Nhóm giải pháp về tinh gọn hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp về tinh gọn hệ thống chính trị

3.2.1.1. Tiếp tục thực hiện các đề án, kế hoạch tinh gọn đã được đề ra

Trong thời gian tới, huyện Lâm Thao tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn với dự kiến sáp nhập 12 đầu mối đơn vị và giảm 06 đơn vị. Đó là Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Đài truyền thanh huyện; Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật sáp nhập với Trạm Khuyến nông huyện thành Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện; các trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Bên cạnh đó, việc rà sốt, triển khai kế hoạch sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, khu dân cƣ cần đƣợc nghiêm túc thực hiện theo lộ trình. Sau khi 03 xã Hợp Hải, Kinh Kệ, Sơn Dƣơng đƣợc sáp nhập, 01 xã mới sẽ đƣợc thành lập với tên gọi là xã Phùng Nguyên; 02 đơn vị hành chính cấp xã đƣợc tinh giản và tổng số đơn vị hành chính cấp xã của huyện sau khi thực hiện tinh gọn là 12 đơn vị trong đó có 10 xã và 02 thị trấn. Ngồi ra, huyện Lâm Thao phải tiếp tục thực hiện việc hợp nhất, tổ chức lại các khu dân cƣ với nhiệm vụ đặt ra là sáp nhập 101 khu dân cƣ, giảm số khu dân cƣ từ 199 khu xuống còn 151 khu dân cƣ4.

Hơn nữa, việc quản lý biên chế vẫn cần đƣợc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Các nội dung nhƣ đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức các phịng chun mơn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện cần tiếp tục đƣợc chỉ đạo một cách sát sao, khoa học, đúng luật định. Đặc biệt, huyện Lâm Thao còn phải lên kế hoạch tổ chức nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính mới sao cho phù hợp với các nguyên tắc bầu cử và luật pháp.

Về cải cách thủ tục hành chính, việc ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin trong quản lý văn bản và giao dịch công nên tiếp tục đƣợc đẩy mạnh hơn nữa. Việc cải cách thủ tục hành chính địi hỏi sự cải cách thái độ phục vụ quần chúng nhân dân của các cán bộ, cơng chức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Kết hợp với các việc làm trên, hệ thống chính trị huyện Lâm Thao cần phát huy sức mạnh của truyền thông và công tác tuyên truyền, dân vận. Việc thông tin, tuyên truyền cho quần chúng phải kịp thời, chân thực và dân chủ để quần chúng nắm bắt đúng và trúng chủ trƣơng. Đối với tinh gọn tổ chức bộ máy, không ít cán bộ, cơng chức, viên chức sẽ có tâm lý bi quan bởi việc này có ảnh hƣởng tới sự thay đổi công việc của họ. Đối với sáp nhập các đơn vị hành chính, quần chúng nhân dân sẽ có thể có tâm lý hồi nghi nếu thiếu hụt thơng tin, nhận thức chƣa đủ đầy… Tất cả những biểu hiện đó địi hỏi cơng tác tun giáo, công tác truyền thông phải kịp thời khai thác và giải quyết theo định hƣớng làm sao cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng hiểu, cùng làm và cùng thắng lợi.

3.2.1.2. Nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm để bổ sung, sáng tạo các phương án tinh gọn mới

Thứ nhất, các nghị quyết của Đảng cần thiết đƣợc tiếp tục nghiên cứu để tạo

nguồn sáng kiến cho việc tinh gọn hệ thống chính trị huyện Lâm Thao. Theo Nghị

quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, việc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau: giải thể hoặc tái cấu trúc tổ chức bộ máy không hiệu quả, giảm tối đa cấp trung gian, cấp phó; hợp nhất các chức danh, tổ chức bộ máy song trùng; thực hiện nhất thể hóa Bí thƣ Đảng ủy với ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng.

