Nguyên nhân thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 68)

2.4.1. Nguyên nhân thành công

- Về phía cơ quan chủ quản

Một trong những nguyên nhân hàng đầu giúp Chƣơng trình Thời sự - kênh VOVTV luôn đảm bảo đúng định hƣớng đề ra chính là nhờ bề dày lịch sử gần 70 năm hình thành và phát triển. Đài Tiếng nói Việt Nam với vị thế là một cơ quan báo chí trung ƣơng, nắm giữ một trong bốn loại hình báo chí truyền thông chính thống hiện nay, đồng thời là đơn vị duy nhất sở hữu loại

hình báo chí phát thanh, vì vậy Đài luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo sát sao hoạt động và định hƣớng phát triển.

Sinh ra trong lòng Đài TNVN, kênh truyền hình VOV kế thừa đƣợc tiềm năng sẵn có không chỉ về con ngƣời mà còn về cả yếu tố vật chất, đặc biệt là vị trí làm việc thuận lợi tại trung tâm Thủ đô; cùng với đó là hệ thống cung cấp thông tin (Trung tâm tin VOV, các Hệ phát thanh, báo mạng VOV, báo in VOV, các cơ quan thƣờng trú, các đơn vị Cộng tác viên, đội ngũ cộng tác viên đông đảo trong và ngoài nƣớc...) và trang thiết bị vốn có phục vụ cho sản xuất các chƣơng trình phát thanh của Đài. Nhờ đó, nguồn tin của kênh VOVTV luôn đƣợc đảm bảo tính nhanh nhạy, phong phú, đa dạng.

Một điểm khác cần nhấn mạnh, đó chính là tƣ duy đổi mới của ban lãnh đạo Đài TNVN trong việc tái cơ cấu tổ chức của VOV theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ theo trục dọc để gắn kết các đơn vị trong Đài lại với nhau nhằm làm tăng “sản lƣợng” và hiệu quả sản xuất thông tin của Đài.

Theo báo cáo đề tài khoa học năm 2011 của Đài TNVN “Nghiên cứu xây dựng mô hình VOV trực tuyến” [19], kênh VOVTV trong mô hình phát triển VOV Online là một mắt xích quan trọng trong hệ thống của VOV. Với một lƣợng thông tin đa phƣơng tiện khổng lồ từ các Hệ phát thanh VOV1, VOV2, VOV3, VOV4, VOV5, Kênh VOV-GT Hà Nội và VOV-GT TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm tin, Báo Tiếng nói Việt Nam, báo mạng điện tử Vov.vn, các cơ quan thƣờng trú trong nƣớc và nƣớc ngoài, các phóng viên, biên tập viên của kênh VOVTV luôn có thể khai thác hết sức thuận lợi, tận dụng đƣợc thế mạnh của các loại hình báo chí khác trong thời đại công nghệ số.

Hình 2.5. Cấu trúc mô hình VOV trực tuyến giai đoạn 2011 – 2016 [19, tr. 105]

Trong tƣơng lai, mục tiêu của Đài TNVN là mở rộng cổng truyền thông trực tuyến VOV Online, tích hợp nhiều thể loại báo, mở rộng đa phƣơng tiện và mạng xã hội. Điều quan trọng là các mối liên hệ phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên và bền chặt để có thể tận dụng và không bỏ phí tài nguyên chung của Đài TNVN, với hơn 700 phóng viên ở khắp các vùng miền trên đất nƣớc và ở nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng: sự tồn tại và phát triển của kênh VOVTV chính là hƣớng đến sự hòa nhập trong mô hình hoạt động chung của Đài TNVN.

Với mục tiêu này, có thể nói Đài TNVN đang dần định hƣớng sự phát triển của mình thành một khối thống nhất: một “cỗ máy” sản xuất tin tức đa phƣơng tiện quy mô lớn mà xu thế truyền thông hội tụ với mô hình tòa soạn hội tụ là “hạt nhân”.

Theo sơ đồ này, có thể nhận thấy khi đó VOV hoạt động nhƣ một trung tâm sản xuất nội dung, là một thƣơng hiệu thống nhất, hoạt động theo phƣơng

thức một cơ quan báo chí đa nền tảng. Toàn bộ nội dung sẽvđƣợc chuyên biệt hóa theo mảng: chính trị, kinh tế, tin tức, âm nhạc, thể thao… có thể đáp ứng đƣợc các tiêu chí cao nhất về số lƣợng, chất lƣợng, tốc độ, sự nhất quán. Đồng thời, ranh giới giữa các hệ trở nên nhạt nhòa, Toàn bộ thƣơng hiệu riêng nhƣ VOV1, VOV2, VOV3, VOV4, VOV5, VOVGT, VOVTV… phải nhƣờng chỗ cho một thƣơng hiệu duy nhất: VOV.

