Nhóm giải pháp về củng cố dân chủ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 128)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Giải pháp

3.2.4. Nhóm giải pháp về củng cố dân chủ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp

hợp của hệ thống chính trị và phịng chống tha hóa quyền lực

3.2.4.1. Giải pháp xác lập nhận thức đúng đắn và thực hiện hợp lý về dân chủ cơ sở

Trước tiên, các nguy cơ về dân chủ cơ sở cần được dự báo: Ở các địa

phƣơng, việc nhận thức và thực hiện dân chủ cơ sở không hợp lý thƣờng dẫn đến các nguy cơ đối với đời sống chính trị - xã hội. Nếu nhƣ cán bộ, cơng chức và ngƣời dân đều chƣa thực sự hiểu rõ ràng dân chủ là gì và chƣa biết kĩ càng quyền dân chủ đƣợc quy định trong luật nhƣ thế nào, thì điều đó dẫn đến các hệ quả: xem nhẹ hoặc hoang tƣởng về dân chủ; làm sai những nguyên tắc dân chủ; không biết dùng quyền dân chủ mà đáng lẽ bản thân đƣợc dùng; lạm dụng, lợi dụng quyền dân chủ vì dụng ý xấu; dễ bị kích động, mua chuộc về dân chủ.

Ảnh hƣởng của những nguy cơ kể trên thƣờng mang tính tiêu cực nhiều hơn tính tích cực. Nhận thức sai lệch về dân chủ thƣờng dẫn tới nhận thức sai lệch về các giá trị cuộc sống. Vi phạm các nguyên tắc thực hiện dân chủ đƣợc luật định sẽ

gây ra những sai lầm, thất bại trong thực hiện các nhiệm vụ của bản thân, tổ chức, vi phạm nguyên tắc, kỉ luật của tổ chức, địa phƣơng, quốc gia. Không hiểu rõ và thực hiện không đầy đủ quyền dân chủ chắc chắn sẽ để mất quyền lợi, không vận dụng đƣợc các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc lạm dụng quyền dân chủ cịn gây mất đồn kết trong tổ chức, trong khu dân cƣ, địa phƣơng, phƣơng hại tới khối đại đoàn kết dân tộc; gây tác hại cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Thêm vào đó, việc lợi dụng quyền dân chủ để kích động quần chúng cịn gây ra nhận thức sai lệch, làm suy giảm niềm tin vào chế độ, tiếp tay cho các phần tử xấu trong tổ chức, xã hội và các thế lực thù địch làm ngƣng trệ, cản trở sự ổn định, đổi mới, phát triển của tổ chức, địa phƣơng, đất nƣớc.

Từ đó, những phương án củng cố dân chủ cơ sở được đề xuất:

Thứ nhất, dân chủ nói chung và dân chủ cơ sở nói riêng cần đƣợc nhận thức

toàn diện và chính xác. Dân chủ là một thể chế chính trị. Dân chủ là một quyền đƣợc luật định. Dân chủ là một mối quan hệ tất yếu giữa ngƣời với ngƣời, tổ chức, công việc. Dân chủ là một giá trị nhân loại cần hƣớng tới.

Thứ hai, cả cán bộ, công chức và nhân dân cần phải nâng cao dân trí, có nhƣ

vậy mới tiếp thu những giá trị dân chủ khả quan hơn và có sức đề kháng cao hơn trƣớc những hành vi lợi dụng dân chủ.

Thứ ba, hệ thống chính trị cần cơng khai, minh bạch hóa các thơng tin và tạo

điều kiện cho nhân dân nắm bắt thơng tin một cách trọn vẹn, chính xác.

Thứ tư, cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhận thức đầy đủ, đúng đắn

về quyền dân chủ đƣợc luật định, cụ thể là Pháp lệnh dân chủ ở địa phƣơng; ln ln có tinh thần hoàn thiện và nghiêm túc thực hiện các thể chế dân chủ đƣợc luật định; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thứ năm, ngƣời lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức phải tận tâm, tận lực,

sáng suốt, thơng minh có năng lực phán đốn chính xác tâm lý, nguyện vọng dân chủ của nhân dân để hoạch định chính sách và giải quyết tình hình.

Thứ sáu, hệ thống chính trị các cấp cần phát huy vai trị lãnh đạo, cầm quyền

chính của Nhà nƣớc, sự xung kích, sáng tạo của MTTQ, các TCCTXH trong nâng cao nhận thức và thực thi dân chủ.

