Bảo vệ tự do hàng hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 32 - 35)

Một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, được xem là một chủ đề “nóng” tại nhiều phiên Đối thoại Shangri-La đó là vấn đề an ninh biển và tự do hàng hải.

Mỗi nước tiếp cận vấn đề an ninh biển từ nhiều góc độ khác nhau song các Bộ trưởng Quốc phòng của các nước đều có chung một quan điểm, để bảo vệ an ninh biển nói chung và bảo đảm an ninh Biển Đông nói riêng, nhất thiết không được sử dụng sức mạnh quân sự, mà phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước khu vực.

Trong phiên họp toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La 11, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K An-tô-ny khẳng định: “Một vùng biển rộng lớn không thể thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia hay một nhóm quốc gia. Chúng ta cần phải tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền quốc gia và sự tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế… Giống như quyền tự do cá nhân, việc thực hiện đầy đủ quyền tự do hàng hải chỉ đạt được khi tất cả các quốc gia, dù

8 Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Đối thoại Shangri-La 15, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng

lớn hay nhỏ, tuân thủ các quy định của luật pháp và các nguyên tắc chung”. Đồng thời, ông A.K An-tô-ny nhấn mạnh: “An ninh hàng hải là điều kiện tiên quyết để thực hiện an ninh kinh tế cho toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cộng đồng thế giới. Thế kỷ XXI phải là thế kỷ của tự do hàng hải, tự do vận chuyển phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.9

Cùng chung mối quan tâm về An ninh biển, bảo vệ tự do hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia chia sẻ: “Indonesia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, cả trong lĩnh vực kinh tế va an ninh. An ninh hàng hải là nguyên tắc cơ bản để bảo đảm an ninh và ổn định cho các quốc gia duyên hải. Nhận thức được tầm quan trọng này, cộng đồng quốc tế và khu vực đã thiết lập được nhiều cơ chế cũng như điều luật liên quan đến việc bảo đảm tự do hàng hải như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Quan điểm của Indonesia tại Đối thoại Shangri-La 11 là để bảo vệ được tự do hàng hải, thì nhân tố quyết định là phải bảo đảm an ninh hàng hải. Như Indonesia đã tuyên bố trong một số hội nghị trước đó, để thiết lập được an ninh hàng hải toàn diện, phải loại bỏ được các mối đe dọa xung đột trên biển. Điều này có nghĩa là không một nhóm người hay nhóm quốc gia nào được ngăn chặn các hoạt động hàng hải hợp pháp trên biển.

Không nằm ngoài mục đích bảo vệ tự do hàng hải, cũng tại phiên họp toàn thể thứ hai, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Nhật Bản là một quốc gia biển, nước này phụ thuộc rất lớn vào các tuyến thương mại biển và toàn bộ năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản là qua đường biển. Vì vậy, Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quy trì trật tự hàng hải quốc

tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với các tàu trên biển ở châu Á (ReCAAP), các nỗ lực quốc tế bằng việc tham gia vào các hiệp định như Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển ở Xô-ma-li và Vịnh A-đen thông qua việc triển khai tàu chiến và tàu tuần tra có trực thăng của Lực lượng phòng vệ hàng hải.

Đồng thời, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, khu vực châu Á đang tồn tại rất nhiều tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán, là ngòi nổ cho những nguy cơ mất ổn định hàng hải trên phạm vi toàn khu vực. Trong bối cảnh đó “Nhật Bản nhất quán trong việc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho những xung đột ở Biển Đông phù hợp với luật pháp và quy định quốc tế. Nhật Bản ủng hộ các đàm phán cho một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”. Nhật Bản tuyên bố chỉ là một bên quan sát những diễn biến trong tranh chấp bãi cạn Xca-bô-rô giữa Philippines và Trung Quốc. Đồng thời, Nhật Bản cho rằng các bên liên quan cần hết sức kiềm chế và các nước trong khu vực cũng cần có trách nhiệm để không làm cho tình hình leo thang căng thẳng. Để đạt được điều này, Nhật Bản tiếp cận theo ba hướng: Thứ nhất, ý tưởng về “tự do hàng hải” phải được coi là nguyên tắc cốt lõi; thứ hai, khái niệm về “người chèo lái giỏi” phải được xem là một cách thức trên biển; thứ ba hợp tác quân sự thực tế giữa các bên là cách để các bên tăng cường hiểu biết và trao đổi lẫn nhau.10

Khép lại những quan điểm của Nhật Bản về vấn đề An ninh biển, bảo vệ tự do hàng hải, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra rằng, cộng đồng quốc tế cần phải có một cơ sở “bảo đảm an ninh hàng hải”. Mọi hành động

10 Từ Đối thoại Shangri-La 11: Tự do hàng hải và an ninh biển phải dựa vào luật pháp quốc tế, http://seasfoundation.org/news-about-south-east-asia-sea/multi-country-actions/2021-t-i-thoi- shangri-la-11-t-do-hang-hi-va-an-ninh-tren-bin-phi-da-vao-lut-phap-quc-t

xung đột xâm phạm tự do hàng hải không chỉ tác động đến các bên có lợi ích trực tiếp, mà còn tới cả cộng đồng quốc tế. Mặt khác, ông khẳng định, để bảo đảm an ninh hàng hải thì yếu tố không thể thiếu là phải tăng cường hợp tác giữa quân đội và quốc gia, trong đó xây dựng lòng tin được xem là nhân tố chủ yếu giữ ổn định trật tự hàng hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)