Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất giữa các bộ phận trong Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 89 - 105)

3.2. Một số đề xuất

3.2.5. Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất giữa các bộ phận trong Đà

Tiếng nói Việt Nam và kênh VOVTV

3.2.5.1. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các phòng, ban trong kênh

Để cải thiện chất lƣợng chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện, một trong những điều kiện cần là sự phối hợp giữa các phòng, ban trong kênh VOVTV phải thay đổi. Thay vì phân chia theo bề ngang nhƣ hiện nay, kênh nên bố trí vị trí trong quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự theo chiều dọc: các phòng, ban nội dung sẽ “bám” xung quanh Chƣơng trình Thời sự, sản xuất tin, bài cho chƣơng trình dƣới sự điều động của một TCSXC. Có nhƣ vậy, các TCSX Chƣơng trình Thời sự mới nắm bắt đƣợc nội dung cần thiết để hình thành khung nội dung trƣớc khi bắt tay vào xây dựng kịch bản.

Mặt khác, các phòng, ban khác cũng phải nhận thức rõ rằng việc hỗ trợ cho Chƣơng trình Thời sự là việc làm cần thiết, bởi đây cũng là nhiệm vụ chính trị của Đài TNVN, bởi nếu chƣơng trình càng hay, càng hấp dẫn bao nhiêu thì lại càng thực hiện tốt hơn yêu cầu chính trị, tƣ tƣởng mà cấp trên giao phó cho lãnh đạo Đài, lãnh đạo kênh.

Kênh VOVTV cũng cần xây dựng chỉ tiêu cho các phòng, ban trong việc cung cấp thông tin cho Chƣơng trình Thời sự, chẳng hạn: mỗi ngày “khoán” chỉ tiêu bao nhiêu tin, bài; thời hạn nộp muộn nhất trƣớc giờ phát sóng bao nhiêu thời gian; quy chế thƣởng, phạt nếu hoàn thành và không hoàn thành... để các phòng, ban chủ động lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo mục tiêu đề ra; đồng thời TCSXC Thời sự cũng nắm đƣợc nội dung, ƣớc lƣợng đƣợc thời lƣợng phát sóng để có những phƣơng án bố trí, sắp xếp, thay đổi hợp lý.

3.2.5.2. Tăng cường sự hỗ trợ, liên kết sản xuất giữa kênh VOVTV với các bộ phận sản xuất khác trong Đài Tiếng nói Việt Nam

Với lợi thế tiềm năng to lớn mà rất ít cơ quan báo chí tại Việt Nam có đƣợc, VOVTV rất cần một sự liên kết khai thác, sản xuất thông tin chặt chẽ,

quy củ và mạnh mẽ hơn nữa với các hệ và kênh phát thanh khác trong Đài TNVN. Để làm đƣợc điều này, Đài TNVN cần có quy chế quy định sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất nội dung trong Đài với nhau, đồng thời giao khoán số lƣợng đầu tin, bài hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng... cho từng đơn vị để sản xuất cho kênh VOVTV. Đài cũng cần có cơ chế thù lao thích hợp để chi trả cho phóng viên của các đơn vị khác khi sản xuất tác phẩm truyền hình cho kênh, bởi quá trình thực hiện một tin, bài phát sóng trên vô tuyến đòi hỏi mất nhiều công sức, tƣ duy tổng hợp hơn so với khi sản xuất cho phát thanh, báo in hay mạng điện tử...

* Tiểu kết chương 3

Trong chƣơng 3 này, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chƣơng trình đa phƣơng tiện trên kênh VOVTV. Các giải pháp bao gồm giải pháp về mặt quản lý, cơ cấu tổ chức; giải pháp về mặt nội dung, hình thức; về quy trình sản xuất cũng nhƣ các giải pháp về mặt kỹ thuật, tài chính. Những giải pháp này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác các chƣơng trình đa phƣơng tiện.

