Chương trình hạt nhân Triều Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 31 - 32)

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 năm 2016, ngay trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Thái Lan Pra-dút Chan-ô-chạ đã chỉ ra một trong những thách thức an ninh to lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thái Lan cho rằng “Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên tiếp tục tạo ra những căng thẳng và là nguyên nhân của nhiều lo ngại tại khu vực. Vì vậy, đàm phán sáu bên cần phải được tái khởi động nhằm khôi phục lòng tin và giảm căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao. Ngoài ra tất cả các quốc gia có liên quan cần tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân Bắc Triều Tiên và duy trì các kênh liên lạc/đối thoại với Chính quyền Bắc Triều Tiên”.7

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã có bài phát biểu về tình hình an ninh châu Á – Thái Bình Dương, trong đó nổi bật là tình hình bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận định “Mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh của Hàn Quốc và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Căng thẳng quân sự và mất ổn định tiếp tục diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, đó là vết thương của 70 năm chia cắt. Đầu năm 2016, Bắc Triều Tiên, tiến hành vụ thử tên lửa và phóng tên lửa tầm xa cũng như việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Hơn nữa, Bắc Triều Tiên làm leo thang căng thẳng và các mối đe dọa bằng việc công khai hóa hình ảnh đầu đạn hạt nhân và tuyên bố sẽ bổ sung đầu đạn hạt nhân cũng như tiến hành đánh phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Những phát triển gần đây chưa từng có trong lịch sử, mối đe dọa hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới”. Từ việc đánh giá tình hình bán đảo Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã đưa ra các định hướng chính

7 Phát biểu của Thủ tướng Thái Lan tại Đối thoại Shangri-La 2016; nghiencuubiendong.vn/quan-h- quc-t/5929-phat-bieu-cua-thu-tuong-thai-lan-tai-doi-thoai-shangri-la-2016

sách nhằm giảm thiểu các thách thức an ninh là: Cần tập trung sức mạnh tập thể của các quốc gia và cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên; Tăng cường đối thoại đa phương giữa các quốc gia và khu vực; Phải đẩy mạnh tính minh bạch quân sự giữa các quốc gia và khu vực; Phải tiến hành giải quyết các tranh chấp dựa trên những quy tắc của cộng đồng quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở đồng thuận của các quốc gia liên quan, các quy tắc của luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không; Các quốc gia phải bảo đảm tăng cường chính sách an ninh toàn diện trên các lĩnh vực an ninh lương thực, năng lượng và môi trường.8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)