Thứ hai, kinh nghiệm thực tiễn tinh gọn hệ thống chính trị địa phƣơng trong

nƣớc và ngoài nƣớc cũng cần đƣợc tham khảo làm nguồn sáng kiến cho tinh gọn hệ thống chính trị địa phƣơng huyện Lâm Thao. Trong nƣớc, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tinh gọn hệ thống chính trị. “Đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, tồn tỉnh có 100% số bí thƣ cấp ủy huyện là chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện; 262/277 bí thƣ cấp ủy cấp xã là chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã” [7, tr. 90]. Hầu hết, các nội dung tinh gọn hệ thống mà tỉnh Phú Thọ thực hiện đã trở thành định hƣớng cho huyện Lâm Thao triển khai.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc hợp nhất các chức danh, sáp nhập các cơ quan song trùng trong hệ thống chính trị. Tỉnh Quảng Ninh đã nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo đảng, chính quyền rất thành cơng. Ở tỉnh Quảng Ninh, Bí thƣ Chi bộ đồng thời là trƣởng cấp khu dân cƣ; Bí thƣ Đảng bộ đồng thời là Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND. Tỉnh Quảng Ninh đã hợp nhất Trƣởng Ban Dân vận với Chủ tịch Ủy ban MTTQ; hợp nhất Trƣởng Ban Tuyên giáo với Giám đốc Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị; Chánh Văn phịng Huyện ủy với Chánh Văn phòng HĐND và UBND. UBKT Huyện ủy hợp nhất với Phòng Thanh tra thành cơ quan Kiểm tra - Thanh tra; Ban Tổ chức Huyện ủy hợp nhất với Phòng Nội vụ thành cơ quan Tổ chức - Nội vụ.

Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). Hệ thống chính trị nƣớc CHDCND Lào đƣợc tổ chức theo ngun tắc nhất thể hóa Bí thƣ Đảng đồng thời đứng đầu cơ quan hành pháp từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, đồng nghĩa với việc Bí thƣ Huyện ủy đồng thời là Huyện trƣởng. Tuy nhiên, ở nƣớc Lào, cấp huyện chƣa có tổ chức HĐND mà chỉ có đại biểu HĐND cấp tỉnh phụ trách tại cấp huyện. Việc hợp nhất các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thực hiện rất đồng bộ để tránh sự song trùng, cồng kềnh, ví dụ cấp huyện đã có Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra cho cả các ban ngành của Đảng và của chính quyền địa phƣơng.

Hệ thống chính trị nƣớc Hàn Quốc cũng đƣợc tổ chức từ trung ƣơng xuống địa phƣơng (topdown), trong đó từ cấp cơ sở trở lên, mơ hình chính quyền thƣờng có Hội đồng lập pháp và Ban Quản lý tƣơng tự nhƣ HĐND và UBND của Việt Nam. Tuy nhiên, CQĐP của Hàn Quốc lại có một số điểm khác biệt với CQĐP của Việt Nam. Cấp cơ sở của CQĐP Hàn Quốc là cấp quận (Gu), huyện (Si), trong khi đó cấp cơ sở của CQĐP Việt Nam là cấp xã. Dƣới cấp Gu và Si của Hàn Quốc là cấp Dong tƣơng tự với cấp xã, nhƣng do không phải cấp cơ sở nên khơng đƣợc tổ chức đầy đủ mơ hình Hội đồng lập pháp và Ban Quản lý mà chỉ có các cơng chức đơn lẻ; điều này có ý nghĩa làm cho hệ thống chính trị Hàn Quốc nhỏ gọn hơn. Hệ

thống bầu cử ở CQĐP Hàn Quốc là bầu cử trực tiếp, nghĩa là cả Hội đồng lập pháp và Trƣởng Ban Quản lý đều đƣợc ngƣời dân trực tiếp bầu với đa số phiếu phổ thơng. Điều này có hai ý nghĩa cơ bản: cơ quan Hội đồng lập pháp, Ban Quản lý hoạt động độc lập với nhau và Trƣởng Ban Quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân. CQĐP Hàn Quốc còn đƣợc trao cho quyền tự chủ, tự quản, tự trị cao và khá đa dạng.