Trong những giải pháp này, chúng tôi cho rằng giải pháp về mặt thay đổi quy trình sản xuất, đào tạo và đào tạo lại nhân lực, tăng cƣờng sự hỗ trợ, phối hợp sản xuất giữa các đơn vị thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam là những giải pháp quan trọng nhất. Đó chính là những cái sẽ làm thay đổi căn bản chất lƣợng nội dung các chƣơng trình phát sóng trên kênh VOVTV. Còn giải pháp về mặt quản lý, cơ cấu tổ chức là giải pháp cần thiết để phát triển một hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện ổn định; giải pháp về mặt kỹ thuật và tài chính là tiền đề để đảm bảo cho sƣ phát triển bền vững của kênh VOVTV.

KẾT LUẬN

Phát triển tòa soạn đa phƣơng tiện là xu hƣớng mà các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đã và đang xây dựng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự phát triển đó đang tạm thời ở bƣớc “quá độ”: vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức về rất nhiều mặt làm giảm tốc độ cũng nhƣ chất lƣợng của quá trình đa phƣơng tiện hóa. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy sự nỗ lực tự thay đổi mình rất lớn từ phía các cơ quan báo chí để nhanh chóng đạt mục tiêu đa phƣơng tiện hình thức hoạt động một cách hoàn chỉnh trong bối cảnh còn đầy rẫy những rào cản về cơ chế, chính sách, nhân lực, tài chính, kinh tế, thậm chí tƣ tƣởng nhận thức.

Đài TNVN những năm qua đã áp dụng xu thế Truyền thông đa phƣơng tiện. VOVTV cũng là một trong các đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Việc sản xuất chƣơng trình theo phƣơng thức đa phƣơng tiện giúp đa dạng thông tin, mở rộng thƣơng hiệu cho cơ quan, đồng thời thỏa mãn và phục vụ nhu cầu công chúng tốt hơn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu phƣơng thức sản xuất một chƣơng trình cụ thể của kênh VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện.

Trong Chƣơng 1 của luận văn, chúng tôi đã chỉ ra những tiêu chí để phân biệt đặc trƣng của một chƣơng trình truyền hình đƣợc sản xuất theo phƣơng thức đa phƣơng tiện so với những chƣơng trình truyền hình truyền thống khác. Bên cạnh đó, trong chƣơng này, chúng tôi cũng chỉ ra thế mạnh của chƣơng trình truyền hình sản xuất dƣới góc độ đa phƣơng tiện, những yêu cầu đặt ra để có thể tổ chức sản xuất thành công chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa phƣơng tiện.

Chƣơng 2 của luận văn tiếp tục đi sâu phân tích về cách thức, quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV thông qua các góc độ đa phƣơng tiện, qua đó nêu lên những thành công chƣơng trình. Trong đó, đáng chú ý là thành

công về mặt đa dạng hóa nội dung chƣơng trình, đảm bảo đúng định hƣớng hoạt động của Đài TNVN.

Bên cạnh đó, phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập về kỹ năng, trình độ của đội ngũ nhân lực của kênh; hệ thống máy móc còn thiếu, chƣa đồng bộ...

Trên cơ sở đó, trong Chƣơng 3, chúng tôi nêu một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình Thời sự VOVTV. Trong số những giải pháp đƣa ra, giải pháp trọng tâm là phải nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ PV, BTV, KTV... của kênh; có quy chế chặt chẽ, rõ ràng trong liên kết sản xuất nội dung giữa các đơn vị của Đài.

Qua việc nghiên cứu phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện, đề tài sẽ là cơ sở để lãnh đạo kênh VOVTV, lãnh đạo Đài TNVN xây dựng lộ trình phù hợp cho tờ báo trong những năm tiếp theo, đồng thời giúp ngƣời viết và phóng viên, biên tập viên đang công tác tại kênh VOVTV nói riêng, phóng viên trong các cơ quan báo chí có mô hình tƣơng tự nói chung có tài liệu phục vụ công việc tại tòa soạn.