Đây là hƣớng đi đƣợc đánh giá có tính khả thi cao, đầu tƣ không nhiều, có thể ứng dụng sớm. Tuy nhiên, một số trở ngại đặt ra chính là hiệu quả của nó phụ thuộc vào năng lực của từng đơn vị và sự phối hợp giữa các đơn vị; khi bộ máy tái cơ cấu theo hƣớng tinh giản sẽ xảy ra tình trạng thừa nhiều nhân sự. Để giải quyết tình trạng này, nhất thiết cần có một mô hình và cơ chế chỉ đạo, điều phối thích hợp để vận hành; đồng thời cần đầu tƣ nhiều trang thiết bị và đào tạo, đào tạo lại nhân lực.

- Về phía đội ngũ nhân lực sản xuất

Là một trong những cơ quan báo chí hình thành lâu đời nhất ở nƣớc ta, Đài TNVN đã xây dựng đƣợc lực lƣợng những ngƣời làm nghề ở khắp đất nƣớc và nhiều nơi trên thế giới. Không thể phủ nhận rằng, đội ngũ những ngƣời làm nghề đều dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực phát thanh. Cùng với đó là bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn báo chí tốt. Chính vì vậy, những chƣơng trình tin tức, thời sự mà Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung và kênh VOVTV nói riêng sản xuất luôn đảm bảo đƣợc tính định hƣớng mà Đảng, Nhà nƣớc đã đề ra.

Thêm vào đó, đội ngũ PV, BTV, KTV của kênh VOVTV cũng thƣờng xuyên đƣợc lãnh đạo quan tâm trau dồi kỹ năng sản xuất chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện. Mặc dù khó có thể ngày một ngày hai nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ sản xuất, nhƣng việc làm này cũng đóng góp một phần quan

trọng trong việc thay đổi tƣ duy, khơi gợi niềm cảm hứng sáng tạo trong quá trình làm nghề của họ.

- Về phía công chúng

Là một đơn vị “sinh sau đẻ muộn”, kênh VOVTV ra đời đã có sẵn một bộ phận thính giả của các Hệ phát thanh khác thuộc Đài TNVN đón nhận. Chính tình cảm, sự yêu mến dành cho những chƣơng trình phát thanh mà Đài TNVN sản xuất là nhịp cầu giúp thính giả biết đến kênh VOVTV, theo dõi và ủng hộ, góp ý cho nội dung chƣơng trình của kênh.

Chƣơng trình Thời sự trên kênh VOVTV luôn đƣợc khán giả tận tình góp ý để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. Chẳng hạn, khán giả thƣờng xuyên gọi điện để nêu ý kiến về việc chữ của tiêu đề các tin, bài (title) nhỏ quá, khó đọc đƣợc; một số tiêu đề, nội dung tin... còn để lọt lỗi chính tả; sai ngày tháng, tên địa danh, địa điểm v.v... Trung bình mỗi ngày, Phòng Thƣ ký - Đạo diễn phát sóng của kênh VOVTV nhận đƣợc từ 8 - 10 cuộc gọi góp ý, thắc mắc của khán giả, trong đó có khoảng 2 - 3 cuộc gọi có liên quan đến Chƣơng trình Thời sự.

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế

Để một chƣơng trình tin tức thời sự tạo đƣợc tiếng vang không hề dễ dàng, đặc biệt lại là với định hƣớng theo nội dung thông tin chính trị - tổng hợp: vừa phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó, nhƣng đồng thời cũng phải thỏa mãn nhu cầu thông tin thời sự của khán giả khắp mọi vùng miền của Tổ quốc.

Tuy nhiên, với những khó khăn, bất cập còn tồn tại, thực sự rất khó để Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV vừa có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vừa đảm bảo nội dung hấp dẫn, thu hút công chúng.

- Một số phóng viên, biên tập viên quen lối tư duy làm truyền hình truyền thống.

Xu thế chung của truyền hình là cảnh quay phải “đắt”, trong khi lời càng ít và “sắc” bao nhiêu càng tốt, bổ trợ tốt cho hình chứ không phải hình đi diễn giải cho lời.

