Xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 79 - 86)

6. Bố cục luận văn

3.2. Xây dựng nhân vật

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, tác giả phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi ngƣời sáng tác phải hiểu đời và hiểu ngƣời. Nhƣng có một điều không kém phần quan trọng là tác giả phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh

mẽ đối với ngƣời đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Khi khảo sát nhân vật Thần – Tiên trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng tôi thấy tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xây dựng nhân vật. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất:

miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động.

Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện

mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Đặc trƣng tiêu biểu khi xây dựng ngoại hình nhân vật trong truyện cổ tích, tác giả dân gian sử dụng chi tiết, thủ pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng nhƣng cũng rất gần với con ngƣời trong đời sống thực, mang các đặc trƣng vùng văn hóa, điều kiện và không gian sống khác nhau. Nhân vật Tiên xuất hiện bao giờ cũng xinh đẹp, với những bộ xiêm y lộng lẫy (Ngọc Hoàng, nàng tiên, bà tiên, ông tiên…), các ông tiên, bà tiên thì hiền từ, phúc hậu, các nàng tiên thì thùy mị, nết na. Chính vì vậy tiên trong truyện cổ tích Việt Nam đi vào tiềm thức của con ngƣời thì chỉ có tiên thiện chứ không hề có tiên ác, tiên luôn trợ giúp chứ không gây hại cho con ngƣời. Các nhân vật là thần có sự đa dạng hơn về tính cách, ngoại hình: Thủy thần diện mạo khác thần Núi, thần Cây, thần Miếu… . Khi nhắc đến thần Sông, thần Biển, sẽ liên tƣởng tới hình tƣợng nhân vật thần với sự uy nghi, mang mãnh lực của một con rồng, con giao long… uy trấn. Hay nhắc tới thần Chết (Diêm Vƣơng) ta sẽ hình dung ngay tới nhân vật mang diện mạo hung tợn, uy nghiêm… . Nhân vật thần đa dạng hơn nhân vật tiên về tính cách, hành động và chức năng. Thần có cả thần tốt và thần xấu, thần trợ giúp con ngƣời và thần gây hại cho con ngƣời. Tuy nhiên thần tốt chiếm số lƣợng nhiều hơn thần gây hại. Xét về mặt căn nguyên thì các vị thần không tự dƣng gây hại cho con ngƣời, nguyên do đều xuất phát từ chính thói hƣ, tật xấu của con ngƣời mà ra. Nhƣng sự trừng phạt của thần đối với một cá nhân lại gây hại cho cả một cộng đồng. Ví nhƣ trong truyện cổ tích Âm dương giao chiến, chỉ vì sự kiêu ngạo, bất

quan ngạo mạn thì không có gì đáng bàn, trong khi đó biết bao tính mạng, xác ngƣời vô tội trôi nổi trên dòng sông, lại tạo ra cái kết thƣơng tâm, xót xa cho câu chuyện.

Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm, là toàn bộ những biểu hiện thuộc

cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật trƣớc những cảnh ngộ, những tình huống gặp phải trong cuộc đời. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Ðể làm đƣợc điều đó, tác giả phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con ngƣời, nắm bắt đƣợc những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất trong đời sống bên trong của nhân vật. Xét về diễn biến, biểu hiện nội tâm của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xét ở hai khía cạnh, một là tác động của nhân vật Thần – Tiên tới diễn biến tâm lý của các nhân vật chính, hai là diễn biến trong nội tâm nhân vật Thần – Tiên. Sự xuất hiện nhân vật Thần – Tiên làm thay đổi nội tâm của nhân vật, chuyển từ tâm trạng đau khổ, lo lắng tuyệt vọng sang vui vẻ, viên mãn và hạnh phúc, từ kiêu ngạo, hách dịch sang sợ hãi và tôn thờ. Hai là diễn biến trong tâm lý các nhân vật Thần – Tiên, do chức năng của nhân vật Thần – Tiên chỉ xuất hiện khi các nhân vật khác cần trợ giúp, nên đa số các nhân vật Thần – Tiên đƣợc xây dựng chỉ là nhân vật hành động chứ nhân vật không có nội tâm và suy nghĩ. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các câu chuyện lại xây dựng nhân vật Thần – Tiên trở thành nhân vật chính, là nhân vật thắt nút, mở nút và phát triển cho các tình tiết của truyện. Những câu chuyện này phản ánh thế giới thần, tiên vô cùng phong phú, nhân vật Thần – Tiên biết giận hờn, yêu thƣơng, biết ơn, trả ơn và cũng biết ghen tuông, giận hờn nhƣ con ngƣời. Nhân vật Thần – Tiên có nội tâm chủ yếu xuất hiện trong các câu chuyện xảy ra trong không gian thiên đình, âm phủ và thủ phủy. Trong đó nảy sinh mâu thuẫn, đối kháng giữa các nhân vật thần, tiên, là phần thƣởng cho ngƣời phàm đƣợc du ngoạn nơi thiên đình, chuyến dạo chơi xuống âm phủ và thủy phủ: Sự tích cái chổi; Sự tích