Ngoài ra, những đề xuất đƣợc đƣa ra trong luận văn còn nhằm khắc phục những mặt hạn chế của kênh VOVTV, đồng thời góp phần xây dựng một mô hình cơ quan báo chí đa phƣơng tiện theo kịp dòng chảy của yêu cầu thông tin chung trong đời sống xã hội hiện địa, góp phần đƣa báo chí Việt Nam nói chung và Đài TNVN nói riêng hòa nhập vào dòng chảy của báo chí thế giới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Hồng Anh (2012), Báo chí đa phương tiện thời Hội tụ truyền thông

ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Lý Hoàng Tú Anh, Mô hình tổ chức tòa soạn đa loại hình của báo An

ninh Thủ đô – thực trạng và vấn đề đặt ra, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Xu thế và điều kiện thực tế hình thành tập đoàn

truyền thông ở Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Multimedia

5. Báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ TT&TT, mic.gov.vn,

http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/baochi/Trang/Soluonganp hambaochi.aspx, 11/02/2014

6. Hoàng Đình Cúc, Nguyễn Đức Dũng (2006), Những vấn đề của báo chí

hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

7. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận

báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại – Từ hàn lâm

đến đời thường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực

tiễn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

10. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), 60 năm Tiếng nói Việt Nam

11. Đài Tiếng nói Việt Nam, www.tinvov.vn

12. Đài Tiếng nói Việt Nam, www.vovtv.vov.vn

14. G.V.Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.La. Iurôpxki, Báo chí truyền hình, Tập 1+2, NXB Văn hóa Thông tin, 2004

15. Lê Hải (2012), Xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

16. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2013), Báo chí trong thời đại truyền thông đa

phƣơng tiện, Báo Văn nghệ, số 25

17. TS. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát

triển, NXB Thông tấn, Hà Nội

18. PGS. TS. Lƣơng Khắc Hiếu (2013), Lý thuyết Truyền thông, NXB

Chính trị Quốc gia

19. Nguyễn Quý Hoài, Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tòa soạn

báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

20. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2013), Sự vận động, phát triển của

báo chí, truyền thông trong thời kỳ hội tụ truyền thông, tích hợp phương

tiện, Hà Nội

21. Phạm Thị Hồng, Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện

tử ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

22. Đào Duy Hứa (chủ nhiệm), Nghiên cứu xây dựng mô hình VOV trực

tuyến, vov.vn, http://nckh.vov.vn/DeTai/0bcac573-291e-4f1c-a4f1- 66dd0fa86625Bao%20cao%20tong%20hop.pdf, 2014

23. Khoa Báo chí và Truyền thông – Trƣờng Đại học KHXH&NV (2013),

Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

24. V.I.Lênin (1975), Bắt đầu từ đâu?, toàn tập, tập 5, NXB Tiến Bộ

25. Nguyễn Thành Lợi (2013), Xu hƣớng phát triển của báo chí hiện đại,

Hồ sơ sự kiện, số 218

26. Max Arena, (Multimedia = Mỹ Thuật Đa Phương Tiện) là gì?,

maxarena.edu.vn, http://www.maxarena.edu.vn/chi-tiet-my-thuat-da- phuong-tien-multimedia-la-gi.html, 24/03/2013

27. Hạnh Nguyên, Truyền thông xã hội định hình lại báo chí, Tuổi trẻ

Online, http://nhipsongso.tuoitre.vn/Blog-quanh-ta/322495/Truyen- thong-xa-hoi-dinh-hinh-lai-bao-chi.html, 26/06/2009

28. Nhiều tác giả, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông – Học viện

Báo chí và Tuyên truyền (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về sự vận

động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kỳ hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện

29. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

30. Dƣơng Xuân Sơn (2011), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội

31. Giang Trung Sơn (2006), Trung tâm tin - Một yêu cầu tất yếu của phát

thanh hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội

32. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận

chính trị, Hà Nội

33. Tạ Ngọc Tấn (2005), Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của

đất nước, Tạp chí Cộng sản (số 15)