Thứ bảy, cả hệ thống chính trị và nhân dân sẵn sàng đấu tranh với những luận điệu sai trái, kích động tiêu cực đến nhận thức và thực hành dân chủ.

Thứ tám, hệ thống chính trị các cấp phải nỗ lực phát triển kinh tế, văn hóa -

xã hội; kiên quyết phịng chống quan liêu, tham nhũng vốn là kẻ thù của dân chủ.

Thứ chín, hệ thống chính trị các cấp cần tôn trọng và tiếp thu, vận dụng những sáng kiến thực hiện dân chủ kỉ cƣơng. Ví dụ: “Hiện nay, tại Thụy Điển và Hoa Kỳ, cử tri đƣợc phép trực tiếp tham gia ý kiến với cấp chính quyền địa phƣơng nơi mình cƣ trú thơng qua một thủ tục luật định hoặc có tiền lệ” [42, tr. 64].

3.2.4.2. Giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội

Trước hết, các nguy cơ về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng nên được nhận diện:

Đời sống chính trị đã, đang và sẽ bị ảnh hƣởng bởi những tác nhân và biểu hiện tiêu cực nhƣ phai nhạt lí tƣởng cách mạng, thái độ thờ ơ hoặc nhận thức sai lạc, ảo tƣởng về những vấn đề chính trị Việt Nam, … do các nguyên nhân nhƣ đánh giá phiến diện về các vấn đề chính trị, bị ảnh hƣởng bởi phƣơng tiện thơng tin đại chúng, có nhận thức hạn chế, bản lĩnh khơng cao, có biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, hình thức, cá nhân, thực dụng…

Kinh tế sẽ phát triển nhƣng sẽ gặp nhiều khó khăn về tập trung nguồn lực; các sáng kiến kinh doanh, sản xuất; đầu ra thị trƣờng; khoảng cách giàu nghèo lớn hơn; đạo đức và ý thức pháp quyền trong các hoạt động kinh tế khó mà đƣợc đảm bảo; chủ nghĩa thực dụng; thủ đoạn kinh doanh; lách luật, vi phạm pháp luật… do các nguyên nhân nhƣ quy luật cạnh tranh thị trƣờng, tƣ duy, kiến thức kinh tế hạn chế; không xác lập đƣợc lí tƣởng làm giàu chính đáng; chƣa nhận thức đƣợc mối quan hệ giữa kinh tế và các vấn đề khác…

Văn hóa ngày càng đa dạng nhƣng sẽ có những xung đột về truyền thống và hiện đại, lối sống thực dụng, cá nhân, gia đình, cục bộ địa phƣơng sẽ có điều kiện

lan rộng. Xã hội phân hóa ngày càng mạnh, những tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều, diễn biến tinh vi, phức tạp hơn nhƣ: mại dâm, cờ bạc, cá độ, ma túy, tín dụng đen… Những tiêu cực, mâu thuẫn xã hội cũng nảy sinh nhiều và rõ ràng hơn nhƣ mất đồn kết, vơ cảm, thờ ơ, li hôn, bạo lực,… Vấn đề tôn giáo, dân tộc ngày càng ảnh hƣởng phức tạp. Ảnh hƣởng của các hệ thống phi quan phƣơng nhƣ các dịng họ, hội nhóm, câu lạc bộ,… ngày càng lớn mạnh.

Môi trƣờng sinh thái ngày càng bị tác động xấu do đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ý thức ngƣời dân, biến đổi khí hậu… Sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng vừa là động lực đồng thời vừa là trở lực trong sự phát triển của xã hội.

Từ đấy, các phương án phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị được đề ra:

Thứ nhất, chất lƣợng giáo dục cần đƣợc nâng cao và định hƣớng phát triển

năng lực. Đảng viên, cán bộ, cơng chức cần có năng lực tự học, tự sàng lọc thông tin, cải thiện tri thức, kĩ năng… để có thể nhận định, tiếp nhận đƣợc sự vận động đa dạng của các lĩnh vực.

