Vai trò của EU đối với anninh châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 27)

Từ nhiều năm qua, châu Âu bị than phiền là không quan tâm đến vấn đề an ninh của châu Á. So với quy mô, sức mạnh và mối quan hệ với châu lục này, người ta hy vọng EU sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng ở châu Á. Tuy nhiên, dư luận không rõ là EU có sẵn lòng vào cuộc hay không.

Dù có những thách thức cấp bách riêng như Trung Đông, nạn nhập cư ồ ạt và khủng bố đe dọa, EU ngày càng quan tâm hơn đến châu Á – Thái Bình Dương không chỉ vì kinh tế mà còn vì an ninh và ổn định chiến lược. Động cơ chủ yếu dẫn đến thái đố chuyển biến của EU là hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng chối bỏ các chuẩn mực quốc tế và hệ thống chiếu trên – chiếu dưới trong quan hệ quốc tế mà Trung Quốc muốn áp đặt cho các nước láng giềng. Thể hiện rõ nhất là các bài phát biểu của đại biểu Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ngày càng mang nặng yếu tố thái quá.

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 năm 2015, người đứng đầu ngành ngoại giao EU là bà Federica Mogherini đã kêu gọi các nước đừng coi EU chỉ là một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn. Bà nhấn mạnh, EU cũng là một cộng đồng về chính sách ngoại giao, tham gia vào an ninh quốc phòng

Trên tinh thần đó, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề nghị châu Âu tham gia giải quyết một số quan ngại lớn nhất trong khu vực: Tình trạng căng thẳng trên Biển Đông. Ông Le Drian đề xuất rằng các chiến hạm châu Âu cần “phối hợp với nhau để đảm bảo sự hiện diện thường xuyên tại các vùng biển châu Á”.

Ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cũng đã cam kết Anh sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á vào cuối thập niên này. Đây là dấu

hiệu cho thấy châu Âu ngày càng chú ý tới các điểm nóng ở châu Á. Dù vậy, như báo The Straits Time (Singapore) ghi nhận, phải mất một thời gian để các tuyên bố ấy trở thành hành động và cần thời gian lâu hơn để châu Âu lấy lại vai trò đảm trách an ninh ở châu Á như ngày trước. Bởi vì, Anh đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Nhật và thúc đẩy trao đổi quân sự với Hàn Quốc. Anh cũng đã ký biên bản ghi nhớ quốc phòng với Việt Nam và củng cố quan hệ quốc phòng với Siangapore. Mạng lưới của Anh liên quan đến ASEAN đã được mở rộng. Tuy nhiên, Anh đang đuối sức trong việc bắt kịp các biến đổi của Đông Nam Á sau nhiều năm triển khai quân sự mạnh mẽ ở Trung Đông và Afghanistan. Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc cùng nghi thức long trọng tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2014 và thái độ im hơi lặng tiếng của Anh trước động thái của Trung Quốc ở Biển Đông cũng đã tạo cảm giác Anh không quan tâm đến tranh chấp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon muốn xua tan cảm giác này bằng cách gợi ý sau khi hai tàu sân bay mới của Anh đi vào hoạt động, một tàu sẽ được triển khai đến châu Á. Thế nhưng điều đó sớm nhất phải đến năm 2020 mới xảy ra. Trước mắt Anh không có ý định xem xét lập căn cứ quân sự mới và lâu dài ở châu Á. Tóm lại, sự hiện diện quân sự của Anh ở châu Á sẽ được cân nhắc nhưng không thực sự đáng chú ý.

1.3.3. Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai tại châu Á – Thái Bình Dương

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương thường dễ bị tác động bởi các thảm họa tự nhiên. Quân đội với khả năng tác chiến nhanh, quy mô lớn và hiệu quả cần tăng cường vai trò của mình cũng như tạo mối quan hệ tin cậy, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau với các cơ quan dân sự trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 9 năm 2010, vấn đề “Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai tại châu Á” đã được các nước tham gia thảo luận sâu rộng.