34. Tạ Ngọc Tấn (2010), Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và những hệ

quả của nó, Tạp chí Triết học số 14/2010

35. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, 2009

36. Phạm Thị Thanh Tịnh (2004), Công chúng báo phát thanh hiện nay,

37. Nguyễn Vũ Diệu Trang (2005), Cơ quan báo chí đa loại hình ở Việt

Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

38. Đỗ Trung Tuấn (2007), Giáo trình giảng dạy Công nghệ thông tin, Học

viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, Hà Nội

39. Trần Hồng Vân (2004), Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong

Tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

40. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

41. Ashok Banerji (2010), Multimedia Technologies, Tata Mc Graw Hill

Education Private, New Delhi

42. Mark Deuze (2004), What is Multimedia Journalism?, Journalism

Studies, Taylor and Francis Group, Netherland, pg. 35-42

43. Janet Kolodzy (2006), Convergence Journalism – Writing and Reporting

across the new media, Rowan and Littlefield Publishers, USA

44. Stephen Quin (2005), Convergence Journalism, The Foundamentals of

Multimedia Reporting, N.Y: Peter Lang Publishing, Inc, pg. 47-54

45. Medienhaus Wien (2008), Newsroom Convergence A Transnational

Comparison,

https://www.rtr.at/de/ppf/Kurzberichte2007/Konvergenz_im_Newsroom _Newsroom_Convergence.pdf

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TIN TỨC ĐA PHƢƠNG TIỆN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ VOVTV

(6/2013 - 6/2014)

Tháng Tin lời Tin trám

hình bằng đồ họa Tin, bài khai thác từ Trung tâm tin Tin, bài khai thác từ các cơ quan thƣờng trú Tổng số tin bài Tổng số Chƣơng trình Thời sự trong tháng 6/2013 31 15 286 427 1.447 120 7/2013 33 10 291 434 1.488 124 8/2013 22 18 277 443 1.471 124 9/2013 19 9 288 412 1.438 120 10/2013 32 19 298 417 1.492 124 11/2013 31 14 304 420 1.430 120 12/2013 31 19 323 415 1.477 124 1/2014 35 13 338 421 1.520 124 2/2014 37 11 320 416 1.456 112 3/2014 41 19 306 426 1.474 124 4/2014 26 17 265 410 1.420 120 5/2014 24 17 240 416 1.469 124 6/2014 24 15 278 417 1.440 120 Tổng 386 196 3.814 5.474 19.022 1.580

PHỤ LỤC 2

KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV

PHÒNG THƢ KÝ – ĐẠO DIỄN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014

ĐỀ ÁN NÂNG CẤP WEBSITE http://vovtv.vov.vn

A. Tính cấp thiết

Thực hiện việc chỉ đạo của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Lãnh đạo Kênh Truyền hình VOV về việc tăng cƣờng công tác truyền thông cho độc giả của Kênh Truyền hình VOV. Với xu hƣớng hội nhập và phát triển công tác truyền thông của thế giới của thế giới. Do nhu cầu quảng bá kênh Phát thanh có hình đến với đông đảo độc giả trong và ngoài nƣớc. Xây dựng một hệ thống tích hợp chung thuận lợi cho việc tìm kiếm, theo dõi của độc giả internet. Mặt khác, có thể phục vụ đông đảo khán giả có thể xem lại các chuyên mục hấp dẫn đã đƣợc phát trên kênh Truyền hình VOV.

Interner đã gần gũi hàng ngày, hàng giờ với từng cá nhân. Công tác phục vụ việc xem truyền hình VOVTV cần đòi hỏi đến với số lƣợng độc giả càng nhiều càng tốt, với phạm vi mang tính toàn cầu. Hiện nay, website http://vovtv.vov.vn đã phần nào đáp ứng đƣợc đối với việc cung cấp thông tin đến từng khán giả có nhu cầu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên trong tình hình mới, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ về phƣơng thức tiếp cận, định hƣớng đƣờng đi của Kênh Truyền hình VOV, việc nâng cấp website trở nên ngày một cấp thiết hơn.

B. Mục tiêu cần hƣớng tới

Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng lƣới internet đã đƣợc phủ kín mọi lúc, mọi nơi trên khắp cả nƣớc và trên toàn thế giới, truyền hình không chỉ là để xem TV bằng phƣơng thức truyền dẫn thông thƣờng. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải áp dụng mọi phƣơng thức truyền dẫn, mọi thiết bị đầu cuối để đáp ứng phục vụ cho từng khán giả nhƣ: Điện thoại di động,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 89 - 105)