Thứ hai, đối với kinh tế, hệ thống chính trị cần hỗ trợ nhân dân trong khởi nghiệp, cần lựa chọn, cung cấp hoặc xây dựng cho nhân dân những kênh thông tin, tri thức hoặc nội dung tri thức về làm kinh tế để ngƣời dân có kiến thức làm giàu, biết làm giàu chính đáng…

Thứ ba, đối với các vấn đề xã hội, hệ thống chính trị cần kiên quyết trong việc thực hiện phòng chống, ngăn trừ các tệ nạn bằng việc vận dụng cả quyền lực mềm nhƣ tuyên truyền, vận động lẫn quyền lực cứng nhƣ công an, quân đội, trấn áp dựa trên hiến pháp và pháp luật.

Thứ tư, hệ thống chính trị cần phát huy cao độ vai trò của MTTQ và các TCCTXH trong việc định hƣớng, hịa giải, đồn kết quần chúng từ cấp độ cá nhân, gia đình, tổ chức đến cộng đồng, xã hội cùng tạo dựng đời sống xã hội văn minh, nhân văn. Sứ mệnh của MTTQ và các TCCTXH trƣớc hết là những tổ chức cố kết cộng đồng, phát huy dân chủ và xung kích phát triển con ngƣời một cách toàn diện.

Thứ năm, đối với các vấn đề văn hóa, hệ thống chính trị cần khuyến khích sự

đa dạng văn hóa nhƣng ln đặt ra u cầu đảm bảo sự nhân văn, hợp pháp, thuần phong, mĩ tục trong sự đa dạng ấy.

Thứ sáu, đối với những vấn đề dân tộc, tơn giáo, hệ thống chính trị ln phải

thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo trên lập trƣờng tơn trọng, đồn kết, tƣơng trợ. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cũng ln cảnh giác và hành động khôn khéo nhƣng quyết liệt trƣớc những âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc để gây phƣơng hại tới sự ổn định, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Thứ bảy, đối với các vấn đề mơi trƣờng, hệ thống chính trị phải thực sự quan

tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi sinh, một mặt tuyên truyền thông tin cho quần chúng từ cấp độ cá nhân, gia đình, nhà trƣờng đến doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội về ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng nhƣ một nghĩa cử nhân văn, khoa học.

Thứ tám, đối với các vấn đề phi quan phƣơng, hệ thống chính trị cần tạo điều

kiện cho các tổ chức truyền thống, tổ chức ngoài nhà nƣớc tồn tại và hoạt động trong hiến pháp, luật pháp và thuần phong, mĩ tục, đặc biệt phát huy vai trò của MTTQ và các TCCTXH trong việc vận động, tập trung nguồn lực từ các thể chế phi quan phƣơng này vào sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân.

Thứ chín, đối với khoa học cơng nghệ, cơng nghệ thông tin và truyền thông đại chúng, hệ thống chính trị phải có những chính sách phát triển những lĩnh vực này bởi đây là những lĩnh vực năng động, sáng tạo và cấp tiến của xã hội. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cũng cần mở ra các “mặt trận” trong các lĩnh vực ấy nhằm đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân trên không gian nghiên cứu khoa học, không gian mạng, đấu tranh với những biểu hiện phá hoại cách mạng, kích động quần chúng, phát sinh, lây lan các tệ nạn, các tiêu cực xã hội, tiếp tay cho các thế lực thù địch trên không gian tri thức và không gian ảo kể trên.

Thực hiện các phƣơng án kể trên cũng là góp phần vào hồn thiện chiến lƣợc phát triển bền vững mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đang nỗ lực thực hành.

3.2.4.3. Giải pháp góp phần hồn hiện cơ chế vận hành, phịng chống tha hóa quyền lực, ngăn trừ tiêu cực

Đầu tiên, các dự báo về cơ chế vận hành và phịng chống tha hóa quyền lực, ngăn trừ tiêu cực phải được định hình:

Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam là một cơ chế vận hành có tính biện chứng, tính khoa học, mà càng có tính biện chứng, khoa học thì càng cần đƣợc nhận thức rõ ràng, cụ thể. Xu hƣớng vận hành hệ thống chính trị địa phƣơng đơi khi trở thành một thói quen, tập tục, lề lối chƣa chính xác, chƣa nghiêm túc theo quy luật vận hành chung. Quan chức địa phƣơng có xu hƣớng tham nhũng về cơng quỹ, các đề án cơng trình cơng cộng, đề án nhân sự, thi hành án, vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên, môi trƣờng, trong các công tác của các doanh nghiệp nhà nƣớc và trong việc hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp tƣ nhân,… Các tiêu cực thƣờng xuất hiện trong hệ thống chính trị địa phƣơng là chủ nghĩa thân tộc, họ hàng, địa phƣơng cục bộ, chạy chức chạy quyền, chạy việc, chạy nghĩa vụ quân sự, chạy giấy tờ,… nghĩa là “kinh tế hóa” một cách không lành mạnh dịch vụ công, quyền lực công, đạo đức công…