Thứ ba, một số kết quả và kiến nghị đƣợc rút ra từ việc nghiên cứu lí luận,

khảo sát thực tiễn trong và ngồi nƣớc có thể vận dụng vào việc tinh gọn hệ thống chính trị huyện Lâm Thao. Chức danh Bí thƣ Đảng ủy huyện, xã có thể đồng thời là Chủ tịch UBND huyện, xã. Các cơ quan chuyên mơn có thể có sự hợp nhất các chức danh sau: Trƣởng Ban Dân vận với Chủ tịch Ủy ban MTTQ; một Chánh Văn phòng cho các Văn phòng Đảng ủy, UBND, HĐND. UBKT Huyện ủy hợp nhất với Phòng Thanh tra thành cơ quan Kiểm tra - Thanh tra; Ban Tổ chức Huyện ủy hợp nhất với Phòng Nội vụ thành cơ quan Tổ chức - Nội vụ. Để giảm thiểu cấp trung gian và tinh giản bộ máy, nhân sự, cấp hành chính cơ sở có thể là cấp huyện thay vì là cấp xã hoặc nếu cấp hành chính cơ sở vẫn là cấp xã thì HĐND cấp huyện (cấp trung gian) có thể nghiên cứu để bãi bỏ. Việc Chủ tịch UBND đƣợc bầu trực tiếp bởi ngƣời dân cũng cần đƣợc nghiên cứu ứng dụng.

3.2.1.3. Đề xuất thử nghiệm mơ hình tổ chức hệ thống chính trị cấp huyện, xã, khu dân cư theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả

Thứ nhất là mơ hình hệ thống chính trị cấp huyện tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả dựa trên nhất thể hóa; giảm song trùng; tinh giản nhân sự theo sự thể hiện trong Sơ đồ 3.1.

Nếu áp dụng mơ hình nhƣ đề xuất, huyện Lâm Thao sẽ thực hiện đƣợc việc hợp nhất các chức danh và các cơ quan song trùng theo kế hoạch đề ra. Số lƣợng cấp phó đƣợc tinh giản theo đúng nghị quyết của Đảng. Trƣớc đây, một số phòng của UBND có 03 cấp phó. Nếu thực hiện theo mơ hình đƣợc đề xuất thì mỗi phịng của UBND huyện chỉ có khơng q 02 cấp phó. Bí thƣ Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện, Phó Bí thƣ Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện có khả năng tăng

cƣờng sức mạnh lãnh đạo, quản lý và giám sát, ngăn ngừa tha hóa quyền lực. Việc giảm cấp phó trong quy định cho phép của luật tổ chức CQĐP, UBND, HĐND các cấp vừa đảm bảo phù hợp với quan điểm, chỉ đạo của các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII, đáp ứng nhu cầu và khả thi đối với xây dựng hệ thống chính trị địa phƣơng.

Sơ đồ 3.1. Mơ hình hệ thống chính trị cấp huyện tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Nếu nhƣ vận dụng việc nhất thể hóa các chức danh Bí thƣ Huyện ủy và Chủ tịch UBND nhƣ mơ hình đƣợc đề xuất thì việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị huyện sẽ có nhiều khả quan hơn. Lí do: Nếu Bí thƣ Huyện ủy là Chủ tịch UBND huyện thì nghị quyết của Đảng sẽ có khả năng đƣợc lĩnh hội thấu đáo hơn, bởi Bí thƣ Huyện ủy cịn là Tỉnh ủy viên đƣợc dự họp mỗi khi Tỉnh ủy có nghị quyết, chủ trƣơng mới, và nhƣ vậy sẽ sớm đƣợc cụ thể hóa hơn. Bên cạnh đó, Phó Bí thƣ Thƣờng trực Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện vẫn đảm bảo đƣợc sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND. Hơn nữa, trong Đảng ủy, Phó Bí thƣ Thƣờng trực phục tùng BTV và Bí thƣ, nhƣng khi kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND lại có thêm quyền giám sát cả UBND lẫn cá nhân Bí thƣ Huyện ủy, nhƣ vậy

tạo nên một cơ chế kiểm sốt lẫn nhau ở góc độ các chức danh. Phó Bí thƣ Huyện ủy kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trƣởng Ban Dân vận huyện.

Thứ hai, mơ hình hệ thống chính trị cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu

quả dựa trên nhất thể hóa, giảm song trùng, tinh giản nhân sự theo Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2. Mơ hình hệ thống chính trị cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Việc nhất thể Bí thƣ Đảng ủy xã với Chủ tịch UBND xã nhƣ mơ hình Sơ đồ 3.2 sẽ cải thiện hoạt động của CQĐP cấp xã. Bởi vì, các cơng việc của Chủ tịch UBND sẽ phát huy đƣợc năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Bí thƣ Đảng ủy xã và ngƣợc lại vai trị của Bí thƣ Đảng ủy xã sẽ phát huy năng lực điều hành, tổ chức của Chủ tịch UBND xã một cách nghiêm túc hơn. Hơn nữa, khi Bí thƣ Đảng ủy kiêm nhiệm chức danh khác, cơng việc trong Đảng ủy của Phó Bí thƣ Thƣờng trực Đảng ủy sẽ nhiều hơn. Bởi vậy, nếu kiêm cơng tác của UBKT nhƣ trƣớc đây thì Phó Bí thƣ Thƣờng trực sẽ quá tải. Do đó, thay vì phụ trách UBKT, Phó Bí thƣ Thƣờng trực sẽ đảm nhiệm cơng việc của HĐND, một cơng việc có phần nhẹ hơn khiến cho công tác Đảng không bị ảnh hƣởng. Đồng thời với tƣ cách Thƣờng trực BTV Đảng ủy xã, Phó Bí thƣ Thƣờng trực kiêm Chủ tịch HĐND đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND. Khi đó, Phó Bí thƣ Đảng ủy xã kiêm chức Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã và Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã là phù hợp về khối lƣợng cơng việc và việc kiểm sốt lẫn nhau giữa các chức danh.

Mơ hình hệ thống chính trị cấp xã nhƣ đề xuất có khả năng tinh giản đƣợc 01 cán bộ xã và 02 công chức xã. Nếu trƣớc đây số lƣợng cán bộ xã là 10, thì nay số lƣợng cán bộ xã là 09. Nếu nhƣ trƣớc đây cơng chức xã là 12 thì nay là 10, nghĩa là giảm 01/02 cơng chức Địa chính - Xây dựng và 01/02 cơng chức Tƣ pháp - Hộ tịch. Điều này là hợp lý vì khối lƣợng cơng việc thực ra chỉ cần số lƣợng công chức nhƣ vậy là có thể đảm bảo yêu cầu. Theo Nghị quyết số 218/2010/NQ-HĐND, ngày 12/07/2010 Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVI về “Việc quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư”, 04 chức danh không chuyên trách tại khu dân cƣ trên địa

bàn huyện Lâm Thao có thể thực hiện nhƣ sau: Bí thƣ Chi bộ khu dân cƣ kiêm Trƣởng khu dân cƣ; Phó Trƣởng khu dân cƣ kiêm Thơn Đội trƣởng; Phó Bí thƣ Chi bộ khu dân cƣ kiêm Trƣởng Ban Công tác MTTQ, phụ trách các TCCTXH khu dân cƣ; 01 công an viên.

Nhìn chung, nếu các mơ hình nhƣ đề xuất đƣợc thực hiện thì những điểm

sau cần đƣợc lƣu ý. Một là, các tác động không mong muốn của chính sách tinh gọn hệ thống chính trị cần đƣợc dự báo để giải quyết. Hai là, các quy chế làm việc, quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, từng chức danh phải đƣợc hoạch định cụ thể, rõ ràng, hợp lý khắc phục lạm quyền, độc quyền. Ba là, việc bồi dƣỡng kiến thức, hƣớng dẫn công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức cần đƣợc đẩy mạnh. Bốn là, theo các mơ hình đƣợc đề xuất, các lãnh đạo cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, xã, Trƣởng, Phó khu dân cƣ phải thực sự có uy tín trong Đảng và xã hội. Năm là, thực hiện kiểm soát quyền lực cả bên trong và bên ngồi hệ thống chính trị ngăn trừ tha hóa quyền lực và tiêu cực.

3.2.2. Nhóm giải pháp về đảm bảo hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị

3.2.2.1. Đồng bộ hóa tính Đảng và tính khoa học trong các hoạt động

Trƣớc hết, tính Đảng đƣợc hiểu là thể hiện đƣợc thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; tuân thủ các nguyên tắc chính đảng kiểu mới của Lê-nin; có lập trƣờng của ngƣời lao động, dân tộc Việt

Nam và tuân theo cƣơng lĩnh, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng. Tính khoa học là tính phát hiện, giải quyết vấn đề; tính mới mẻ trong nghiên cứu, thực hiện; thể hiện đƣợc sự khách quan của sự vật, sự việc, hiện tƣợng; có tri thức phong phú, chính xác; có phƣơng pháp giải quyết hợp lí, đa dạng…

Phải khẳng định rằng, hầu hết các hoạt động nếu có tính Đảng thì sẽ có tính khoa học. Bởi vì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là những quan điểm, học thuyết cung cấp tri thức, phƣơng pháp toàn diện và cấp tiến về tự nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 98)