Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình dướ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 27 - 29)

1.2. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa

1.2.2. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình dướ

góc độ truyền thông đa phương tiện

1.2.2.1. Về thuật ngữ Góc độ

Góc độ là “chỗ đứng để nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc” . Ở luận văn này, khi nói đến góc độ truyền thông đa phƣơng tiện trong sản xuất chƣơng

trình truyền hình, là chúng tôi muốn tìm hiểu những biểu hiện của tính đa

phương tiện trong một chương trình truyền hình cũng nhƣ tìm hiểu những đặc tính của truyền thông đa phương tiện đã ảnh hưởng, chi phối như thế nào đến quá trình sản xuất chương trình truyền hình.

1.2.2.2. Các góc độ đa phương tiện trong sản xuất chương trình truyền hình

Theo chúng tôi, góc độ đa phƣơng tiện trong sản xuất chƣơng trình truyền hình đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

- Đa phương tiện trong khai thác tư liệu để xây dựng nội dung truyền thông: “chất liệu” hay nguồn tin đƣợc sử dụng trong các sản phẩm truyền hình đƣợc sản xuất, khai thác từ nhiều loại phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác nhau, chẳng hạn nhƣ từ báo in, báo mạng điện tử, phát thanh...

- Đa phương tiện trong khâu biên tập nội dung: thông tin sau khi đã đƣợc khai thác từ các phƣơng tiện truyền thông khác nhau (từ báo in, báo phát thanh, báo mạng) sẽ đƣợc các biên tập viên biên tập lại cho phù hợp với những tiêu chí của chƣơng trình truyền hình, đảm bảo phù hợp với thói quen, khả năng tiếp nhận của khán giả.

- Đa phương tiện trong sử dụng đồng thời các phương tiện ngôn ngữ chuyển tải thông tin: chẳng hạn nhƣ trong một chƣơng trình truyền hình, ngoài hình ảnh truyền hình và âm thanh, còn có cả hình ảnh tĩnh (tranh ảnh), đồ hình - đồ họa (bảng biểu, biểu đồ, hình mô phỏng...), chữ viết (text) và những hình thức tƣơng tác khác (điện thoại nối trực tiếp từ hiện trƣờng; tƣơng tác qua máy tính có kết nối mạng Internet v.v...).

- Đa phương tiện trong khâu truyền phát các chương trình truyền hình:

việc sở hữu nhiều phƣơng tiện truyền thông giúp các cơ quan truyền thông “vƣơn” xa hơn trong chiếm lĩnh các nhóm công chúng đích, thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu tiếp nhận thông tin của họ. Truyền hình truyền thống chỉ phát sóng trên TV thông qua sóng vô tuyến, còn bây giờ, trong môi trƣờng truyền thông đa phƣơng tiện, truyền hình còn phát sóng trên các thiết bị thông minh nhƣ điện thoại di động smartphone, máy tính, máy tính bảng... dựa trên nền tảng Internet. Mỗi cơ quan hoặc kênh truyền hình có yếu tố đa phƣơng tiện nhƣ vậy đều có một bộ phận chuyên đảm trách nhiệm vụ kết nố, đăng tải các chƣơng trình đang phát sóng lên mạng, phục vụ mục đích phát sóng trực tuyến, đồng thời chịu trách nhiệm “đẩy” các chƣơng trình đã phát sóng lên trang web của cơ quan, đơn vị mình để công chúng có thể theo dõi lại chƣơng trình bất cứ lúc nào.

- Cách thức tương tác đa phương tiện với công chúng: không chỉ sử dụng những hình thức tƣơng tác truyền thống nhƣ thƣ tay, các chuyên mục bạn đọc đăng tải trên ấn phẩm truyền thông, điện thoại..., công chúng còn

hoàn toàn có thể tƣơng tác với cơ quan truyền thông đó thông qua email, hoặc tƣơng tác trực tiếp với ban biên tập thông qua website trực tuyến với các ô phản hồi ngay bên dƣới mỗi bài viết. Cách thức tƣơng tác này thực sự tạo thuận lợi cho cả cơ quan truyền thông lẫn công chúng vì tính nhanh gọn, tiện dụng. Hơn nữa, cơ quan truyền thông cũng không cần mất công mở các cuộc điều tra xã hội học tốn kém, quy mô nhƣ trƣớc đây mà vẫn có thể thu đƣợc kết quả phản ánh thái độ, ý kiến của công chúng thông qua các bình chọn trực tuyến dành cho họ.

- Đội ngũ nhân lực có khả năng tác nghiệp đa phương tiện: trƣớc đây, ngƣời làm truyền hình chỉ tác nghiệp theo quy trình sản xuất cho truyền hình, phục vụ tiêu chí chỉ cho truyền hình, nhƣng trong môi trƣờng đa phƣơng tiện, ngƣời đó còn phải đáp ứng đƣợc kỹ năng của một phóng viên phát thanh, báo in, báo mạng điện tử... đồng thời sử dụng thành thạo thiết bị kỹ thuật dùng để sản xuất cho từng loại hình báo chí.

Nói tóm lại, những góc độ truyền thông đa phƣơng tiện trong sản xuất chƣơng trình truyền hình mà chúng tôi vừa nêu sẽ làm cơ sở để tác giả khảo sát phƣơng thức sản xuất chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện trong Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 27 - 29)