Tuy nhiên, nếu PV, BTV quen lối tƣ duy cũ: viết lời trƣớc rồi quay hình theo lời, chắc chắn sẽ dẫn đến hệ quả là hình quay về thiếu, không đƣa ra đƣợc nhiều thông tin, hình quay không chất lƣợng... Khi đó, chắc chắn PV, BTV sẽ phải viết lời làm sao cho đủ thời lƣợng, còn phần hình sẽ “chạy theo” nội dung câu chữ: nói đến cái gì, phát hình cái đó; nếu không có hình đúng nhƣ nội dung của lời đƣa ra thì buộc phải dùng cảnh chung chung để “đắp” vào. Thậm chí một số trƣờng hợp không thể “đắp” đƣợc nên buộc phải bỏ phần nội dung đó đi, mặc dù có chứa những chi tiết quan trọng.

Đây là thực trạng vẫn còn tồn tại trong tƣ duy làm nghề của một số phóng viên, biên tập viên của VOVTV. Điều này khiến sản phẩm truyền hình khi lên sóng bị lặp hình nhiều, khiến khán giả cảm thấy bị “nhàm” hình bởi đƣa ra nội dung nhƣng hình ảnh thì lại không đáp ứng đƣợc.

- Kinh phí sản xuất chưa được đầu tư thỏa đáng

Với cơ chế dựa gần nhƣ hoàn toàn vào ngân sách Nhà nƣớc, kinh phí sản xuất luôn là “bài toán” hóc búa mà Ban lãnh đạo kênh VOVTV luôn phải cân nhắc xử lý. Mỗi năm kênh đƣợc cấp 18 tỷ phục vụ cho quá trình hoạt động, bao gồm chi phí phát sóng, mua mới và sửa chữa máy móc thiết bị, kinh phí sản xuất, quỹ lƣơng, hoạt động đối nội – đối ngoại, công tác hành chính và tất cả các hoạt động liên quan. Trong khi đó, kênh VTC14 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC - với nguồn nhân lực hơn khoảng gần 100 ngƣời đƣợc cấp kinh phí mỗi năm khoảng từ 30 - 40 tỷ đồng dành cho việc chi trả tiền lƣơng và sản xuất chƣơng trình; chi phí mua sắm trang thiết bị thuộc một dự án khác. Đối

với kênh VOVTV, với hơn 100 nhân sự, nguồn kinh phí này quả thực rất eo hẹp, khó có thể đủ cho một kênh truyền hình có thể hoạt động hết công suất, đạt hiệu quả cao đƣợc.

Có nhiều trƣờng hợp nguồn kinh phí không đủ cho các phóng viên đi sản xuất, mặc dù đang có rất nhiều đề tài hay cần đƣợc khai thác ngay để kịp tính thời sự. Do đó, việc thắt chặt chi tiêu, “liệu cơm gắp mắm”, chỉ tung nhân lực đi sản xuất các tin, bài cực kỳ cần thiết là việc làm thƣờng xuyên tại kênh VOVTV.

Mặc dù kênh cũng có những nguồn thu từ quảng cáo, thực hiện chƣơng trình xã hội hóa…, nhƣng nguồn thu này không đƣợc phân phối trực tiếp về bộ phận tài chính của kênh mà lại “dồn” về Trung tâm Quảng cáo của Đài Tiếng nói Việt Nam rồi mới đƣợc trích trả một phần cho kênh. Do đó, nguồn tiền này gần nhƣ không đóng góp gì nhiều vào việc tăng kinh phí sản xuất – điều tối quan trọng làm nên sự thành công của một kênh truyền hình.

- Nội bộ kênh VOVTV thiếu sự liên kết, hỗ trợ chặt chẽ trong hoạt động

Chƣơng trình Thời sự luôn đƣợc xem là chƣơng trình “đinh” của kênh VOVTV: thời lƣợng phát sóng trong ngày nhiều nhất, vị trí quan trọng nhất, đƣợc đầu tƣ nhiều nhất về mọi mặt... Các phòng, ban trong kênh đều có nhiệm vụ sản xuất tin bài đóng góp cho Chƣơng trình Thời sự.

Tuy nhiên, hoạt động phối hợp sản xuất giữa các phòng, ban của kênh VOVTV với Nhóm sản xuất Chƣơng trình Thời sự còn nhiều bất cập. TCSX Thời sự không nắm đƣợc kế hoạch sản xuất của các phòng nội dung khác quá 1 ngày. Trong trƣờng hợp có những dịp lễ, ngày kỷ niệm quan trọng, chƣơng trình hành động quốc gia... cần sự phối hợp tuyên truyền, Nhóm sản xuất Thời sự rất bị động trong việc lên khung nội dung chƣơng trình. Nếu biết đƣợc kế hoạch sản xuất theo tuần của các phòng nội dung, các TCSX Thời sự mới có thể định rõ đƣợc ngày nào, chƣơng trình nào nên phát sóng tin tức nào, đƣa

tin ở mức độ nào, thể loại nào; kết nối giữa các thông tin và mảng nội dung trong cùng một chƣơng trình nhƣ thế nào cho hay, hiệu quả. Nguyên nhân này khiến Quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV gặp nhiều khó khăn.