ông đầu rau; Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán; Thạch Sanh; Người họ Liêu và Diêm Vương,….

Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật, nhằm chỉ những lời nói của nhân

vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh mục đích, chức năng, tính cánh, tƣ tƣởng, tâm lí,... đằng sau mỗi câu nói của mỗi con ngƣời đều có lịch sử riêng của nó. Nhà nghiên cứu Sêđrin cho rằng từ cửa miệng một ngƣời nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện... Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng. Không thể có những lời nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy tác giả cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Cũng giống nhƣ nội tâm thì ngôn ngữ của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích cũng đƣợc phản ánh ở hai mặt ngôn ngữ chung (nhân vật phù trợ) và ngôn ngữ riêng trong giao tiếp, đời sống thần, tiên. Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ của các vị Thần – Tiên khi bắt gặp hoàn cảnh khó khăn, tuyệt vọng của con ngƣời. Câu nói hỏi lý do: “Vì sao ngƣơi khóc…”, câu nói xƣng danh “Ta là…”, câu nói chỉ dẫn “Ngƣơi hãy….”, câu nói dặn dò “Khi ngƣơi… thì ngƣơi không đƣợc…”. Ngôn ngữ của nhân vật thể hiện đó thể hiện rất rõ tính cách, đặc trƣng của nhân vật, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong hệ thống các nhân vật Ngọc Hoàng, Diêm Vƣơng, Long Vƣơng…. Dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật luôn có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.

Miêu tả nhân vật qua hành động, đây là phƣơng diện đặc biệt quan trọng để

thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của nhân vật là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tƣ cách, lí tƣởng, phẩm chất cũng nhƣ những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của nhân vật đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã đƣợc hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện... Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, ngƣời đọc có thể xác định đƣợc những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Các hành động trợ giúp là Thần – Tiên tốt, tiên không bao giờ có tiên xấu và tiên làm hại con ngƣời. Hành động của thần thì đa dạng và phức tạp hơn,

thần tốt thì thực hiện chức năng trợ giúp, chỉ dẫn, trừng phạt,… còn thần xấu thì lại gây hại và trấn áp con ngƣời.

Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài những biện pháp trên, tác giả dân gian còn khắc họa nhân vật thông qua việc mô tả phép thuật kỳ ảo, bảo bối thần kỳ, không gian, môi trƣờng,... mà nhân vật Thần - Tiên mang theo hay sinh sống.

Thế giới nhân vật Thần - Tiên xuất hiện trong truyện cổ tích đã mở ra cho thể loại này một hệ thống nhân vật mới: Nhân vật phân thân, nhân vật hóa thân. Những nhân vật phân thân, hóa thân này cùng một lúc có thể hoá thân thành nhiều nhân vật Thần - Tiên khác nhau, thành các con vật, loài hoa, loài chim, thậm chí là mang lốt vật. Truyện Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán và truyện Con chó, con mèo

và anh chàng nghèo khổ, con vua Thủy tề - Long Vƣơng lại hóa thành con rắn để

dạo chơi. Trong hệ thống các câu chuyện Thần tiên ma quỷ phù phép có rất nhiều truyện cổ tích Thần – Tiên đội lốt con vật để thử lòng nhân vật chính: Người lấy cóc, Lấy chồng dê, Người lấy ếch,… Hay nàng tiên xinh đẹp con gái của Bà chúa

