Cơ sở hiện thực – xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 36 - 38)

6. Bố cục luận văn

1.2.2.1. Cơ sở hiện thực – xã hộ

Truyện cổ tích ra đời khi xã hội phân hóa mạnh (giàu nghèo, thống trị - bị trị,…), đó chính là nguyên nhân khiến con ngƣời muốn thoát ly trần gian để đến với thế giới nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích. Mọi mối mâu thuẫn chƣa quá gay gắt nhƣng lý tƣởng của con ngƣời về sự công bằng, bình đẳng đã dần dần sụp đổ. Con ngƣời chỉ còn biết hƣớng mơ ƣớc của mình vào một xã hội đẹp đẽ bên ngoài xã hội trần thế đầy bất trắc, khắc nghiệt để mong thay đổi đƣợc số phận của mình. Nhân vật Thần - Tiên xuất hiện không chỉ phản ánh sức mạnh và sự huyền bí của thiên nhiên mà còn mang những thuộc tính của xã hội, của lịch sử.

Khi xã hội bất công, ngƣời dân lao động không tin vào công lý khi mà công lý ấy lại nằm trong tay những kẻ bạc ác, có quyền thế nhƣng lại coi khinh, bóc lột dân nghèo thậm tệ. Vua quan thì độc ác, dâm bạo, bất nhân. Mọi cƣơng thƣờng đạo lý bị đảo lộn công với sự thống trị hà khắc của các lực lƣợng phong kiến đã đẩy con ngƣời nhỏ bé vào tình thế tuyệt vọng với một tƣơng lai ảm đạm. Ngƣời dân bị áp bức về mặt chính trị, bị bóc lột về mặt kinh tế và bị bóp nghẹt, kìm tỏa về mặt tinh thần. Họ bị kìm kẹp về mọi mặt, thâm chí còn không đƣợc tham dự vào đời sống

giao lƣu văn hoá, lễ hội, hát hò, vui chơi v.v… Dƣới chế độ phong kiến, ngƣời dân ở khắp mọi vùng, miền đều bị mất mọi quyền làm ngƣời: từ quyền sở hữu tài sản, làm chủ bản thân, cho đến cả quyền sinh hoạt văn hoá tinh thần.

Khi xây dựng truyện cổ tích, tác giả dân gian đƣa nhân vật đến thế giới Thần - Tiên nhƣ thiên cung, thuỷ cung, âm phủ… . Nhân vật này đều là những con ngƣời bất hạnh, chịu nhiều đau khổ cả về tinh thần lẫn vật chất. Tiếng nói của họ trong cuộc sống đời thƣờng cũng thật mỏng manh, yếu ớt. Con ngƣời không làm sao thoát khỏi vòng vây của cái nghèo, cái đói. Họ thật sự bất lực trƣớc hoàn cảnh đen tối và bế tắc hoàn toàn trong việc tìm ra giải pháp cải tạo hiện thực. Giữa lúc ấy, ƣớc mơ về một cuộc sống no đủ, tƣơi đẹp, về một tình yêu đôi lứa hạnh phúc cũng nhƣ một sự nghiệp công danh vững chắc ngày càng thôi thúc và trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết trong tâm trí con ngƣời. Con ngƣời chứ không phải ai khác đã thấu hiểu cảnh đen tối của hiện thực. Họ cũng không còn dành trọn niềm tin vào sự đổi thay cuộc đời ở trong xã hội thực tại đó nữa. Vì vậy, con ngƣời đã hƣớng ƣớc mơ của mình tới một xã hội khác, khác xa với cõi trần. Họ mơ ƣớc đƣợc tiếp xúc và nhận đƣợc sự trợ giúp từ các vị Thần, Tiên. Chính bản thân con ngƣời cũng mong muốn đƣợc thay đổi, đƣợc hoá thân thành những dạng thức kỳ ảo khác. Thế giới nhân vật Thần – Tiên đƣợc hình thành dựa trên cơ sở hiện thực – xã hội đó.

Truyện cổ tích xuất hiện hình tƣợng nhân vật Thần - Tiên, bắt nguồn từ văn học dân gian thời kỳ tiền giai cấp (nhƣ những truyện về ngƣời vợ kỳ diệu – con vật tô-tem, những truyện về những con ăn thịt ngƣời, thần ác,…về những cuộc viễn du ở các thế giới khác nhau…). Về sau, những cốt truyện đó đƣợc bổ sung bằng những truyện về những ngƣời bị hắt hủi, xua đuổi – về đứa trẻ mồ côi nghèo, về ngƣời con trai út, ngƣời con gái riêng.

Nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam là vấn đề nghiên cứu trung tâm của chúng tôi. Sự hình thành của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt nam gắn liền với việc xuất hiện những yếu tố có tính chất xã hội – đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 36 - 38)