Nhân vật Thần – Tiên phản ánh ước mơ công lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 98 - 100)

6. Bố cục luận văn

4.1.2. Nhân vật Thần – Tiên phản ánh ước mơ công lý

Truyện cổ tích lúc nào cũng khuyên nhủ, dạy bảo con ngƣời dƣới một hình thức lí thú và nhiều khi ngụ ý một cách bóng bảy. Truyện cổ tích khái quát hóa kinh nghiệm sống của nhân dân dƣới một hình thức mọi ngƣời có thể tiếp thu đƣợc và có hiệu lực về mặt thẩm mĩ đồng thời trong đời sống của bản thân nhân dân, nó là một phƣơng tiện giáo dục quan trọng đối với thế hệ trẻ.

Truyện cổ tích ca ngợi và bênh vực cho đạo đức của con ngƣời thông qua nhân vật lí tƣởng. Nhân vật lý tƣởng đƣợc giới thiệu ở phần đầu truyện bao giờ cũng là ngƣời có tài năng và nhân cách vƣợt trội. Mặc dù họ thân phận thấp kém, là những con ngƣời bé nhỏ, yếu đuối nhƣng họ luôn có tƣ cách đạo đức không thể phủ nhận. Nhân vật lí tƣởng phải mang đạo đức, tài năng của nhân dân, những giá trị đã đƣợc thừa nhận, có nhƣ thế họ mới nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các lực lƣợng thần kì. Nhân vật lí tƣởng thƣờng đƣợc các lực lƣợng thần kì thử thách đạo đức và tài năng.

Chính sự thử thách này là thƣớc đo đánh giá nhân vật, đồng thời tạo nên những tình huống hấp dẫn, lôi cuốn của truyện cổ tích.

Nhân vật lí tƣởng đƣợc thử thách về lòng tốt, sự trung thực. Ví dụ nhƣ các truyện: Sự tích con khỉ, Sự tích hồ Ba Bể, Cây khế… các nhân vật Thần – Tiên đóng giả thành những ngƣời khốn khó và đƣợc nhân vật lí tƣởng giúp đỡ, từ đó có sự trả công, ban thƣởng xứng đáng. Cũng có khi nhân dân đƣợc giao nhiệm vụ khó khăn là giải đố, thi tài, giao tranh với đối thủ,…

Để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật lí tƣởng, truyện cổ tích xây dựng truyện theo sự xung đột của hai tuyến nhân vật rõ rệt: thiện – ác, tốt – xấu, ngƣời anh – ngƣời em,… Những tuyến nhân vật này đối lập với nhau một cách quyết liệt. Nhân vật trung thành với diện mạo của mình từ đầu đến cuối, khiến cho các tuyến đối lập nhau càng trở nên thống nhất và mạnh mẽ. Sự đối lập về tính cách, nhân phẩm và tài năng đó càng rõ rệt khi truyện cổ tích đặt các nhân vật vào tình huống nhƣ nhau. Điều này dẫn đến sự lặp lại về tình huống, cốt truyện (motif các con số kì ảo, hay nhân vật giả mạo…).

Nhân vật lý tƣởng đƣợc nhận phần thƣởng. Để có phần thƣởng, các nhân vật phải có đạo đức và tài năng. Nhân vật phản diện ở tuyến đối lập không bao giờ có đƣợc phần thƣởng (dù chúng có thể giả mạo, lừa đảo để chiếm đoạt nhƣng chúng không thể giữ đƣợc phần thƣởng ấy). Trái lại chúng lại còn bị trừng phạt: ngƣời vợ trong Sự tích con muỗi bị hóa thành kiếp loài muỗi, chuyên đi chích ngƣời để trả lại giọt máu “tình” của chồng năm xƣa, mẹ con Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch

Sanh bị sét đánh chết và biến thành kiếp bọ hung bẩn hỉu,…

Trên đây là những đặc trƣng về vai trò của thể loại truyện cổ tích xuất hiện nhân vật Thần – Tiên, mỗi một nhân vật đều mang những thuộc tính và vai trò đó, dù có thể đậm nhạt ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét từng kiểu loại thì mỗi nhân vật Thần - Tiên lại có những nét khu biệt, với những đặc điểm riêng về nhân vật, cốt truyện, xung đột, nội dung, tƣ tƣởng và cả vai trò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 98 - 100)