Thời Edo và văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 39 - 40)

Khi hình dung về lịch sử văn học Nhật Bản người ta không quên cội nguồn của nó với sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhật Bản cũng như các quốc gia khác đều không tránh khỏi những ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo và thời đại đối với văn học. Ví dụ như Việt Nam, trước khi áp dụng thuật ngữ hệ hình trong nghiên cứu lịch sử văn học thì văn học vẫn được phân chia theo các triều đại, nên có văn học Lý-Trần, văn học Lê sơ, hay theo Tây lịch thì có văn học thế kỷ XVIII-XIX. Ở Nhật Bản cũng vậy, văn học không được hình dung bởi các hệ tiêu chí như hình tượng nhân vật trung tâm, quan niệm sáng tác, hệ thống chủ đề-đề tài, ngôn ngữ, mà được phân chia theo lịch đại. Vì thế, nghiên cứu văn học Nhật Bản mà không hiểu về thời đại của đối tượng nghiên cứu thì thật là thiếu sót.

Dòng chảy văn học Nhật Bản cũng có những thăng trầm theo dòng lịch sử. Trước khi ra đời cùng với văn hóa Edo, văn học Nhật đã trải qua ba thời kỳ: Mở đầu là thời đại Nara (thế kỷ VII - VIII) được coi là buổi bình minh của văn học Phù Tang, lúc này chưa có sự định hình rõ về phong cách; tiếp đến thời Heian (thế kỷ VIII - XII) là thời rực rỡ nhất của văn học Nhật Bản từ trước đến nay; và thời Mạc Phủ Kamakura (thế kỷ XIII - XIV) là thời kỳ văn chương của võ sĩ và tu sĩ cho đến thời Muromachi (thế kỷ XV - XVI). [39]

Thời đại Edo bắt đầu khi cuộc chiến tranh dai dẳng đã đến hồi kết. Tướng quân Tokugawa Iegasa mở ra một thời đại mới gọi là thời Tokugawa hay thời Edo (vì Edo được chọn làm Thủ phủ trở thành trung tâm văn hóa mới), với một nền hòa bình kéo dài gần 3 thế kỉ (từ 1600-1868). Dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa, học vấn phát triển mạnh mẽ cả Nho học lẫn Quốc học đến cả việc hình thành văn hóa và đạo lí của tầng lớp võ sĩ trên toàn cõi Nhật Bản. Đó là tinh thần võ sĩ đạo “Bushido”. Ngoài ra văn hóa Edo còn bị chi phối bởi hiện tượng chính trị khép mình theo lệnh tỏa quốc hay “bế quan tỏa cảng”. Nhưng hiện tượng nổi bật của văn hóa Edo lại chính là tầng lớp thị dân, chính vì vậy mà văn hóa Edo còn gọi là “Văn hóa thị dân”. Là thời của thị dân, nghệ sĩ, kĩ nữ… của những “Thành phố không đêm”, của

nhà hát, lữ quán… là nguồn đề tài phong phú cho các nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, họa sĩ và cả nhà thơ. Chính cái thị tứ ấy đã tạo nên một nền “văn hóa Phù thế”. Đời sống thường ngày và con người thường dân bắt đầu xâm nhập vào một thế giới mà mới đây dường như hãy còn là một cõi xa lạ là văn chương và nghệ thuật. Nho giáo được xem là chính thống. Đạo Thiên chúa bị cấm đoán. Thời kì đầu của Edo trải dài hơn một thế kỉ rưỡi. Nhật Bản được cai trị bởi mười tướng quân kể từ Ieyasu. Sân khấu, nghệ thuật, điêu khắc, hội họa… phát triển mạnh. Hai loại hình sân khấu nổi trội là múa rối Joruri và Kabuki, trong hội họa “hình ảnh ngọn sóng chính là biểu tượng của một thời đại đầy khát vọng” [1, tr.203]. Riêng văn học với nhiều thể loại để lại những thành tựu văn học đặc sắc như: tiểu thuyết gia bậc nhất Ihara Saikaku (1642-1693) và Thế gian gia đình, hay các tác gia tiểu thuyết khác như: Akinai, Ikku và Bakin.

Thời Edo là thời tự trị của văn chương Phù thế, vì văn chương Phù thế là văn chương của những ngọn sóng trần gian chỉ biết “con người tại thế” mà quay lưng lại với thần linh xưa cũ. Văn học cổ điển Nhật Bản kết thúc vào cuối thời Edo

Thơ thời Edo cũng xuất hiện với hình thức mới mẻ và giản dị. Đó là thể thơ haikai 17 âm tiết mà đời sau gọi là thơ haiku với bậc thầy Matsuo Bashô, bên cạnh còn có các tác gia khác như Issa, Kikaku, Chiyo, Onitsuro, Buson. Có thể nói đây là thời cực thi ̣nh của thể thơ rất ngắn này khi các ni êm luâ ̣t của thể loa ̣i đã được xác lâ ̣p, nhiều bài thơ được đời sau lưu truyền như những giá tri ̣ kinh điển. Công lao của Bashô đối vớ i sự phát triển của thể loa ̣i thơ này đã khiến ông trở thành đa ̣i thi hào nổi tiếng Nhâ ̣t Bản , ở phương diện nào đó có thể ví với một Nguyễn Du của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)