Vai trò của Thiền Nhật Bản trong đời sống văn hóa Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 26 - 30)

Tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, nhưng với quan niệm và tín bởi thần linh nên đất nước này không bao giờ “đóng cửa” mà sẵn sàng giao lưu và tiếp biến văn hóa với tôn giáo các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Nhật một phần nhờ sự thân thiện đó. Thiền đã tạo ra một

ngươ ̣c la ̣i, chính người Nhật đã mang đến cho Thiền một sức sống mới và diê ̣n ma ̣o mới. Các nhà Thiền học khẳng định Thiền nằm trong 3 cô ̣i nguồn chính: Tri của Ấn Độ, Hành của Trung Hoa và Tình của Nhật Bản. Tinh thần thẩm mỹ mang đậm dấu ấn Thiền đã lan toả và chiếm lĩnh tinh thần nghệ thuật: “trong hội hoạ, trong cách viết, trong lối làm vườn, trong trà đạo, kiếm thuật, vũ hay thi ca”. Đó là “tính chất đơn giản, trực chỉ, xả ly táo bạo, dửng dưng, bất cần đời, nội tâm, khinh miệt hình thức, những tác động tự do tâm linh, nhịp thở thần bí của một thiên tài sáng tạo đang để hết tâm trí vào tác phẩm”. Alan Watts, một học giả về triết học Đông Phương, nhận xét: nghệ thuật Thiền tông là nghệ thuật của phi nghệ thuật, nghệ thuật của sự điều khiển các bất thường.

Nghệ thuật Thiền thể hiện rất rõ trong kiến trúc Nhật Bản. Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Nhật Bản là sự hài hòa với môi trường tự nhiên. “Thay vì

phản kháng hay bảo vệ, sự thích nghi và hòa hợp trở thành lập trường cơ bản [1,

tr.380]. Đặc điểm của kiến trúc Nhật Bản từ thời Kamakura (1185-1333) trở đi bắt đầu có sự thay đổi. Kiểu dáng hướng tới sự đơn giản, trở về kiểu Shinto, căn phòng được mở thêm các cửa hướng ra vườn đón ánh sáng để đọc sách, gọi là kiểu Shoin. Các kiến trúc đã thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng, và hòa vào thiên nhiên giúp rất nhiều cho các ngôi nhà hay đền đài Nhật Bản vượt qua được thử thách của các địa chấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kiểu kiến trúc này là để tạo bầu không khí an nhiên và cởi mở của tâm, tạo không gian đậm chất Thiền.

Các khu vườn tôn giáo đã xuất hiện từ thế kỷ VI, nhưng vườn Thiền với khung cảnh khô (chỉ có đá và cát ) thì đến thế kỷ XIV mới có mà hiện nay còn nổi tiếng nhất là vườn cảnh chùa Ryoan -ji. Sự kết hợp của vật liệu đá tượng trưng cho núi non hùng vĩ, cây cỏ hoa lá tạo cảm giác một không gian rất tự nhiên… đã tạo nên một không gian ba chiều hình ảnh thu nhỏ của thiên nhiên. Triết lý của vườn Thiền là một sự cố gắng thể hiện cốt tủy của thiên nhiên hơn là một sự bắt chước thiên nhiên. Do đó, các mảnh vườn này có thể rất trừu tượng.

Nghệ thuật hội hoạ trở nên rất phổ biến và đặc sắc của văn hóa nghệ thuật Thiền. Tranh Thiền đã xuất hiện ở Trung Hoa từ cuối đời Đường khi sang đến đời Tống thì nghệ thuật này phát triển khá mạnh. Tranh Thiền được du nhập sang Nhật vào đầu thế kỷ 15 do sự phổ biến của Josetsu. Đến nửa sau thế kỷ 15 thì kỹ thuật vẽ tranh Thiền tại Nhật tiến thêm một bước nhờ vào việc phát triển các kỹ thuật vẽ mới của thiền sư Sesshu Toyo (1420-1506). Đó là kỹ thuật shin để vẽ những nét gãy to,

bén và kỹ thuật so để vẽ các đường mờ dùng cho vẽ cảnh. Tranh thiền là một loại tranh vẽ khó thực hiện vì đòi hỏi người vẽ có sức tập trung cao. Được vẽ trên loại giấy rất mỏng dễ rách nên nét vẽ không thể dừng lâu ở một chỗ và cũng không thể bôi sửa vì sẽ làm rách giấy. Mỗi một nét vẽ cần có sự định thần và nét đi cọ phải dứt khoát đều đặn mới có thể thành công trong một bức hoạ. Thường chỉ vẽ bằng một màu mực đen. Đây là một phương pháp để các thiền sinh hay thiền sư thể nghiệm sức định của tâm trí. Nhiều tranh Thiền đặt vị trí con người vào quan hệ thực chất với thiên nhiên và vũ trụ mà không thể diễn tả được bằng lời. Mục tiêu của các bức tranh là chỉ ra trạng thái của tâm.

