Wabi-cốt tủy của cái đẹp giản dị trong những khoảnh khắc trực ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 101 - 105)

Wabi (đà) đó là một khái niệm của Thiền tông nói đến sự cảm nghiệm về sự thanh bần an lạc, sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật, sự tĩnh lặng yên bình , đă ̣c biê ̣t là sự tĩnh lă ̣ng của thiên nhiên thôn dã và hoang sơ . Trong thực tế sabi và wabi rất thường thấy được ghép thành mô ̣t khá i niê ̣m duy nhất dùng để chỉ sự tĩnh lặng , sự cổ kính , sự hoang phế . Tuy nhiên trong thực tế đây là hai pha ̣m trù thẩm mỹ có điểm di ̣ biê ̣t . Cũng mang ý nghĩa cô đơn nhưng nếu sabi nghiêng về cảm xúc thẩm mỹ thì wabi lại nhằm ám chỉ đến điều kiện sống và tình cảm của con người và sự vật hơn. Theo D.T.Suzuki: “Sabi nghiêng về đồ vật cá nhân, trong khi wabi là sống cuộc đời bình thường trong sự thanh bần hay tri túc, thiểu dục. Do đó, sabi quy về cảnh vật có tính khách quan hơn còn wabi thì thiên về

cá tính chủ quan hơn”. Đó là những cảm nhận bất ngờ, về những cái hiện hữu của

sự vật tưởng chừng như rất nhỏ nhoi như con ốc, con cua, con chuột, con muỗi, chiếc lá rơi, giọt sương mai, bông hoa rụng, cành cây khô… những hình ảnh giản dị đó mới chính là đời sống thực mà Bashô dành rất nhiều tình cảm và sự ưu ái trong thơ.

Xuất phát từ nghĩa gốc, wabi đó là người thất chí, khốn khổ, nó nhấn mạnh cung cách đơn giản và khắt khe khổ hạnh, nhưng nó lại coi trọng một tâm trạng siêu việt và tĩnh lặng để đón nhận một cuộc sống thanh bình êm ả và nhàn nhã. Những hình ảnh đơn sơ giản dị của cuộc sống đã đi vào thơ Bashô khiến người ta thấy được đầy đủ một cuộc sống bình dân của đất nước này. Từ xa xưa, nói đến wabi là nói đến sự cô đơn và nỗi buồn; trong thi ca hoặc trà đạo thì nó phản ánh tâm trạng tĩnh, im lặng và khắc khổ. Ban đầu thuật ngữ này dùng để chỉ tâm trạng của con người trong bể khổ: lo lắng, thất vọng, lạc lõng hay nỗi niềm của kẻ bị tình yêu ruồng bỏ… Nỗi đau đó mở đường đến với nghệ thuật.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà ẩn dật lại tìm đến núi rừng vui vầy với cỏ cây hoa lá, chấp nhận cuộc sống cô đơn khắc khổ nhưng lại rời xa được sắc tướng

và những dục vọng vật chất. Chính từ cuộc sống đơn độc làm bạn với thiên nhiên ấy là khoảng thời gian quý báu cho họ chiêm nghiệm lại lẽ đời để rồi đạt được một thái độ siêu việt đối với cuộc sống. Chứng kiến cảnh hoa rơi lá rụng, thu tàn đông sang… con người mênh mang trong cảm xúc và nỗi cô đơn. Nhưng chính những cảm giác đó đã khiến họ mải miết đi tìm và trân trọng dù chỉ là một nét đẹp trong đó và vui vẻ sống cuộc đời giản dị tuy khắc khổ. Với họ đó là cái đẹp:

Trong lều ngư dân giữa đám tôm cá có con dế mèn

Giữa đám tôm cá nhưng Bashô không nói đến cái vất vả của những ngư dân khi hàng ngày sống giữa mùi tanh tao bốc lên ấy. Trong con mắt của Bashô đó mới là cuộc sống đích thực của họ, nếu thiếu đi cái mùi vị mặm mòi hôi tanh ấy thì cuộc sống của những người ngư dân chỉ là giả tạo mà thôi. Thì đấy, nhìn sự chung vui của đám thủy sản thì hiểu được cuộc sống của con người thế nào. Bashô nghĩ đến bản thân mình trên con đường đầy khổ hạnh, cũng có lúc ngủ chung với chấy, bọ và nước đái ngựa:

Chấy bọ rầy rà nơi tôi nằm ngủ

ngựa đứng đái không xa.

Một phút thăng hoa của cảm xúc, Bashô không thấy chấy bọ làm phiền mình, nước đái ngựa không làm mình khó ngủ mà ông thao thức để đón nhận cuộc sống đang diễn ra như đói thì ăn cơm, khát thì uống nước vậy. Sự gặp gỡ của sabi và wabi đã diễn ra, một chú khỉ đơn độc giữa trời đông mưa giăng, cái nhỏ nhoi đó không thể xa rời tầm mắt Bashô:

Mưa đông giăng đầy trời một chú khỉ đơn độc cũng mong chiếc áo tơi

Có những điều đơn giản mà con người nếu thiếu đi sự tinh tế sẽ dễ dàng bước qua, giống như đóa hoa dại bên bờ dậu hay một chiếc lá rơi hạ cánh trên cây nấm:

vẫn còn nằm yên

Hình ảnh nấm rơm, chiếc lá đều nhỏ nhoi, bé bỏng, mộc mạc nhưng lại có sức hút với cái nhìn ưa thích những điều giản dị. Wabi không gì khác nó chính là cái đẹp hiện hữu bên trong những cái giản dị nhất, đơn giản mà không đơn điệu, bình thường mà không tầm thường. Nó không thừa nhận cái cầu kỳ, sặc sỡ, chau chuốt, đẽo gọt… bởi người Nhật cho rằng đó là những cái tầm thường. Cuộc sống của người Nhật luôn hướng đến sự tự nhiên, họ gần gũi với thiên nhiên và dường như muốn mang cả thiên nhiên vào cả trong ngôi nhà của mình.