- Sự hỗ trợ sản xuất nội dung giữa các Hệ, Kênh của Đài TNVN chưa thực sự tích cực

Với định hƣớng phát triển thành một cơ quan báo chí đa phƣơng tiện mang tầm cỡ quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam cần có cơ chế quản lý, tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ nguồn nhân lực dồi dào để thiết lập một guồng máy sản xuất có năng suất lớn. Tuy nhiên, điều bất cập hiện nay là các bộ phận sản xuất nội dung của Đài chƣa thực sự liên kết chặt chẽ với nhau, gây lãng phí về nhiều mặt. Không lạ khi trong cùng một sự kiện, ngƣời ta bắt gặp cả phóng viên phát thanh đi làm tin cho Hệ phát thanh, đồng thời phóng viên truyền hình cũng đến tham gia sản xuất, rồi cả phóng viên báo mạng, báo in của Đài cũng có mặt.

Hiện nay, Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV hầu nhƣ chỉ khai thác thông tin thông qua nội bộ từ Trung tâm tin, báo điện tử VOV và các cơ quan thƣờng trú; còn các bộ phận sản xuất khác nhƣ Hệ VOV1, VOV2, VOV3, VOV4, VOV5, VOV-GT, báo in VOV... hầu nhƣ không có sự liên kết hoạt động nào. Đây là sự lãng phí to lớn đối với một cơ quan báo chí Quốc gia có đầy đủ yếu tố phát triển lên tầm vóc Tòa soạn Hội tụ.

Hơn nữa, trong mối quan hệ liên kết với Trung tâm tin lẫn các cơ quan thƣờng trú vẫn còn nhiều bất cập, ở chỗ: Nhóm sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV luôn rất bị động trong việc nắm đƣợc kế hoạch sản xuất của các đơn vị khác thuộc Đài. Họ chỉ có thể biết đƣợc các đơn vị khác cung cấp cho mình tin, bài nào khi nhận đƣợc email về nội dung bản text và video clip tác phẩm mà các phóng viên thuộc những đơn vị này đi sản xuất về. Chính vì vậy, Chƣơng trình Thời sự VOVTV luôn lâm vào tình trạng “có gì dùng nấy” chứ không đƣợc chuẩn bị sẵn kế hoạch nội dung phát sóng cụ thể.

*Tiểu kết chương 2

Bằng các phƣơng pháp: Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, quan sát trực quan, khảo sát thống kê…, Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày về thực trạng sản xuất Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện cũng nhƣ thực trạng mối liên kết giữa kênh VOVTV với các Hệ, Kênh khác thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trong đó, luận văn đã trình bày quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự, kênh VOVTV, làm rõ những ƣu điểm, hạn chế của chƣơng trình cũng nhƣ chất lƣợng nội dung, hình thức của Chƣơng trình Thời sự trong phạm vi thời gian khảo sát từ tháng 6/2013 đến tháng 06/2014. Đặc biệt, qua nghiên cứu phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV, luận văn cho thấy những bất cập về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cách thức tổ chức sản xuất của kênh đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những bất cập đó.

Trong chƣơng 3, chúng tôi sẽ tiến hành đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình Thời sự VOVTV nói riêng, các chƣơng trình đƣợc sản xuất theo phƣơng thức đa phƣơng tiện tại kênh nói chung.

Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH VOVTV NHÌN TỪ

GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN 3.1. Cơ sở đề xuất

3.1.1. Truyền thông đa phương tiện là xu thế tất yếu tại các cơ quan báo chí

Với lợi thế là cơ quan báo chí trung ƣơng, lại nắm giữ trong tay đầy đủ các loại hình báo chí - truyền thông đại chúng, việc sản xuất chƣơng trình trên nền tảng đa phƣơng tiện là điều tất yếu đối với bất kỳ cơ quan báo chí nào có điều kiện nhƣ Đài TNVN.

Với quy mô phủ sóng toàn quốc, các kênh sóng chuyên biệt về nội dung thông tin, hệ thống cộng tác viên cũng nhƣ số lƣợng lớn các cơ quan thƣờng trú khắp đất nƣớc và cả trên thế giới đang không ngừng tăng thêm, Đài TNVN có nhiều điều kiện để phát triển thành một cơ quan báo chí đa phƣơng tiện hùng mạnh.

Hơn nữa, vào năm 2008, Đài TNVN cũng đã thành lập Trung tâm tin -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh truyền hình VOVTV từ góc độ truyền thông đa phương tiện (Trang 68)