Theo đó, các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục các nguy cơ về cơ chế vận hành và tha hóa quyền lực, tiêu cực được đưa ra:

Thứ nhất, nhà nƣớc và CQĐP cần minh bạch hơn một số hoạt động, và tạo

cơ hội cho sự giám sát quyền lực. Mục tiêu của đổi mới hệ thống nhà nƣớc nói riêng và đổ i mới hệ thống chính trị nói riêng là làm cho nhân dân thực sự làm chủ, là sửa chữa những khiếm khuyết của nhà nƣớc và nâng cao những điểm mạnh của nhà nƣớc. Chính vì vậy nhà nƣớc cần thơng tin chi tiết, rõ ràng trong một số hoạt động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhƣ họp Quốc hội, HĐND.

Thứ hai, việc giám sát quyền lực từ nhiều phƣơng diện là cần thiết. Giám sát

quyền lực ngay trong nhà nƣớc, nhƣ Hiến pháp 2013 đã khẳng định Quốc hội có quyền giám sát tối cao. Giám sát quyền lực nhà nƣớc từ bên trong bộ máy nhà nƣớc: Quyền lực nhà nƣớc chia ra làm ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, bản thân nó đã là việc kiểm soát, điều tiết quyền lực của nhà nƣớc. Hơn nữa phải

giám sát ngồi nhà nƣớc đó là vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, tri thức, quần chúng nói chung... MTTQ và các TCCTXH phải thực sự là những tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện một cách nghiêm túc. Để thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ một cách hiệu quả, MTTQ và các TCCTXH cần giữ tính độc lập, tự chủ nhất định. Ngoài ra, việc phối kết hợp giữa Quốc hội (HĐND), MTTQ, các TCCTXH và nhân dân trong việc giám sát, phản biện hệ thống chính trị cũng rất cần thiết để tạo đƣợc sự đa chiều trong cơ chế kiểm soát quyền lực.

Giám sát quyền lực nhà nƣớc còn đƣợc thực hiện từ bên ngoài hệ thống chính trị. Trƣớc tiên, Nhà nƣớc Việt Nam hoạt động dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của các tổ chức chính trị xã hội. Tiếp theo, Nhà nƣớc Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền, của dân, do dân và vì dân nên việc giám sát quyền lực và quyền và trách nhiệm của ngƣời dân Việt Nam. Trong việc giám sát ngoài nhà nƣớc, vai trị của truyền thơng đại chúng là rất lớn.

Thứ ba, bên cạnh các phƣơng pháp giám sát từ mọi phƣơng diện, hệ thống chính trị cần phát huy vai trị, chức năng của UBKT Đảng ủy các cấp. UBKT Đảng ủy các cấp đƣợc coi là cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhất trong thời gian gần đây. Khi một cơ quan có đủ quyền lực và hoạt động độc lập so với các hoạt động của Nhà nƣớc thì khi đó cơ quan ấy mới có đáp ứng đủ yêu cầu trong việc kiểm tra, giám sát. Các cơ quan Thanh tra của Chính phủ rõ ràng bị ràng buộc bởi các quan hệ ngang, dọc trong Chính phủ cho nên khó mà thực hiện nghiêm túc vai trò của bản thân. Bởi vậy, việc giải thể hoặc sáp nhập, thành lập cơ quan Kiểm tra - Thanh tra là một việc làm phù hợp với lí luận và thực tiễn. Trong tác phẩm Thà ít mà tốt, V.I. Lê-nin đã phê bình sự trì trệ và vơ hiệu của các cơ quan Thanh tra, từ đó đề xuất phƣơng án hợp nhất cơ quan với một cơ quan Đảng.

Thứ tư, cơ chế kiểm sốt quyền lực có giá trị cực kì to lớn trong sự vận hành

của các hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị Việt Nam. Có thể nói, vấn đề chọn nhân sự và vấn đề củng cố cơ chế vận hành là hai vấn đề quan trọng bậc nhất của hệ thống chính trị Việt Nam. Các vấn đề chọn nhân sự và củng cố cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống chính trị việt nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nghiên cứu trường hợp huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 128)