Tình hình tranh chấp trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 35 - 42)

Nhiều năm qua, hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển nói chung và trong khu vực Biển Đông nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông đã thành một chủ đề trao đổi của các kỳ Đối thoại Shangri-La hàng năm. Từ những trao đổi tản mát, ngày nay các nước trong và ngoài khu vực thường xuyên đề cập.

Kể từ Shangri-La năm 2013, Trung Quốc tiếp tục gia tăng hàng loạt động thái nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông như hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, triển khai các dự án quân sự gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực. Điều này tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến những vụ va chạm, xung đột quân sự. Vì các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông lâu nay vẫn được xem như huyết mạch giao thương kinh tế quan trọng.

Vị trí chiến lược ngay tại cửa ngõ Đông Nam Á cũng khiến vùng biển này nắm giữ vai trò trọng yếu không chỉ với hòa bình và an ninh khu vực mà còn trên toàn thế giới. Nhìn ở một khía cạnh khác, Biển Đông còn là một mắt xích trọng yếu trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa một bên là Mỹ cùng các nước đồng minh và một bên là Trung Quốc tại châu Á –Thái Bình Dương. Điều này tác động không nhỏ đến các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực, đặc biệt là việc cả Washington và Bắc Kinh đều đang theo đuổi những tầm nhìn chiến lược riêng đối với khu vực này.

Tại Đối thoại Shangri-La 2015, trong bài phát biểu khai mạc, với tư cách là khách mời đặc biệt, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã trình bày

rõ quan điểm của Singapore về vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Singapore cho rằng, các nước dù không có tranh chấp và không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đều có phần liên quan trong các tranh chấp hàng hải.

Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, tất cả các nước châu Á đều thua thiệt nếu an ninh và ổn định khu vực bị đe dọa bởi các tuyến đường giao thông hàng hải và hàng không chính đều qua Biển Đông. Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, các tranh chấp hàng hải sẽ không giải quyết ngay trong thời gian ngắn nhưng có thể được quản lý và kiểm soát. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn như hiện nay, nhiều căng thẳng và hệ quả xấu có thể sẽ xảy ra. Do đó, Singapore kêu gọi Trung Quốc và ASEAN cần sớm hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), các bên liên quan cần đề cao và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp hiện nay.

Các Bộ trưởng Quốc phòng các nước đã đưa ra nhiều sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông. Trong bài phát biểu mở màn phiên thảo luận của Đối thoại Shangri-La 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Hoa Kỳ sẽ thiết lập “Sảng kiến An ninh biển Đông Nam Á”, đồng thời cho biết Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 425 triệu USD cho các nỗ lực xây dựng năng lực trên biển ở Đông Nam Á. Ngân sách trên sẽ được sử dụng trong vòng 5 năm cho các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái lan và Việt Nam để mua sắm “thiết bị, quân nhu, huấn luyện và xây dựng quân đội quy mô nhỏ”.11 Phát biểu này của ông Ashton Carter đã nhận được sự quan tâm của các nước tham gia đối thoại cùng với những quan điểm khá mạnh mẽ lên án những hàng động gây hấn trên biển Đông. Cùng với đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Washington sẽ đẩy mạnh các hoạt động tăng cường xây dựng năng lực trên biển ở khu vực.

11 Shangri-La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông, http://anninhthudo.vn/chinh-tri- xa-hoi/shangri-la-hang-loat-sang-kien-tang-cuong-an-ninh-bien-dong/613388.antd

Trong khi đó, tại phiên thảo luận thứ hai về “Các hình thức hợp tác an ninh mới ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatan lại nêu đề xuất của nước này về “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La” nhằm tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực. Theo đó, sáng kiến này sẽ tập trung vào ba yếu tố chính: Hoàn thiện các quy tắc chung và pháp luật trên biển trong khu vực nhằm thúc đẩy việc đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không, thúc đảy các cuộc tập trận chung cũng như xem xét lại các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến tàu ngầm. Để đảm bảo sự an toàn của vùng biển khu vực như là một tâm điểm chiến lược của các tuyến đường biển một vấn đề cực kỳ quan trọng là nâng cao khả năng nhận thức về lĩnh vực hàng hải, hàng không vũ trụ cho các nước ASEAN; trong đó nhấn mạnh việc xây dựng một hệ thống radar có thể giám sát và kiểm soát không gian vũ trụ khu vực. Thứ ba là nâng cao năng lực ứng phó hiện tại của các quốc gia, nhất là nâng cao khả năng phối hợp giữa các trung tâm phòng chống thiên tai, tinh giản thủ tục để có thể nhanh chóng triển khai các máy bay cứu trợ khẩn cấp đến khu vực bị thiên tai.

Mặt khác, trại cuộc họp bên lề Đối thoại chính thức, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng đã kêu gọi các nước Đông Nam Á và cả Trung Quốc kết hợp tuần tra Biển Đông “một cách hòa bình” để làm giảm nguy cơ xung đột. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng việc tuần tra chung sẽ gửi luôn thông điệp cảnh báo “không quốc gia nào được phép tăng cường sức mạnh hoặc đe dọa nước khác” ở Biển Đông.

Hướng ứng lời kêu gọi của ông Ryacudu, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishhammuddin Hussein cũng nhấn manh “tuần tra chung với Trung Quốc không phải là một điều không thể”. “Bắc kinh sẽ mất nhiều thứ nếu Biển Đông không ổn định. Thực tế việc tuần tra kết hợp nhiều quốc gia mang lại hiệu quả tích cực, như chống cướp biển ở eo biển Malacca”.