động, Giáng Hƣơng lại hóa thân thành bông hoa ngát hƣơng thơm và rực rỡ sắc màu trong truyện Sự tích động Từ Thức. Mặc dù vẫn thuộc hệ thống nhân vật chức năng nhƣng các loại nhân vật đã mang dáng dấp của những con ngƣời có tình cảm, có sự trở trăn, day dứt trong những tâm hồn giàu mơ ƣớc. Một số nhân vật đã đạt đến mức độ điển hình. Nói đến Tiên, là ngƣời ta nghĩ ngay đến những ông bà già nhân hậu, hiền từ, hay trợ giúp con ngƣời hay một nàng Tiên xinh đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. Nói đến ma quỷ là chúng ta tƣởng tƣợng ra đó là thứ xấu xa,

độc ác, ghê sợ nhất… Hoặc mỗi khi có sự thay đổi trong tự nhiên (lũ lụt, hạn hán…) là con ngƣời lại cho rằng có sự xuất hiện của các thần Mƣa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét…

Ông Tiên trong truyện Hai anh em và con chó đá, đã giả dạng làm ông lão ăn mày rách rƣới lần mò đi xin ăn. Ông lão ăn xin thử lòng và ban tặng cho vợ chồng ngƣời em nghèo tốt bụng và trừng trị vợ chồng ngƣời anh tham lam, độc ác.

– Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam. Trong câu chuyện này, nhân vật Thần – Tiên vừa hóa thân thành ông lão ăn mày rách rƣới, vừa là ông tiên hiền từ, đảm nhận chức năng kép: vừa thử thách, ban tặng và trừng trị.

Khi xây dựng nên hệ thống nhân vật Thần – Tiên với những đặc trƣng điển hình nhƣ vậy, tác giả dân gian đã tuyệt đối hoá, lý tƣởng hoá, thậm chí là phóng đại những phẩm chất “thần thánh” của họ. Khi nói đến Tiên là ngƣời ta lại gắn cho các nhân vật này những quan niệm về cái đẹp, về sự hoàn mỹ nhƣ: “đẹp nhƣ Tiên”. Hoặc khi đề cập đến Bụt thì ngƣời ta lại có cách ví von sâu sắc: “hiền nhƣ Bụt” v.v… Có nhƣ vậy, những nhân vật này mới thoả mãn đƣợc trí tƣởng tƣợng phong phú, diệu kỳ của con ngƣời.

Thấp thoáng đằng sau những nhân vật Thần - Tiên là bóng dáng của con ngƣời với sự thay đổi – đổi thay thân phận trong mơ ƣớc. Phẩm chất vốn có của nhân vật chức năng này khẳng định sự bền vững trong quan niệm về con ngƣời thời ấy, con ngƣời mang tính đại diện, biểu trƣng. Nói cách khác, ngƣời xƣa cảm thấy không phải xã hội mà chính vũ trụ mới là phạm vi cuối cùng để con ngƣời nhận thức. Tuy nhiên, sự di chuyển địa giới của con ngƣời đến các cõi khác vừa phi quảng tính, vừa phi định tính… liên quan đến sự hoàn thiện đạo đức, tính cách. Vì thế, thế giới nhân vật Thần – Tiên đối với mỗi con ngƣời đều tƣơng xứng với vị thế đạo đức của nó. Những ngƣời có phẩm chất, đạo đức tốt thì sẽ thoả mãn mơ ƣớc còn những ngƣời xấu thì sẽ bị trừng trị…

