Thờ Táo Quân (thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 104 - 105)

6. Bố cục luận văn

4.2.2. Thờ Táo Quân (thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc)

Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có một câu chuyện gắn với tục lệ

ngày Tết Táo Quân (Tết ông Công, ông Táo…), kể rất rõ về nguồn gốc cũng nhƣ ý nghĩa của tục lệ thờ cúng này. Đó chính là truyện cổ tích cảm động “Sự tích ông đầu rau”: Cảm động trước tấm chân tình của cô vợ - chồng cũ – chồng mới nên Diêm Vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ làm chức Táo Quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.

Cho đến ngày nay, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ngƣời dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...) để báo cáo tất cả việc làm tốt và chƣa tốt của con ngƣời trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thƣởng phạt phân minh cho tất cả loài ngƣời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam đƣợc lƣu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Trong tín ngƣỡng dân gian nƣớc ta, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Đạo giáo Trung Quốc nhƣng đƣợc Việt hóa thành huyền tích Sự tích ông đầu rau - “Hai ông một bà” (Kho tàng truyện cổ tích

Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm). Ngƣời Việt Nam vẫn còn lƣu truyền câu ca “Thế gian một vợ một chồng; Không như vua bếp hai ông một bà” để nhắc lại sự

tích Táo quân.

Khi nghiên cứu và tìm hiểu các sự tích về Táo Quân trong Kho tàng văn học

dân gian Việt Nam chúng tôi thấy tích Táo Quân bắt nguồn từ xa xƣa, từ những câu

chuyện mà dân gian lƣu truyền từ đời này qua đời khác và xuất hiện rất nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên ở tất cả các dị bản có điểm chung là những nhân vật đều sống

“có nghĩa, có tình”. Ngƣời Việt xƣa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu,

một bà hai ông, nhƣ điều mà các tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhƣng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau. Cảm động giữa tình cảm của ngƣời chồng cũ với ngƣời vợ - ngƣời vợ với ngƣời chồng cũ, ngƣời chồng mới – ngƣời vợ, Diêm Vƣơng cho bộ ba ngƣời hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời vua còn phong cho họ chức Táo Quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình trên một trần thế theo truyện Sự tích ông đầu rau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)