Đồng thuận với các quan điểm trên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit Singh nhất trí rằng, các mối đe dọa an ninh trong khu vực châu Á đầy năng động này ngày càng phức tạp và xuất hiện những hình thức mới trong khi vẫn tồn tại những mối đe dọa mang tính truyền thống. “Điều này đòi hỏi cần có nỗ lực hợp tác của tất cả các quốc gia và một kiến trúc an ninh mạnh mẽ cho châu Á chưa bao giờ lại cấp thiết như hiện nay.

Một loạt quốc gia cũng bày tỏ sự lo ngại về những căng thẳng gia tăng trên biển Đông và nhất trí, vấn đề này cần phải được giải quyết trên cơ sở đối thoại. “Những gì chúng tôi rút ra bài học ở châu Âu là không nên đẩy căng thẳng đi quá xa mà cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, thông qua quan hệ đối tác, thông qua các điều ước quốc tế chứ không phải chỉ bằng việc đáp trả lẫn nhau bằng lời nói hay bằng các hành động đơn phương”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhấn mạnh. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cũng cho rằng, các nước cần giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).12

Các chuyên gia đều nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc một loạt nước đưa ra những quan điểm kiên quyết cũng như các sáng kiến mới nhằm tạo lập một cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng giải pháp hòa bình là thực sự cần thiết. Điều này không những làm giảm nguy cơ xung đột mà còn góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững cho khu vực.

Trong bối cảnh một loạt diễn biến mới trên Biển Đông như việc tăng cường xây dựng, tôn tạo, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa các bãi đá, đảo

12 Shangri-La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông, http://anninhthudo.vn/chinh-tri- xa-hoi/shangri-la-hang-loat-sang-kien-tang-cuong-an-ninh-bien-dong/613388.antd

san hô…đẩy vấn đề Biển Đông đã nóng lại càng nóng hơn tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 năm 2016.

Vấn đề Biển Đông đã được đề cập ngay từ lời dẫn đề khai mạc Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan O-Cha, coi đây là thách thức đầu tiên trong 7 thách thức mà khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Thủ tướng Thái Lan cho rằng ASEAN cần phải đoàn kết và đề cao vai trò luật pháp quốc tế trong giải quyết vấn đề Biển Đông.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan O-Cha cho biết: “Chúng ta cần phải thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Biển Đông và Hoa Đông, thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không cũng như ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Thái Lan tin rằng việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sẽ tạo ra bầu không khí để giải quyết vấn đề và chúng tôi ủng hộ việc sớm kết thúc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Các nước có tranh chấp chủ quyền phải tận dụng mọi cơ hội và mọi nền tảng để thể hiện ý chí chính trị trong giải quyết các vấn đề”.13

Và ngay trong phiên toàn thể đầu tiên ngày 04/6/2016 với chủ đề “Giải quyết những thách thức an ninh phức tạp ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Ashton Carter cũng đã chỉ ra: “Tại Biển Đông, Trung Quốc đã và đang thực hiện những hành động mở rộng và chưa từng có tiền lệ, gây lo ngại về những toan tính chiến lược của Trung Quốc. Các nước trong khu vực đã có những hành động và lên tiếng, công khai hoặc ngầm, bày tỏ lo ngại ở cấp cao nhất tại các hội nghị khu vực và các diễn đàn toàn cầu. Vì vậy, các hành động

13 Phát biểu của Thủ tướng Thái Lan, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng

của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập nước này vào thời điểm cả khu vực đang xích lại gần nhau và liên kết cùng nhau”.14

Trong các phiên thảo luận toàn thể tiếp theo của Đối thoại Shangri-La 15, Bộ trưởng Quốc phòng nhiều nước tiếp tục bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông – nơi có tầm ảnh hưởng chiến lược về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh với nhiều quốc gia. Có thể thấy, kể từ năm 2013 đến nay, vấn đề Biển Đông chưa bao giờ nguội tại Đối thoại Shangri-La. Và tại Đối thoại lần thứ 15, cộng đồng quốc tế một lần nữa nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không cũng như cần giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

14 Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng

TIỂU KẾT

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu, Chương 1 đã nêu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Đối thoại Shangi-La gồm: Bối cảnh lịch sử hình thành; Cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi và Tổng quan về các kỳ Hội nghị của Đối thoại Shangri-La từ năm 2002-2016.

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La (SLD) là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập – Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng (IISS). Hội nghị có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng, các Bộ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh quân đội của 28 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn được đặt theo tên của khách sạn Shangri-La ở Singapore nơi nó đã được tổ chức từ năm 2002.

Thông qua Diễn đàn này, ý thức cộng đồng trong các hoạch định chính sách quan trọng nhất về quốc phòng và an ninh trong khu vực đã được nuôi dưỡng. Bắt đầu vào năm 2002, đó là một “hội nghị thượng đỉnh quốc phòng không chính thức”, cho phép các quan chức quốc phòng gặp nhau một cách “riêng tư và tự tin, song phương và đa phương không ràng buộc phải có tuyên bố chính thức hoặc thông cáo”. Đã có rất nhiều vấn đề quan trọng được đưa ra thảo luận, trong đó nổi lên là những vấn đề liên quan đến an ninh khu vực được nhiều quốc gia quan tâm như chính sách của Mỹ đối với châu Á – TBD; tình hình tranh chấp trên Biển Đông; chương trình hạt nhân Triều Tiên; khủng bố và chạy đua vũ trang; bảo vệ tự do hàng hải…Đây luôn là những chủ đề then chốt được đưa ra thảo luận ở các kỳ Đối thoại Shangri-La.

Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, Đối thoại Shangri-La đã có một vai trò, vị trí riêng mà không diễn đàn nào khác có thể phủ nhận hay so sánh được. Chương 2 sẽ đi sâu phân tích tầm quan trọng này của Đối thoại Shangri-La.

Chương 2.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2.1. Lợi ích của một số quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)