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Uây-nơ Mép hoan nghênh các nỗ lực của ARF và cam kết New Zealand sẽ tiếp tục tham gia cùng ARF trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa và đề xuất đưa vấn đề này thành lĩnh vực ưu tiên của ADMM+.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Da-hít Ha-mi-đi nêu 4 vấn đề chính gồm: Tăng cường các khả năng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) của Quân đội Malaysia; tăng cường hợp tác và phối hợp khu vực chặt chẽ và hiệu quả để cùng nhau giải quyết các thảm họa thiên nhiên; xây dựng khả năng của các nước nhằm thúc đẩy nỗ lực quốc tế trong HADR thông qua diễn tập trung, trao đổi và chia sẻ thông tin; và những nước bị tác động cần chấp nhận hỗ trợ quốc tế về quân sự hoặc dân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đề xuất đưa vấn đề xây dựng khả năng HADR vào nghị trình của ADMM+ sắp tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Chi-lê La Phu-en-tê nêu ra 3 bài học kinh nghiệm của Chi-lê: Xây dựng một hệ thống cảnh báo quốc gia nhiều cấp, trong đó tất cả các cơ quan chính phủ, các công ty dân dụng và quân đội đều có đại diện, và có những thủ tục và quy tắc rõ ràng trong các tình huống; xây dựng các hệ thống thông tin liên lạc dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn thông tin trong các tình huống xảy ra thảm họa; và xây dựng một lực lượng quân sự đặc nhiệm được huấn luyện giải quyết các tình huống khẩn cấp, có thể được triển khai tới các khu vực bị tác động, không chỉ trong khu vực Mỹ-La tinh mà còn có thể trong toàn khu vực.

1.3.4. Chống khủng bố và các hoạt động chạy đua quân sự

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a về chủ đề “Quản lý cạnh tranh quân sự ở châu Á” có nhấn mạnh “IS không phải là một nhóm khủng bố bình thường như chúng ta vẫn phải đương đầu. IS không phải là Al-Quida. Những kẻ khủng bố như trong mạng lưới Al-Quida không thể có hàng trăm ụ pháo

và trực tiếp đối đầu quân sự với chúng ta, chúng chủ yếu tấn công vào dân thường và không tuyên bố kiểm soát một vùng lãnh thổ nào đó. Trong khi đó, IS tuyên bố kiểm soát một khu vực rộng lớn dầu mỏ, với cơ cấu tổ chức và cách huy động tài chính mà không phải nhóm khủng bố nào cũng có thể nghĩ ra được. Hiện nay, chúng tuyển mộ được hơn 31.000 chiến binh với năng lực vũ khí quân sự đầy đủ, có hệ thống chỉ huy kiểm soát như một đơn vị quân đội thông thường”. Qua đó, Ma-lai- xi-a chỉ rõ IS đã trở thành một thách thức rõ ràng với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cả trong lĩnh vực tuyển quân và mua sắm vũ khí. Chúng “có khả năng tấn công vào những điểm nóng ở khu vực như miền nam Phi-líp-pin và Thái Lan cũng như các khu vực khác. Sự hiện diện của chúng có thể đầu độc cả tương lai của khu vực”.6

Cũng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15, trong bài phát biểu với chủ đề “Xây dựng chính sách quốc phòng trong những thời điểm bất định”, Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a cũng nhấn mạnh về việc phát triển các mối đe dọa của khủng bố trong khu vực. IS trở nên nguy hiểm vì bản chất của mối đe dọa này, không chỉ đe dọa tới các quốc gia Trung Đông mà còn đe dọa đối với toàn thế giới. Sự phát triển của khủng bố tại khu vực đặc biệt tại vùng biển Sulu, khu vực mà những nhóm cực đoan từ miền Nam Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và một số từ Trung Quốc, thậm chí từ Trung Đông đang đe dọa tới sự ổn định của khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a kêu gọi các nước cần phải cùng nhau góp phần xây dựng an ninh, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

6 Đối thoại Shangri-La lần thứ 15: Ma-lai-xi-a nhấn mạnh đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông, http://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-thoai-shangri-la-lan-thu-15-malaysia-nhan-manh-doan- ket-asean-trong-van-de-bien-dong-480134

1.3.5. Chương trình hạt nhân Triều Tiên

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 năm 2016, ngay trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Thái Lan Pra-dút Chan-ô-chạ đã chỉ ra một trong những thách thức an ninh to lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thái Lan cho rằng “Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên tiếp tục tạo ra những căng thẳng và là nguyên nhân của nhiều lo ngại tại khu vực. Vì vậy, đàm phán sáu bên cần phải được tái khởi động nhằm khôi phục lòng tin và giảm căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao. Ngoài ra tất cả các quốc gia có liên quan cần tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân Bắc Triều Tiên và duy trì các kênh liên lạc/đối thoại với Chính quyền Bắc Triều Tiên”.7

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã có bài phát biểu về tình hình an ninh châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nổi bật là tình hình bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận định “Mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh của Hàn Quốc và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Căng thẳng quân sự và mất ổn định tiếp tục diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, đó là vết thương của 70 năm chia cắt. Đầu năm 2016, Bắc Triều Tiên, tiến hành vụ thử tên lửa và phóng tên lửa tầm xa cũng như việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Hơn nữa, Bắc Triều Tiên làm leo thang căng thẳng và các mối đe dọa bằng việc công khai hóa hình ảnh đầu đạn hạt nhân và tuyên bố sẽ bổ sung đầu đạn hạt nhân cũng như tiến hành đánh phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Những phát triển gần đây chưa từng có trong lịch sử, mối đe dọa hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới”. Từ việc đánh giá tình hình bán đảo Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã đưa ra các định hướng chính

