Nhân vật Thần – Tiên và cơ sở hình thành 1 Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 33 - 36)

6. Bố cục luận văn

1.2. Nhân vật Thần – Tiên và cơ sở hình thành 1 Các khái niệm

Xét về bản chất, nhân vật văn học là sự khái quát những tính cách xã hội đƣợc tái hiện trong tác phẩm văn học. Bởi cuộc sống xã hội của con ngƣời vô cùng phong phú nên khi tái hiện lại trong tác phẩm văn học những tính cách đó một mặt đạt tính khái quát cao, mặt khác lại đạt đƣợc chiều sâu hơn cả những hiện tƣợng trong thực tại, bởi vậy sự biểu hiện ra của chúng trong văn chƣơng vô cùng đa dạng. Nếu trong cuộc sống nhân vật là những hình hài cụ thể thì khi chuyển vào tác phẩm văn học nó có thể có hình hài, nhƣng cũng có thể không có hình hài. Xét về chức năng mỗi nhân vật là các dạng phát ngôn khác nhau của tác giả về một mặt nào đó trong cuộc sống, đó có thể là phê phán, thù ghét, yêu thƣơng… Vì vậy nhân vật trong tác phẩm văn học là lời phát ngôn của tác giả.

Nhân vật văn học thƣờng là con ngƣời, nhƣng cũng có khi không phải là con ngƣời, nó phần lớn là những cá thể nhƣng cũng có khi không phải là những cá thể… cho nên xét cho cùng nhân vật là hiện tƣợng ƣớc lệ.

So với văn học viết, nhân vật trong truyện cổ tích không nhiều, không phong phú, không đa dạng bằng nhƣng cũng không chỉ là một loại nhƣ trong thần thoại. Trong truyện cổ tích các nhân vật có thể đƣợc phân thành các tuyến: chính diện / phản diện, cấp độ chính / phụ, thành dạng hữu hình / vô hình, dạng ngƣời / dạng vật / dạng đồ vật…. Đây chính là sự khác biệt khá rõ trong cách xây dựng nhân vật giữa truyện cổ tích với nhân vật trong văn học viết. Nếu nhƣ trong cổ tích khi xây dựng nhân vật sẽ tuân thủ những nguyên tắc chung của thể loại, tức là xây dựng nhân vật mô thức về một loại ngƣời còn trong văn học viết, các tác giả thƣờng xây dựng hƣớng tới tính cá thể hóa của nhân vật.

Thần đƣợc xây dựng trong trí tƣởng tƣợng của ngƣời xƣa. Thần có thể trợ giúp, ban tặng cho con ngƣời những phép màu… để vƣợt qua thử thách, thực hiện ƣớc mơ của mình; đồng thời, thần cũng là nhân vật cản trở con ngƣời thực hiện mục đích của mình.

Thần là những ngƣời khi sống có đạo đức, có công lao với xã hội, đến lúc chết đƣợc phong làm một chức quan nhất định, chuyên làm một nhiệm vụ nhất định. Ngƣời phong chức cho họ có thể là hoàng đế của các triều đại, nhân dân

quanh vùng, Diêm Vƣơng hay Ngọc Hoàng Đại Đế. Các vị thần có mặt ở khắp nơi trong cõi Ta Bà (chính là trái đất của chúng ta) nhƣ thần núi, thần biển, thần sông; mỗi vùng đất đều có thần thổ công; mỗi thôn làng đều có thần thành hoàng… Trong nhân gian cũng lƣu truyền nhiều câu chuyện về con ngƣời lúc sống có đạo đức đến khi chết đƣợc phong chức quan, ví dụ nhƣ ngƣời lúc sống làm quan thanh liêm xét xử công bằng khi chết đƣợc Diêm Vƣơng bổ nhiệm làm phán quan chuyên xét xử công tội của các chúng sinh trong các địa ngục nhỏ; hoặc có ngƣời lúc sống làm quan có tài đức khi chết đƣợc làm thần thành hoàng chuyên cai quản một vùng nhất định. Trong Phật giáo cũng có đề cập đến nhiều trƣờng hợp một ngƣời sau khi chết đi, do nghiệp báo nào đó mà không đi đầu thai ngay, vong hồn ở một trạng thái tự do không bị ràng buộc, có thể tự do làm điều mình thích, có năng lực thần thông trong một giới hạn nào đó, những ngƣời nhƣ vậy thì đƣợc gọi là quỷ thần (có thể gọi là quỷ hoặc là thần); thời gian họ làm quỷ thần cũng không có giới hạn nhất định, có thể một vài tháng cũng có thể vài ngàn năm. Cũng có trƣờng hợp con vật do sống quá lâu, trí tuệ cũng dần dần phát triển giống nhƣ con ngƣời, biết tu luyện và có thần thông, đây cũng đƣợc tính là một vị yêu thần mà nhân gian thƣờng gọi là yêu tinh. Do vậy có thể nói thần cũng có thần tốt và thần xấu, nói cách khác là thiện thần và ác thần. Một điều đặc biệt nữa là các vị thần đều nhớ các kí ức khi còn làm ngƣời của mình chứ không bị mất đi giống nhƣ khi đầu thai. Thần có tuổi thọ rất lâu nhƣng vẫn có sinh tử.

Tiên có nguồn gốc từ Đạo giáo, tiên tƣợng trƣng cho các giá trị hoàn mỹ về phẩm chất, đạo đức, có những phép biến hóa kỳ diệu, giúp nhân vật vƣợt qua thử thách, đạt đƣợc ƣớc mơ về cuộc sống no ấm, giàu sang, hạnh phúc.

Tiên là ngƣời khi sống biết tu luyện đắc đạo mà thành, họ sống lâu, có phép thuật. Tiên thƣờng là thiện chứ không có ác. Có nhiều cách khác nhau để tu luyện thành tiên, có ngƣời tu tâm, có ngƣời tu đạo, có ngƣời luyện khí công, có ngƣời luyện linh đơn thảo đƣợc, luyện phép thuật phù chú, … do đó mà cũng có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Địa hành tiên, Phi hành tiên, Du hành tiên, Không hành tiên, Thiên hành tiên, Thông hành tiên, Đạo hành tiên, Chiếu hành tiên, Tinh hành tiên,

Tuyệt hành tiên. Cũng giống nhƣ thần, các vị tiên cũng nhớ đƣợc kí ức khi còn làm ngƣời của mình chứ không bị mất đi giống nhƣ khi đầu thai. Trong kinh Phật có nói tuổi thọ của tiên có thể kéo dài ngàn vạn năm, tuy vậy không có nghĩa là họ không chết, họ vẫn ở trong sinh tử luân hồi nếu không chịu tu giải thoát thì khi chết họ lại đầu thai vào trong lục đạo luân hồi. Nơi sinh sống của các vị tiên thƣờng là ở trong núi sâu, hải đảo hoặc biển cả…xa lánh trần thế ồn ào đầy thị phi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)