Ở một khía cạnh nào đó thì wabi rất gần với sabi. Nếu sabi khắc họa nỗi cô đơn thì wabi dường như muốn lý giải nỗi cô đơn đó và giải thoát khỏi nỗi cô đơn bằng cách tìm đến với cuộc sống bình thường với tất cả những gì khiêm nhường mà con người dễ dàng bỏ qua. Có những điều tưởng như vô nghĩa, vô tác dụng nhưng nó lại mang sức sống tiềm ẩn mà con người vô tình không nhận ra. Một đóa hoa dại nở bên hàng dậu cũng khiến Bashô dừng bước, ông không nhìn nó thờ ơ hay lãnh đạm mà nhìn rất rõ. Chính cái đẹp từ những điều giản dị ấy đã mang đến xúc cảm không ngờ trong Bashô:

Mắt tôi nhìn rõ đóa nazuna nở bên hàng dậu

Bashô đã dùng con mắt của một con người có trái tim lớn, tâm hồn lớn để chứng ngộ, nâng niu những sinh vật bé nhỏ. Chuyện một chú ngựa đang thản nhiên ngậm đóa hoa bên đường, không có sự cưỡng bức, tàn phá mà nó hoàn toàn tự nguyện:

Bên đường hoa râm bụt

đưa mình cho ngựa ăn

Cuộc sống là những điều hết sức đơn giản và tự nhiên, vậy mà vẫn có nhiều người lại cố đi tìm sự sống ở nơi nào khác. Có thể một lúc nào đó họ nhận ra cái mà họ mải mê kiếm tìm lại đang ngự ngay bên cạnh mình. Bashô rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường và tất cả những gì thu được vào mắt thi sĩ bằng cái nhìn trực ngộ, với ông đó là cuộc sống đích thực. Bởi thế haiku thật “vừa vặn” để ông khắc họa lại những điều đơn giản đang diễn ra quanh mình:

Mái lều im

một con chim gõ kiến gõ ngoài trụ hiên

Một mái lều đơn sơ, một con chim gõ kiến là nét phác cho bức tranh của Bashô, không cầu kỳ, tô vẽ và im lặng, đó là Thiền. Âm thanh duy nhất xuất hiện lại gây nhiều liên tưởng. Tiếng chim gõ ngoài trụ hiên hay gõ vào không gian vắng lặng? Bashô khắc họa cái tĩnh lặng của không gian bằng âm thanh đó. Có những thanh âm vang lên khiến thi sĩ không nhận biết được đó là âm thanh khởi phát từ đâu chỉ biết rằng nó khiến nhà thơ bâng khuâng:

Con ve sầu kêu như thể nó ở thật xa

Có những cuộc sống thật ngắn ngủi nhưng thật vang dội, có lẽ nào những con vật cũng hiểu rằng: thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm? Con ve sầu hát bản tình ca mùa hè đến khô héo cả thân mình và rồi chỉ còn lại là cái xác ve. Có thể ngày mai con ve sầu kia không còn kêu nữa nhưng điệu nhạc của nó vẫn ám ảnh nhà thơ. Những cuộc sống rất bình thường cũng khiến Bashô vướng lòng:

Dưa chuột lạnh dính bụi đất sương buổi sáng

Một quả dưa chuột lấm bụi đất cũng trở thành một hình ảnh nên thơ. Thơ ca Bashô không phải là những sắc màu lung linh từ cõi cao sang nào, mà nó dung dị, hiền hòa, nó là những hình ảnh bất chợt Bashô gặp trên đường. Bởi thế, không có sự chau chuốt, haiku chú trọng đến khoảnh khắc, cái khoảnh khắc nhà thơ chộp được như một nhiếp ảnh gia vậy.

Wabi nói đến sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất và điều kiện sống, nhưng chứa đựng trong đó là một cái gì thanh cao, phóng khoáng. Bashô không quên được cái đêm giá lạnh khiến mình tỉnh giấc:

Sương giá nửa đêm không ngủ được

Một thực cảnh vô cùng trớ trêu, thi sĩ nghèo đến mức áo không đủ mặc, chăn không đủ để đắp và giữa cái lạnh giá của mùa đông ông đành mượn áo bù nhìn để sưởi ấm. Một nghịch lý xảy ra, áo bù nhìn thay áo người để giảm giá lạnh. Nhà thơ nói đến những cái khốn khó nhưng vẫn lạc quan, bởi thế trong thơ Bashô luôn luôn có một phong thái ung dung tự tại được gọi là karumi. Tôn vinh sự đơn giản trong miêu tả, thi sĩ lại chú trọng những khoảnh khắc và đặc biệt say mê những nét vẽ của nghệ thuật khắc họa, không rườm rà, màu mè mà vẫn tóm được cái thần sắc của cái được miêu tả:

Con trai sò

khó chia xác vỏ ra hai mùa thu sắp đi qua

Bashô yêu thiên nhiên và đến với thiên nhiên bằng sự trân trọng, ông quan niệm: “mắt nhìn đâu cũng là hoa cỏ, suy tư nào cũng hướng tới vầng trăng. Nếu nhìn vạn vật mà không thấy cỏ hoa thì ấy là man rợ; nếu nghĩ suy mà không thấy ánh trăng thì ấy là cầm thú. Vì thế tôi nói rằng: hãy vượt qua man rợ và tăm tối mà đón nhận thiên nhiên, trở về với thiên nhiên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 101 - 105)