Thế mạnh của chương trình truyền hình được sản xuất dưới góc độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 29 - 32)

1.2. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa

1.2.3. Thế mạnh của chương trình truyền hình được sản xuất dưới góc độ

truyền thông đa phương tiện

1.2.3.1. Đối với cơ quan báo chí truyền hình

Rõ ràng, việc sản xuất chƣơng trình truyền hình dựa trên nền tảng đa phƣơng tiện sẽ giúp cơ quan báo chí - truyền thông có thêm nhiều lợi thế trong việc đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng. Hoạt động báo chí, truyền thông ngày nay không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin, các loại hình giải trí mà đòi hỏi sự trực quan và tƣơng tác cao. Nhờ công nghệ, họ có thể có đƣợc những sản phẩm sáng tạo thỏa mãn xã hội ở những

khu vực khác nhau nhất một cách nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện nhất, đồng thời đảm bảo đƣợc sự đa dạng của thông tin.

Không chỉ có vậy, cơ quan báo chí truyền hình còn có thể tiết kiệm đƣợc chi phí dùng để chi trả cho nhân lực, kinh phí sản xuất, đồng thời giảm đƣợc thời gian thực hiện chƣơng trình truyền hình.

Một thuận lợi nữa của việc sản xuất chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện là khả năng thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng công chúng. Càng có nhiều loại hình truyền thông đại chúng, cơ quan báo chí đó càng “tận dụng” đƣợc lƣợng độc giả của báo mạng, báo in hay thính giả của phát thanh... theo dõi sản phẩm truyền hình của mình.

Nhờ có đa phƣơng tiện, thƣơng hiệu của cơ quan báo chí truyền hình cũng đƣợc mở rộng hơn thông qua việc quảng bá dƣới nhiều hình thức khác nhau. Một ngƣời là độc giả báo mạng của một cơ quan báo chí đa phƣơng tiện cũng đồng thời có thể trở thành khán giả của chƣơng trình truyền hình đƣợc phát trên tờ báo điện tử của cơ quan đó.

1.2.3.2. Đối với người làm truyền hình

Sự phát triển của truyền hình đƣợc sản xuất theo phƣơng thức đa phƣơng tiện chắc chắn sẽ vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo ra cơ hội cho ngƣời làm truyền hình thỏa sức sáng tạo. Họ đƣợc làm việc trong môi trƣờng năng động hơn, đồng thời bản thân họ cũng phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác ngoài chuyên môn gốc của mình để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc.

Ngoài ra, ngƣời làm truyền hình cũng có cơ hội đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin dƣới nhiều hình thức khác nhau hơn. So với truyền thống, đội ngũ phóng viên, biên tập viên truyền hình sẽ phải chờ thông tin đƣợc khai thác đầy đủ về cả âm thanh lẫn hình ảnh (video) rồi thực hiện khâu hậu kỳ mới có thể cho ra sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc thì nay, họ hoàn toàn có thể nắm đƣợc

thông tin chính xác từ rất sớm thông qua phát thanh, báo mạng điện tử... và tiến hành xử lý thông tin, phát sóng luôn chứ không cần chờ đợi hình ảnh nữa.

1.2.3.3. Đối với công chúng

Thời đại của truyền hình đa phƣơng tiện giúp cho thị hiếu của công chúng đƣợc thỏa mãn hơn bao giờ hết. Họ rất dễ dàng và thuận lợi trong việc tiếp cận với sản phẩm truyền thông. Nếu không thể xem đƣợc truyền hình ngay lúc cần, họ có thể mua báo in, hoặc lên mạng Internet để theo dõi cả văn bản text lẫn xem sản phẩm truyền hình đang đƣợc phát trực tuyến. Hoặc nếu bận không theo dõi đƣợc đúng lúc sản phẩm truyền hình lên sóng, họ vẫn có thể xem lại chƣơng trình đó sau nếu cơ quan báo chí - truyền thông có dịch vụ đăng tải file chƣơng trình lên mạng Internet qua website.

Hơn nữa, công chúng không còn phải “chịu đựng” tính thoảng qua của truyền hình mà họ còn có thể đọc thông tin thông qua dòng tin chạy (hay còn gọi là “tin text”) trên màn hình vô tuyến. Nhờ đó, khả năng lƣu giữ thông tin của họ đƣợc tăng lên, thông điệp của nhà truyền hình muốn gửi tới khán giả của mình cũng đƣợc chuyển tải trọn vẹn hơn.

Tuy nhiên, việc sản xuất chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện cũng có những mặt hạn chế. Bản thân những hạn chế này nằm ngay trong chính sự phát triển những kỹ năng tổng hợp để đáp ứng đòi hỏi của mô hình hoạt động đa phƣơng tiện. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa việc mở rộng các khả năng hoạt động của con ngƣời và những đòi hỏi chính đáng đối với sự phát triển chiều sâu trí tuệ cần thiết trong từng khả năng của nó.

Có nhà tƣ tƣởng từng phát biểu rằng: đối với bản thân con ngƣời, với tƣ cách một sinh thể theo quy luật tự nhiên thì mỗi bƣớc tiến về văn minh là một bƣớc thụt lùi về năng lực. Sự ra đời của phƣơng tiện kỹ thuật đã thay thế cơ bản các hoạt động con ngƣời từ lao động cơ bắp đến năng lực giác quan hay trí não, Máy móc làm con ngƣời lƣời đi và phụ thuộc vào nó. Dù khả năng

con ngƣời nói chung đƣợc coi là vô hạn thì trong từng phạm vi mỗi cá nhân nó lại là hữu hạn.

Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ năng trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có nguy cơ làm thui chột các năng lực tự nhiên ở con ngƣời. Đáng lẽ một nhà báo có thể trở thành một phóng viên truyền hình với những phóng sự sắc sảo và chỉ cần nhƣ thế là đủ, thì trong môi trƣờng đa phƣơng tiện, anh ta lại phải “phân thân” ra làm những công việc của loại hình khác: phải biết chụp ảnh, sử dụng máy ghi âm, biết viết cho báo in, báo mạng, phát thanh... chứ không chỉ truyền hình - một sự phát triển năng lực thiếu chiều sâu. Cái xu thế chung mà mọi sản phẩm phục vụ đời sống đều phải thỏa mãn đƣợc đòi hỏi “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” cuốn theo nhiều giá trị mà đôi khi đồng tiền khó mà đo đếm đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 29 - 32)