Ảnh hƣởng của Thiền Nhật Bản đối với thi ca viết về thiên nhiên Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 30 - 35)

1.3.1.Thiền và thơ ca

Thiền tông sinh ra ở Ấn Độ, hoàn thiện ở Trung Quốc nhưng tồn tại với sức sống bất diệt tại ở Nhật Bản. Nhật Bản không khước từ sự du nhập của Thiền mà ngược lại, đến với Thiền, người Nhật như tìm được chân tâm, Phật tính của chính mình. Từ khi vào Nhật Bản, Thiền tạo ra sự ảnh hưởng của nó đối với mọi lĩnh vực của đời sống đặc biệt là nghệ thuật. Vì sao có sự cộng hưởng của Thiền với thơ ca và đặc biệt hơn cả là những vần thơ viết về thiên nhiên?

Thơ ca Nhật Bản nói riêng và thơ ca phương Đông nói chung không thể nằm ngoài thiên nhiên. Thiên nhiên trong sự hoà hợp với con người đã tạo ra những phút thăng hoa của nghệ thuật. Dù con người muốn hay không thì thiên nhiên vẫn tồn tại, cũng như thế, thiên nhiên ùa vào thơ ca trong sự hiển nhiên mà con người không khước từ được. Chúng ta cần hiểu thêm về cơ duyên của Thiền và thơ ca.

Các cổ nhân Trung Quốc, nơi Thiền được hoàn thiện và phát triển cho rằng “Thi thị khả giảng bất khả giảng chi gian” có nghĩa thơ có cái giảng và có cái không thể giảng được. Thơ và Thiền nằm trong cái siêu nhiên ấy. Thiền tạo cho tâm lắng đọng và từ sự lắng đọng phát ra được trí vô sư. Thơ cũng thế, đôi khi nó trở thành vô ngôn, nhưng đến một lúc nào đó khi tâm tĩnh thì nhận ra được, đọc ra một câu thơ, cảm nhận được thì lúc đó Thiền và Thơ gọi là Ngộ và Nhận. Ngay cả đến những nhà hình thức chủ nghĩa, phân biệt thơ với văn xuôi bằng số lượng câu chữ cũng phải công nhận trong thơ có những khoảng lặng, những khoảng trống vô ngôn, chính nó làm nên tính hàm súc, đa nghĩa của nghệ thuật ngôn từ. Sự gặp nhau của Thiền và thơ ca chính bởi những phút đốn ngộ ấy.

Thiền chính là sự tĩnh lặng, những mảng trầm tích để hồn siêu thoát, vượt ra ngoài thế tục để đi vào cõi riêng của không tính, quán tưởng cái điều không hiểu thấu được. Ngược lại, thơ thuộc về tâm tưởng chủ quan của thi sĩ. Thiền và Thơ nằm trong cái thế giới siêu hình, đôi khi trở thành hữu hình và vô hình. Có lúc chính các thiền sư-thi sĩ cũng không lý giải được vì sao họ làm thơ. Điều này không chỉ có ở Thiền mà đối với thơ ca nói chung đều có những điều không thể lý giải được, cái mà Freud gọi là “giấc mơ tỉnh thức”? Hay như Hoàng Cầm cho biết: “Thơ, từ những khát vọng người, từ những vùng u huyền, bí ẩn nhất, bật ra như một điệu

đàn, như một hình bóng, bất chợt, như tiếng nói các thần linh tự thuở nào”[32, tr.150]. Như vậy mọi sự không thể minh bạch được, người ta gắn nó với yếu tố siêu nhiên, hay gọi đó là thần linh. Lại có ý cho rằng thơ không cần phải có nghĩa, tự nó đã hiện hữu (Archibald Macleish) cho nên thơ vô hình dung hòa nhập với Thiền tính mà không hay! Thơ và Thiền gặp nhau trong trực giác và cảm nhận của tri thức. Thơ chứa đựng một yếu tố siêu tưởng, siêu lý vượt ra ngoài mọi khả năng suy tưởng hơn là biểu lộ cụ thể, thơ thường tiềm ẩn trong vị trí của tiềm thức, tiềm thức xung đột với lý trí rồi xuất phát ra từ một trực giác tự nhiên để trở thành thơ.