7 Phát biểu của Thủ tướng Thái Lan tại Đối thoại Shangri-La 2016; nghiencuubiendong.vn/quan-h- quc-t/5929-phat-bieu-cua-thu-tuong-thai-lan-tai-doi-thoai-shangri-la-2016

sách nhằm giảm thiểu các thách thức an ninh là: Cần tập trung sức mạnh tập thể của các quốc gia và cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên; Tăng cường đối thoại đa phương giữa các quốc gia và khu vực; Phải đẩy mạnh tính minh bạch quân sự giữa các quốc gia và khu vực; Phải tiến hành giải quyết các tranh chấp dựa trên những quy tắc của cộng đồng quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở đồng thuận của các quốc gia liên quan, các quy tắc của luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không; Các quốc gia phải bảo đảm tăng cường chính sách an ninh toàn diện trên các lĩnh vực an ninh lương thực, năng lượng và môi trường.8

1.3.6. Bảo vệ tự do hàng hải

Một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, được xem là một chủ đề “nóng” tại nhiều phiên Đối thoại Shangri-La đó là vấn đề an ninh biển và tự do hàng hải.

Mỗi nước tiếp cận vấn đề an ninh biển từ nhiều góc độ khác nhau song các Bộ trưởng Quốc phòng của các nước đều có chung một quan điểm, để bảo vệ an ninh biển nói chung và bảo đảm an ninh Biển Đông nói riêng, nhất thiết không được sử dụng sức mạnh quân sự, mà phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước khu vực.

Trong phiên họp toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La 11, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K An-tô-ny khẳng định: “Một vùng biển rộng lớn không thể thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia hay một nhóm quốc gia. Chúng ta cần phải tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền quốc gia và sự tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế… Giống như quyền tự do cá nhân, việc thực hiện đầy đủ quyền tự do hàng hải chỉ đạt được khi tất cả các quốc gia, dù

8 Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng

lớn hay nhỏ, tuân thủ các quy định của luật pháp và các nguyên tắc chung”. Đồng thời, ông A.K An-tô-ny nhấn mạnh: “An ninh hàng hải là điều kiện tiên quyết để thực hiện an ninh kinh tế cho toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cộng đồng thế giới. Thế kỷ XXI phải là thế kỷ của tự do hàng hải, tự do vận chuyển phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.9

Cùng chung mối quan tâm về An ninh biển, bảo vệ tự do hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia chia sẻ: “Indonesia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, cả trong lĩnh vực kinh tế va an ninh. An ninh hàng hải là nguyên tắc cơ bản để bảo đảm an ninh và ổn định cho các quốc gia duyên hải. Nhận thức được tầm quan trọng này, cộng đồng quốc tế và khu vực đã thiết lập được nhiều cơ chế cũng như điều luật liên quan đến việc bảo đảm tự do hàng hải như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Quan điểm của Indonesia tại Đối thoại Shangri-La 11 là để bảo vệ được tự do hàng hải, thì nhân tố quyết định là phải bảo đảm an ninh hàng hải. Như Indonesia đã tuyên bố trong một số hội nghị trước đó, để thiết lập được an ninh hàng hải toàn diện, phải loại bỏ được các mối đe dọa xung đột trên biển. Điều này có nghĩa là không một nhóm người hay nhóm quốc gia nào được ngăn chặn các hoạt động hàng hải hợp pháp trên biển.

Không nằm ngoài mục đích bảo vệ tự do hàng hải, cũng tại phiên họp toàn thể thứ hai, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Nhật Bản là một quốc gia biển, nước này phụ thuộc rất lớn vào các tuyến thương mại biển và toàn bộ năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản là qua đường biển. Vì vậy, Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quy trì trật tự hàng hải quốc

tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với các tàu trên biển ở châu Á (ReCAAP), các nỗ lực quốc tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển ở Xô-ma-li và Vịnh A-đen thông qua việc triển khai tàu chiến và tàu tuần tra có trực thăng của Lực lượng phòng vệ hàng hải.

Đồng thời, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, khu vực châu Á đang tồn tại rất nhiều tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán, là ngòi nổ cho những nguy cơ mất ổn định hàng hải trên phạm vi toàn khu vực. Trong bối cảnh đó “Nhật Bản nhất quán trong việc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho những xung đột ở Biển Đông phù hợp với luật pháp và quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)