Sự đòi hỏi về việc cải thiện chất lượng hoạt động chưa cao và không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Những vấn đề đặt ra về việc xây dựng hệ thống chính trị huyện Lâm Thao,

2.3.3. Sự đòi hỏi về việc cải thiện chất lượng hoạt động chưa cao và không

đồng đều của đội ngũ nhân sự, các thành tố trong hệ thống chính trị

Để tổ chức, bộ máy hoạt động tốt, ngƣời điều khiển phải thực sự đảm bảo về trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh. Nếu phẩm chất khơng đảm bảo thì bản thân con ngƣời ấy khơng hồn thiện và dĩ nhiên dẫn đến sự kém hiệu quả trong lao động. Những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức chỉ ra nguồn nhân lực của hệ thống chính trị huyện Lâm Thao vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Bởi vậy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức luôn phải đƣợc nâng cao, rèn luyện thêm.

Trong việc lãnh đạo, cầm quyền cho dù ở trung ƣơng hay địa phƣơng thì Đảng cũng cần phát huy uy tín và làm việc khoa học. Các cơ sở Đảng của huyện Lâm Thao nhìn chung là hoạt động tốt, song chƣa phải là xuất sắc bởi vì vẫn cịn tình trạng nghiên cứu lí luận, nắm bắt tình hình thƣc tiễn, cụ thể hóa đƣờng lối chậm và chƣa năng động sáng tạo. Để có đƣợc những hiệu quả vƣợt bậc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, Đảng cần phải đổi mới phƣơng thức lãnh đạo và cầm quyền. Khi đƣợc phỏng vấn về những vấn đề đặt ra trong công tác của Đảng tại địa bàn huyện Lâm Thao, nhiều ý kiến của các cán bộ, đảng viên cho rằng tác phong làm việc, hội họp của các đảng viên trẻ chƣa nghiêm túc; chất lƣợng đánh giá hoạt động của các cấp ủy chƣa sát, chƣa trúng, chƣa nhìn thẳng vào sự thật. Bên cạnh đó, ý kiến của ngƣời làm công tác phát triển đảng viên cho rằng việc kết nạp đảng viên mới trong quần chúng đang gặp phải những khó khăn nhất định, do thiếu thốn về nguồn kết nạp hoặc chất lƣợng nguồn kết nạp không cao.

HĐND ở các địa phƣơng là cơ quan quyền lực nhân dân cao nhất, là nơi thảo luận dân chủ, là cơ quan chỉ đạo, giám sát hành chính. Tuy nhiên, HĐND các cấp thƣờng bị lấn át bởi UBND khiến cho tiếng nói nghị luận bị mất đi, quyền lực đại diện bị giảm sút. Trong khi đó, UBND lại thƣờng chậm chễ trong những quyết định

thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đặc biệt trong những đề án xây dựng cơng trình cơng cộng. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng lạm quyền dẫn đến sai phạm của các các cơ quan hành chính và ngƣời làm công tác quản lý. Những ngƣời vi phạm kỉ luật Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thƣờng là những đảng viên, cán bộ, cơng chức làm việc trong UBND. Do đó, vấn đề đặt ra là cần định chế lại đúng thẩm quyền, vai trò, chức năng của HĐND, UBND, đổi mới phƣơng thức hoạt động của HĐND, UBND và cải thiện công tác bầu cử.

Trả lời câu hỏi “Những vấn đề mà CQĐP cần khắc phục, giải quyết ở địa phƣơng?”, những ngƣời đƣợc phỏng vấn đã đƣa ra một số quan điểm đáng lƣu ý. Một Trạm phó Trạm Y tế xã (Lâm Thao - Phú Thọ) cho rằng: “Trước hết, gần đây

nhiều vụ kiện cáo giữa các cá nhân, cá nhân với đoàn thể đã xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đến giờ vẫn chưa giải quyết triệt để, dẫn đến tình trạng các cuộc họp bàn, bầu cử, liên hoan của khu dân cư, địa phương khơng được hồn hảo. Trách nhiệm trước hết phải gắn vào Đảng ủy, CQĐP bởi cấp lãnh đạo, quản lí chưa dứt khốt, chưa sát sao, chưa quyết liệt trong giải quyết các tiêu cực. Ngoài ra, việc gọi và khám tuyển công dân nhập ngũ cần được thực hiện nghiêm túc hơn nữa”. Một nam cán bộ, viên chức nghỉ hƣu (từng là Giám đốc Ngân hàng

Agribank chi nhánh một xã tại Lâm Thao - Phú Thọ) nhận xét: “Rất nhiều kiến nghị

của đảng viên, cử tri gửi về Đảng ủy và CQĐP khơng thấy có phản hồi, rất chậm được giải quyết mà nếu được giải quyết lại rất dây dưa”. Những ý kiến ấy góp phần

phản ánh những vấn đề đáng quan tâm đối với năng lực giải quyết và thực hiện kịp thời, thỏa đáng các nhiệm vụ của CQĐP cấp xã.