Thơ và Thiền đều dung nạp một tâm thức quán: “Đó là tâm thức và trí tưởng

của ta đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức” (G. Bachelard) . Do

đó giữa thơ và Thiền đã nói lên cái biểu tượng (Embodiment) tự nó trong một tư thế riêng biệt (Self-poised). Kết hợp hai điều kiện trên mà nẩy sinh ra một thứ thi ca ngẫu hứng không suy tư (It is poetically irrational). Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung đều cần sự ngẫu hững. Thơ “khởi phát từ lòng người”, Thiền lại có ở trong tâm, hai “không gian” bí ẩn, riêng tư và khó hiểu. Người ta đã sử dụng thi ca như sứ giả tinh nhã đem thông điệp từ bi bác ái, huyễn đồng với mọi sinh vật trong vũ trụ để giải thoát con người ra khỏi vô minh.

Mối lương duyên giữa thơ và Thiền đã để lại những áng thi ca bất hủ. Đến với kiểu thơ ca này, đôi khi chúng ta không thể lý giải được vì sao các thiền sư-thi sĩ lại viết như vậy và càng cố hiểu thì càng rơi vào vô minh. Phải chăng đến với thơ Thiền, chúng ta nên dùng sự thụ cảm tinh tế để thẩm thấu nó bằng thanh tâm mà không nên lý giải. Phương Đông là mảnh đất sinh thành và dưỡng dục Thiền, vì thế thơ Thiền xuất hiện khắp nơi. Ở Trung Quốc, dư vị Thiền phảng phất suốt từ đời Đường đến cuối đời Thanh. Ở Việt Nam, ngay từ thời Lý-Trần, thơ Thiền đã xuất hiện. Đặc biệt tại Nhật Bản, nơi được coi là mảnh đất hưng thịnh của Thiền thì thơ ca mang âm hưởng Thiền tìm thấy khắp nơi.

Vào đời Đường ở Trung Quốc, Vương Duy, Liễu Công Nguyên, Giả Đảo, Trương Kế là những cây bút hướng đến sự siêu thoát thế tục. Ta hãy xem cái nhìn mơ ảo thâm sâu của Giả Đảo trước vũ trụ:

Chỉ vào trong núi như mơ

Tìm đâu cũng thấy mây mờ thâm sâu.

(Giả Đảo)

đã rọi ánh sáng vào cơ cấu tư tưởng và tình cảm của Vương Duy. Người đời còn lưu truyền rằng Bồ-đề-đạt-ma-người sáng lập ra Thiền được mời đến gặp và giải thích cho nhà vua bản chất tín đạo của ông ở chỗ nào. Khi vua hỏi: “trẫm đã xây được nhiều chùa và làm được nhiều điều tốt, vậy thì trẫm được gì từ tất cả những việc làm đó?”. Ông đáp: “Không được gì cả! Giáo lý, sách vở, việc thiện, tất cả đều không quan trọng. Chỉ có một con đường, cần tìm nó ở trong bản thân mình”. Lời đó (diama) dịch sang tiếng Trung Quốc là Thiền. Vương Duy đã tìm ra con đường đi đến trạng thái diama, nhưng không phải bằng bước chân của một Thiền sư mà bằng bước đi của một thi sĩ. Những vần thơ đạt đến trạng thái hoà đồng với thiên nhiên, đó là lý do người ta coi ông là nhà thơ của thiên nhiên, một nhà thơ của tư tưởng Phật giáo. Như vậy, thiên nhiên-thơ-Thiền có một cơ duyên không thể chối cãi.

Đến Việt Nam, người ta tìm thấy một dòng thơ mang tinh thần Bát-nhã-ma- la-mật (trí tuệ giác ngộ), hãy lắng nghe tiếng vọng từ miền tâm thức đó:

Có thể có tự mảy may

Không thì cả vũ trụ này cũng không Có không ở bóng nguyệt lòng sông Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào.