Trên một khía cạnh nào đó, tác giả dân gian xây dựng câu chuyện về nhân vật Thần – Tiên để lý giải nguồn gốc nhân vật, sự vật, phong tục, tập quán. Nhƣ trong câu chuyện Sự tích ông đầu rau, cảm động trƣớc tấm chân tình của cô vợ - chồng cũ – chồng mới nên Diêm Vƣơng cho ngƣời hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ là làm chức Táo Quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế. Ý nghĩa của truyện không chỉ ca ngợi tình cảm đậm sâu, giàu nghĩa tình của các nhân vật mà còn giải thích và nêu ra nguồn gốc của ba vị

thần mà cho đến ngày nay vẫn đƣợc thờ phụng linh thiêng. Hay vị tƣớng nhà trời đầu thai làm con một ngƣời đàn bà nhiều tuổi nhƣng vẫn sống một thân một mình – Gióng. Chiến công hiển hách dẹp tan giặc Ân của cậu bé Gióng đƣợc ghi lại một cách huyền diệu trong câu chuyện cổ tích Thánh Gióng từ thụ thai, sinh ra kỳ lạ, lớn lên lạ kỳ, đánh giặc cũng lạ kỳ. Để nhớ ơn ngƣời anh hùng dân tộc, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở quê nhà và phong Phù Đổng Thiên Vƣơng, mà ngƣời dân vẫn quen gọi là thánh Gióng. Truyện là sự lý giải cho một hệ thống các di tích lịch sử, tín ngƣỡng thờ cúng trong tâm linh của ngƣời Việt có liên quan tới Thánh Gióng ngày nay…

Thông qua phƣơng thức phản ánh đặc biệt là hệ thống nhân vật Thần - Tiên (cha con vua Thuỷ tề) “trong tƣởng tƣợng và bằng tƣởng tƣợng”, cũng nhƣ việc mô tả quá trình con ngƣời đi xuống thế giới thuỷ cung giàu có, tƣơi đẹp vì có ơn cứu giúp con vua Thủy tề. Ngƣời xƣa đã phản ánh quan niệm nghệ thuật sâu sắc về thế giới và con ngƣời ấy theo: chàng trai không có nghề nghiệp, vợ cũng mất, chỉ có 30 đồng bạc kẽm để làm vốn. Anh mua lƣỡi, mua dây ra bờ sông câu cá. Nhƣng ngồi mãi chẳng kiếm đƣợc tí gì, chỉ có một con rắn hết lần này đến lần khác mắc vào câu. Anh tức giận định đem nó đi giết, qua đền bà thần Khai Khẩu con rắn cất tiếng cho biết thân phận con vua Thủy phủ và muốn làm bạn, giúp đỡ anh chàng nghèo. Khi rắn trở về Thủy phủ, anh chàng cũng đi cùng. Vua Thủy tề vui mừng đón tiếp, ƣng thuận thỉnh cầu của anh, giúp anh chàng câu cá thoát nạn, đồng thời giúp cho cuộc sống của anh ổn hơn, và đƣợc tặng cây đàn thần. Sau này, dùng cây đàn để thay đổi cuộc đời. Ngƣời bạn của anh chàng đã lấy trộm đàn vua Thủy tề ban, đánh tan giặc, lập công danh. Câu chuyện này đƣợc phản ánh trong truyện Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán. Cũng tƣơng tự câu chuyện này, truyện cổ tích Thạch Sanh: Thái tử con vua Thủy tề, trong một chuyến du ngoạn bị Đại bàng bắt và nhốt

trong hang tối. Thạch Sanh sau khi giết Đại bàng, lục lọi khắp nơi vô tình gặp một ngƣời bị nhốt trong cũi sắt. Đó chính là Thái tử con vua Thủy tề. Sau một năm, nhờ Thạch Sanh mà đƣợc gặp lại con, vua vô cùng vui sƣớng, thiết đãi Thạch Sanh, ban thƣởng nhiều ngọc ngà châu báu cho chàng. Ban cho Thạch Sanh có đƣợc cây đàn

thần để sau gẩy lên khúc nhạc ai oán chữa đƣợc câm cho công chúa, giải đƣợc oan và đánh tan quân giặc xâm lƣợc.

Con ngƣời mong muốn đƣợc khám phá và sống hạnh phúc, sung sƣớng trong thế giới thuỷ phủ mới lạ, chốn thiên đình lộng lẫy. Nơi đây, con ngƣời đƣợc tự do di chuyển một cách nhanh chóng, đi đến những nơi mà họ muốn đến. Sau khi đã trải nghiệm cuộc sống sung sƣớng nơi thuỷ giới hay chốn thiên đình thì trần gian vẫn là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 79 - 86)