Chức năng của nhân vật Thần – Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 63 - 64)

6. Bố cục luận văn

2.5. Chức năng của nhân vật Thần – Tiên

Chức năng là một thuật ngữ dùng để chỉ phƣơng diện hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân hay phƣơng diện tác động của một loại hình công cụ đƣợc xác định khi hình thành tổ chức hoặc hình thành loại hình công cụ đó. Chức năng của nhân vật Thần-Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam là khả năng tác động của nhóm các nhân vật này đối với nhóm các nhân vật khác trong thế giới nhân vật truyện cổ tích.

Tiên là nhân vật quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tiên đại diện cho các giá trị hoàn mỹ về phẩm chất, đạo đức. Tiên thƣờng xuất hiện bất ngờ, có những phép biến hóa kỳ diệu, giúp con ngƣời vƣợt qua khó khăn thử thách, đạt đƣợc ƣớc mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tiên còn dùng các phép thuật của mình để thử thách con ngƣời, răn dạy và thức tỉnh họ.

Các nhân vật Thần - Tiên đều có những chức năng nhất định, dù là nhân vật thiện, nhân vật xấu, nhân vật chính hay nhân vật phụ. Khi khảo sát hệ thống nhân vật Thần – Tiên trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn (Bảng số 02, phụ lục), chúng tôi thấy các nhân vật Thần – Tiên thực hiện các chức năng chính: biến hóa, ban tặng, chỉ dẫn, trừng phạt, cảnh tỉnh.... Các chức năng cũng có tần số biến thiên khác nhau phụ thuộc vào nhóm truyện khu biệt:

Kết quả khảo sát hành động và chức năng của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt nam

NHÂN VẬT Biến hóa Ban tặng Chỉ dẫn Trừng phạt Gây hại

Thần - Tiên 25,0% 30,0% 27,0% 15,0% 3,0% Nhân vật Thần – Tiên thực hiện chức năng ban tặng chiếm số lƣợng nhiều nhất chiếm 30,0%, chức năng biến hóa chiếm 25,0%, chức năng chỉ dẫn chiếm 27,0%, chức năng trừng phạt chiếm 15,0% và hành động gây hại chiếm 3,0%.

Để thử lòng tốt của con ngƣời, Tiên thƣờng biến hóa hay cải trang thành một ngƣời khác nhƣ: Ông lão, bà lão nghèo khổ, rách rƣới, già yếu… cần đƣợc giúp đỡ. Khi gặp đƣợc những con ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhƣng có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, cứu ngƣời, Tiên thƣờng ban cho họ một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Gặp những con ngƣời hèn kém, không may mắn thì Tiên cũng hay ban tặng cho địa vị xã hội, làm cho ngƣời xấu xí trở thành đẹp đẽ, ban tặng cho con ngƣời những cuộc hôn nhân trong mơ ƣớc, giúp họ chinh phục tự nhiên… . Đối với kẻ tham lam, những kẻ có thói hƣ tật xấu, Tiên cũng trừng trị thích đáng. Những hành động ban tặng, trừng phạt đó đều đƣợc thông qua phép biến hóa nhiệm màu của Tiên. Tiên chủ động đƣa ra các hành động thử thách cho con ngƣời và đƣa ra những lời chỉ dẫn tâm linh (bày cách vƣợt qua thử thách, chế ngự thiên nhiên, tìm ra của cải, lấy đƣợc vợ hay chồng hay những phƣơng tiện hữu ích…). Nhƣ vậy Tiên luôn luôn thực hiện chức năng kép, làm nổi bật phẩm chất đáng quý của nhân vật trợ giúp là vì thế.

Giống nhƣ Tiên, hành động và chức năng của thần thánh cũng xoay quanh hai trục chính: trợ giúp, bảo vệ con ngƣời, giúp họ vƣợt qua thử thách, thực hiện ƣớc mơ của mình và gây hại, cản trở họ. Để thực hiện các hành động trợ giúp hoặc thử thách con ngƣời, thần thánh cũng có các hành động và đảm nhiệm các chức năng sau: ban tặng, chỉ dẫn, biến hóa, trừng phạt nhân vật v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam (Trang 63 - 64)