(Thiền sư Vạn Hạnh)

Giữa cái mênh mông vô định của trời đất, con người bỗng trở nên bé nhỏ, hư vô, ta hay gặp trong thơ Thiền những cặp đôi tương phản: vũ trụ-con người, âm- dương, hữu-vô….

Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi

Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Ðêm qua sân trước một cành mai

(Thiền sư Mãn Giác)

Bài thơ mang âm điệu thản nhiên, đậm chất Thiền. Nhà thơ thấy được quy luật của tạo hoá về sự chảy trôi của thời gian, vòng sinh-trụ-dị-diệt ấy mang tính khoa học nhưng được trình bày qua ngôn từ nghệ thuật. Trước sự biến đổi của càn

khôn, con người không tránh được vòng luân hồi ấy, biết vậy nhưng Không Lộ Thiền sư vẫn muốn mang tiếng nói của mình để đáp lại đất trời:

Một thuở lên cao đầu gió núi Hú dài một tiếng lạnh hư không.

Đến với các nhà thơ phương Tây, dù Thiền không được định danh ở đất Tây học, nhưng sự ảnh hưởng của nó tới các nhà thơ mộ Thiền là điều có thể. Không phải ngẫu nhiên mà họ coi thế giới được hiện hữu trong hạt cát, vô cùng nằm trong lòng bàn tay… Đó chính bởi cái tâm đã tạo ra một cảm giác thơ không chủ thể, không đối tượng, không không gian, không thời gian… nó vượt ra ngoài sự ràng buộc của ngôn từ để đạt đến “chân như”:

Thấy thế giới trong hạt cát Và bầu trời trong bông hoa dại Nắm vô cùng trong lòng bàn tay anh Và vĩnh viễn trong một giờ.

(William Blake)

Đến đất nước Mặt Trời mọc, Thiền tìm được sợi dây giao cảm ở mọi lĩnh vực văn hoá đời sống cũng như trong nghệ thuật. Thiền đã tìm thấy cho mình một hình thức thể hiện rất phù hợp và đặc sắc đó là thơ haiku. Haiku tồn tại bên cạnh các ngành nghệ thuật Thiền khác nhưng sức lan toả của nó khiến người ta tưởng rằng haiku là nghệ thuật riêng có của Thiền tông. Vì sao có hiện tượng như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa Thiền và thơ haiku?

1.3.2.Thiền và haiku viết về thiên nhiên

“Thơ haiku chờ đợi một linh hồn mới. Ai sẽ ban cấp điều đó cho nó, kết hợp nơi nó sự trào lộng và trang trọng, hoan lạc và cô tịch, cái nhỏ nhoi và cao cả, cái đơn sơ và chiều sâu, cái bình thường và huyền diệu, trào lộng và trữ tình, sự nghèo nàn và phong nhiêu… nó đang chờ đợi một phép lạ. Và Bashô đến”[4]. Matsuo Bashô chính là người tạo ra linh hồn thơ haiku Nhật Bản. Như đã nói ở trên, Bashô là sự kết tinh của thơ ca truyền thống và ở ông có sự sáng tạo thiên tài. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bashô không đơn thuần là “phong, hoa, tuyết, nguyệt” mà khái niệm thiên nhiên bao hàm cả hình ảnh về tự nhiên (địa danh Nhật Bản, động vật, hoa lá cỏ cây) và đặc biệt ông coi con người là một phần của thiên nhiên. Bashô không làm thơ để thuyết giáo về các triết lý Thiền với mục đích “chở đạo” nhưng tư tưởng Thiền trong

thơ ông bật ra hết sức tự nhiên mà không kém sự sâu sắc.

Bashô luôn thể hiện một tinh thần Zen kết hợp thâm sâu với mỹ cảm Nhật Bản trong từng bài thơ haiku. Trên bước đường lữ khách, hành trang mang theo của thiền sư Bashô là chiếc nón lá, cây trượng và một cái đẫy… Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng, như một thiền sư đã nói: “Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi” . Nhà thơ William Blake cũng có nói: “Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)”

Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy Mưa nắng vô thường sây sát nhau.

Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được:

Từ trong hạt cát hằng sa đó

Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu.

Thiền tông đã góp phần định danh tên gọi haiku, chính những yếu tố Thiền đã tạo nên sự đặc sắc của thể loại thơ này so với các thể thơ khác của Nhật Bản. Bashô không tự nhận mình là một Thiền sư, ông cũng không đi khắp thế gian vớ i bát khất thực trong tay và lời giao giảng thuyết lý như các Thiền sư nhưng ông mặc áo giống họ. Bashô không quan trọng việc mình có phải là một Thiền sư hay không. Trên hành trình của mình, ông thấy mình không giống một Thiền sư cũng không giống một con người bình thường khác, vậy ông là ai? Ngay cả bản thân Bashô còn không muốn rành rẽ vấn đề này thì chúng ta cũng không nên có một kết luận rõ ràng mà đến với Bashô, chúng ta hãy đặt ông trên cương vị một thi sĩ-thiền sư.

Issa (Nhất Trà), một trong những nhà thơ haiku nổi tiếng của Nhật Bản đã có thời gian dài sống trong cảnh Thiền, đã tự gắn tên của mình với tư tưởng Phật giáo là sự “trống vắng” và “thay đổi”. Ông viết, haikai là “ngôi đền haiku” và Issa là

“một tách trà”. Ông thấy mình như những hạt bong bang trong một tách trà, mỏng

manh và sẵn sàng tan vỡ trước cuộc đời.

Trong haiku, có một khoảnh khắc gọi là “satori” (đốn ngộ) và những khoảnh khắc khó nhận biết được gọi là Kiến Tính, đó là sự gặp gỡ của tâm hồn với những thời khắc đổi thay của thiên nhiên, mà thiếu đi cảm thức về vẻ đẹp dịu dàng, nỗi buồn dịu nhẹ và vô thường (aware) thì không thể nhận ra. Bởi thế haiku coi trọng sự ngưng tụ, lắng đọng và hàm súc. Sự kiệm lời của haiku chính bởi lý do này. Phải

đạt đến độ thức tỉnh mới có thể viết nên những câu thơ tinh tế đến vậy:

Đánh thức lúc nửa đêm

bởi âm thanh của các chai nước nứt từ băng

(Bashô)

Thiền coi trọng sự trống vắng, hư vô, nó cần một không gian tĩnh, một trạng thái hư không. Thiền sư Lin-chi nói: “Bạn không thể tập hợp chúng lại, không thể làm nó tan ra trong gió. Càng tìm kiếm nó càng ở xa bạn. Nhưng không tìm kiếm nó thì nó ở ngay trước mắt, âm thanh diệu kỳ của nó ở trong tai bạn” (The Zen Teachings of Master Lin-chi, Burton Watson dịch). Như thế có nghĩa những hình ảnh trong haiku không chịu sự chi phối của chủ thể, nó đề cao sự khách quan. Những đặc điểm cốt cán của Thiền rất phù hợp để đến với thiên nhiên và kết giao với haiku.

Một trong những sản phẩm đặc sắc của Thiền để lại trong mối giao cảm với văn hoá các dân tộc đó là thơ Thiền. Thơ Thiền còn được gọi là Kệ (Tiếng Phạn: “gàthà”, âm đầy đủ là Kệ đà), có nghĩa là tụng, ngợi, ca, tán dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử. Thơ Thiền Trung Hoa đã phát triển mạnh từ thời nhà Đường. Tuy nhiên, hầu hết các học giả phương Tây cho rằng thơ Thiền là kiểu thơ haiku của Nhật. Một lối thơ không đẽo câu gọt chữ, không diễn tả dài dòng, thấy gì nói nấy, tôn trọng thiên nhiên và hoà mình trong đó. Thơ Thiền sở dĩ làm người ta nghĩ đến haiku chính bởi những đặc điểm của haiku rất hợp để diễn tả Thiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)