏi vẫn nghĩ sau khi chết mình có đƣợc sống một cuộc sống mới. Điều đáng chú ý là có 17.9% NCT phân vân không rõ có sự sống sau cái chết không, và có đến 45.2% NCT khẳng định không có cuộc sống mới sau khi chết.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng phần đông ngƣời cao tuổi có nhận thức phù hợp với khoa học về quy luật đời ngƣời. Họ hiểu con ngƣời đƣợc sinh ra và sẽ phải kết thúc quá trình sống bằng một cái chết. Đó là quy luật của tự nhiên, là điều tất yếu mà không ai có thể chống lại đƣợc.

Để lý giải một cách chân thực và khoa học về vấn đề nhận thức của NCT giữa sống và chết chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với một số NCT thuộc nhóm tuổi và ngành nghề khác nhau. Khi chúng tôi hỏi: “ông/bà quan niệm nhƣ thế nào về sinh, lão bệnh tử?” thì đƣợc phần lớn NCT cho biết : “ sinh, lão, bệnh, tử đó là quy luật tất yếu của tự nhiên của loài người. Ai cũng phải chết, điều này không thể tránh được”. Có một ý kiến cho rằng: “ sinh, lão, bệnh, tử là số phận của con ngƣời, có ngƣời đƣợc sống dài, có ngƣời đƣợc sống ngắn”. Đặc biệt khi chúng tôi hỏi: “ ông/bà có cho rằng ngƣời già có thể trƣờng sinh bất tử không?” thì đƣợc tất cả NCT trả lời là “ không” và họ giải thích “ con

người không lột được, nếu có chỉ diễn ra trên phim kịch, chứ con người phải chết, phải tuân theo quy luật tự nhiên, điều này không tránh được”.

Trong các quan niệm về cái chết của ngƣời cao tuổi, để biết NCT có nhận định về cuộc sống của họ nói riêng và con ngƣời nói chung là vô hạn hay hữu hạn chúng tôi đƣa ra câu hỏi: theo ông/ bà cuộc sống là vô hạn hay hữu hạn? Lí do khiến ông/ bà nghĩ nó là vô hạn hay hữu hạn?

1.9

98.1

vô hạn

hữu hạn

Biểu đồ 3.1: Nhận thức của ngƣời cao tuổi về tính hữu hạn và vô hạn của cuộc sống

Kết quả tại biểu đồ 3.1 cho thấy đại đa số NCT cho rằng cuộc sống của con ngƣời là hữu hạn, 154/157 lựa chọn, chiếm 98.1%. Trong khi đó chỉ có 3 ngƣời cao tuổi cho rằng cuộc sống là vô hạn, chiếm 1.9%. Ngƣời cao tuổi cho rằng cuộc sống là hữu hạn, con ngƣời sinh ra ai cũng vậy chỉ sống đƣợc trong khoảng thời gian nhất định rồi cũng phải chết và không ai có thể sống mãi mãi đƣợc. Cái chết mỗi ngƣời khác nhau, ngƣời thì sống lâu, ngƣời thì nhanh chết, sống ít hơn phụ thuộc vào cơ thể và môi trƣờng, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nhƣng dù sống nhiều hay sống ít thì ai cũng phải chết và đó là điều không thể tránh khỏi. Trong 3 nhóm nghề nghiệp là cán bộ về hƣu, làm ruộng và buôn bán thì phần đông nhóm NCT là cán bộ về hƣu nhận thức rất rõ về điều này, họ hiểu rằng cuộc sống của con ngƣời là hữu hạn. Một số NCT có nhận định ngƣợc lại cho rằng cuộc sống là vô hạn chủ yếu của nhóm NCT nông nghiệp và kinh doanh, buôn bán. Họ nghĩ rằng cuộc sống của con ngƣời không có hạn định nào hết, con ngƣời khi chết phần

xác ngƣời chết bị hủy hoại nhƣng linh hồn vẫn tồn tại, và đƣợc luân hồi nên cuộc sống là vô hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh thái bình (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)