Một trong những nét đặc sắc của Thiền đó là tạo ra một phong cách thanh nhã với nghệ thuật thư pháp. Ban đầu thư pháp được viết chung với các tranh thiền như là các lời minh họa ý dưới dạng thơ hay vài từ ngắn gọn. Về sau thì thư pháp được tách ra. Tuy nhiên về mục đích thì vẫn như các tranh Thiền. Những thư pháp Thiền của Nhật (tức là sumi-e) xuất hiện sớm vào thời kì Kamakura (1185-1333). Tuy nhiên, chính những đóng góp tại Nhật mới làm cho nghệ thuật này trở thành một nghệ thuật được sự thán phục tại Tây phương. Một số đặc tính của thư pháp Thiền là: mực pha bằng các khối nhỏ gọi là sumi làm từ nhọ đen của đèn trộn với keo. Mực khi dùng được nhúng ướt và mài cho tới khi đạt được độ đậm nhạt vừa ý. Cọ làm từ lông thú và được nhúng nước và để cho khô trước khi dùng. Khi viết cọ đuợc nhúng ngập trong mực được giữ trong tư thế thẳng đứng với giấy và được viết những nét cọ nhanh chắc chắn và có các độ dầy khác nhau. Bởi vì thư pháp Thiền không cho phép những sai sót nên nó thể hiện trạng thái của tâm. Cái tâm tĩnh hay động đều được thể hiện trong từng nét chữ. Các nét cọ quét và biến đổi theo cùng lúc và không dự đoán trước cũng như không tuân theo phép tắc nào. Người ta tìm thấy sự sáng tạo, sự say mê và tâm hồn nghệ sĩ ở môn nghệ thuật này. Nói như thế không có nghĩa các môn nghệ thuật khác không cần đến các yếu tố đó. Nhưng sự phóng khoáng, tự do, không khuôn mẫu và dấu ấn của cá tính sáng tạo ở mỗi chữ thể hiện rất rõ.

Trà đạo là đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực của Nhật Bản. Nghệ thuật dùng trà Thiền có nguồn gốc từ Trung Hoa được truyền sang Nhật từ sư Eisai (1141-1215). Ở Nhật thì trà gọi là cha-no-yu nghĩa là trà lễ hay chado tức là trà đạo. Trà đạo phát triển trên triết lý cho rằng uống trà như là một thú tiêu khiển thanh tao cũng như là việc lễ giáo hóa việc uống trà bởi các sư Thiền tông để giữ cho mình thức tỉnh. Sau đó đến thiền sư Sen no Rikyu (Thiên Lơ ̣i Hưu, 1521-1591) thì nó thực sự trở thành

một nghệ thuật gắn liền với đời sống. Một trong bảy nguyên tắc của nghi thức trà đạo là phải có sự hiện diện của hoa. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên. Wagashi là món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, thường được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo là ví dụ điển hình cho sự tái tạo thiên nhiên theo từng mùa. Thiền thông qua việc định nghĩa các yêu cầu của trà đạo như là sự hài hòa, tĩnh lặng, thanh khiết và kính trọng

Khác với các nghệ thuật Thiền khác, nghệ thuật cắm hoa (trong tiếng Nhật là

Ikebana) phát triển từ việc Phật tử Nhật dùng hoa để dâng cúng linh hồn người quá

cố. Các nguyên lý và thực hành ban đầu của Ikebana được truyền lại từ nhóm những nhà truyền đạo gọi là Ikebono. Ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông sau đó được tìm thấy qua chứng cớ về sự thiết trí hoa bất đối xứng để miêu tả sự biểu lộ cụ thể của thiên nhiên. Một kiểu (cắm hoa) gần gũi triết lý Thiền nhất được biết là

chabana (hay nageive) rất đơn giản và không gò bó được tạo ra bởi trà sư Sen no Rikyu (1521-1591). Ảnh hưởng của Thiền ngày nay vẫn còn lại trong ý chỉ rằng cắm hoa là một ý nghĩa của sự thưởng thức, một sự Thiền định trong mối quan hệ giữa bản ngã và thiên nhiên.

Thiền còn ảnh hưởng đến cả văn hoá ẩm thực, tính lễ nghi, tính thẩm mỹ, và các gia vị trong khoa ẩm thực Nhật đều có dấu tích Phật giáo đặc biệt là Thiền tông. Thực tế là từ năm 676 đến 737 việc tiêu thụ thịt và cá đã bị cấm thay vào đó là việc ăn chay phát sinh từ các luật lệ của những vị hoàng đế theo Phật giáo. Cá và hải sản chỉ đuợc phép dùng lại từ năm 737, sau đó mãi tới thời Meiji (1868-1912) thì người Nhật mới ăn thịt. Đặc trưng Phật giáo của kiểu nấu ăn Nhật được gọi là shojin-ryori

(tinh tiến khoa lý ), đây là sự kết hợp của hai từ có nghĩa là tôn giáo và mỹ thuật. Shojin-ryori nguyên thủy là thức ăn để phục vụ cho các sư Thiền tông thường làm từ gạo và rau quả. Cách ẩm thực này truyền sang từ Trung Hoa vào thế kỉ 13. Các thiền sư tin rằng bằng cách thức ẩm thực như vậy sẽ giúp cho con người có được sự sáng suốt của tâm (cũng vì lý do này các thức ăn cay và kích thích như là tỏi và hành đều bị tránh dùng).

trong đó có thơ ca.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)