Trong số các thành tố hệ thống chính trị, MTTQ và các TCCTXH là các thành tố gần gũi nhân dân và đáng lẽ ra phải năng động, sáng tạo nhất. Bởi những thành tố này là các tổ chức tập hợp đa dạng quần chúng, đoàn kết họ, vận động nguồn lực xã hội, giám sát, phản biện chính trị và bảo vệ nhân dân một cách sát sao. Nhƣng trong tình hình ngày nay, các đồn thể tỏ ra thiếu thốn về nhân lực, khó khăn về vận động đoàn viện, hội viên, sụt giảm về các sáng kiến hoạt động, xa rời sứ mệnh chính trị - xã hội mà thiên lệch về các hoạt động văn - thể - mĩ. Bản thân các

đồn viên, hội viên cũng khơng nhận thức đầy đủ, đúng đắn sứ mệnh của tổ chức, giá trị của cơng tác đồn thể, chính trị - xã hội. Cơng tác tập hợp quần chúng trong các phong trào chính trị - xã hội ngày càng gặp khó khăn.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn “Những khó khăn, nan giải cơ bản trong cơng tác

mà bản thân và tổ chức thường gặp phải?”, một Bí thƣ Đồn Thanh niên xã (Lâm

Thao - Phú Thọ) bày tỏ: “Việc tập hợp thanh niên hiện nay là một công tác không

dễ. Lực lượng thanh niên thì đơng nhưng lại phân tán. Ở địa phương hiện nay, lượng thanh niên thực sự quan tâm đến phong trào đoàn thể đang giảm. Mặc dù vậy, cũng có nhiều đồng chí đồn viên, thanh niên rất tích cực, nhiệt tình vừa đảm bảo công việc cá nhân vừa góp sức cho cộng đồng. Phong trào thanh niên ở địa phương vẫn duy trì được nhiều hoạt động là nhờ vào trước hết cá nhân các đồng chí”. Cho nên, vai trị, trách nhiệm của MTTQ, các TCCTXH cần đƣợc củng cố lại

và phƣơng thức hoạt động của các đoàn thể cũng phải đƣợc đổi mới, nâng cao. Trong hoạt động của Đảng, CQĐP, MTTQ và các TCCTXH, công tác họp bàn, hội nghị đóng vai trị rất quan trọng trong việc ra quyết định về chủ trƣơng, chính sách. Khi đƣợc phỏng vấn về câu hỏi “Những khó khăn, nan giải cơ bản trong công tác mà bản thân và tổ chức thường gặp phải?”, những ngƣời đƣợc hỏi

đã đƣa ra các ý kiến đáng quan tâm. Một Chủ tịch Hội Phụ nữ xã (Lâm Thao - Phú Thọ) chỉ ra nghịch lý trong nhiều cuộc họp bàn: “Hiện nay, các cuộc họp bàn diễn

ra một nghịch lí. Khi trong cuộc họp, dân chủ được phát động thì khơng có ai cho ý kiến mà nếu cho ý kiến thì cũng khơng nói những điều bản thân thực sự suy nghĩ để cho mọi người cùng thảo luận, đánh giá. Trái lại, khi ra ngồi cuộc họp, lại có rất nhiều lời ra, lời vào đơi khi cịn phê phán lại chính nghị quyết mà trong cuộc họp họ gật gù, đồng ý”. Một Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã (Lâm Thao - Phú Thọ) chỉ

ra điểm bất hợp lí trong việc đánh giá các kết quả công tác: “Việc đánh giá các kết

quả công tác của Đảng ủy, Chi ủy, chính quyền, các đồn thể dường như có một công thức, công thức này khá chung chung và có những điểm nghe thì rất tồn diện nhưng thực ra lại mâu thuẫn và đơi lúc có hại. Ví dụ: khi đánh giá về an ninh - trật tự, điểm mạnh là ổn định; trong khi đó điểm tồn tại là có đơn khiếu kiện, trộm cắp;

như vậy có thấy mâu thuẫn khơng. Điểm hại, ở đây là cái chữ “ổn định”, bởi vì đã cơng nhận là ổn định rồi thì những việc tồn tại sẽ mất đi tính cấp thiết giải quyết. Điểm hại nữa là dù biết vậy nhưng từ trên xuống dưới vẫn cứ đánh giá theo mẫu ấy”. Những ý kiến kể trên đã phần nào gợi mở ra một số vấn đề cần tìm hiểu và giải

quyết trong cơng tác họp bàn, hội nghi của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)