Thông tin khoa học và công nghệ với việc thực thi quyền đối với nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 29 - 31)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Mối quan hệ liên kết thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ nhãn hiệu

1.3.2. Thông tin khoa học và công nghệ với việc thực thi quyền đối với nhãn

với nhãn hiệu quốc tế

Tình trạng xâm phạm đối với nhãn hiệu có những dấu hiệu phức tạp đã gây một số thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự nỗ lực đầu tư sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, cũng như đến trật tự thị trường và cả tâm lý của người tiêu dùng trong xã hội.

Sự xâm phạm xảy ra đối hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và gây ra phổ biến dưới dạng sao chép nhãn hiệu, thực hiện hành vi sao chép làm các nhãn hiệu trùng hay tương tự có mức độ gây nhầm lẫn cao với nhãn hiệu đang có hiệu lực bảo hộ.

Hàng giả, hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm liên quan đến hầu hết các chủng loại sản phẩm, từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường đến các mặt hàng điện tử cao cấp, từ thuốc chữa bệnh cho đến các phương tiện sản xuất, từ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, du lịch cho đến hoạt động giáo dục, đào tạo…Gần đây, ngoài những hình thức xâm phạm truyền thống nêu trên đã xuất hiện các dạng xâm phạm mới và phức tạp hơn như âm thanh, nhạc chuông, hình ảnh động.

Việc xâm phạm này xảy ra cả ở khu sản xuất, chế biến và khu vực lưu thông, xuất nhập khẩu; trong đó phổ biến nhất là ở khâu lưu thông và nhập khẩu, liên quan đến nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước và liên doanh, thậm chí có cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư toàn bộ của nước ngoài.

Số lượng sử lý các vụ việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu do các cơ quan có thẩm quyền đang có dấu hiệu tăng. Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền về nhãn hiệu ngày càng tinh vi, khó nhận biết.

Nhiều mặt hàng bị lâm vào tình trạng thật giả lẫn lộn rất khó phân biệt và nhận biết. Công nghệ in ấn, sao chép hiện đại đã có mặt và được sử dụng tại Việt Nam. Một số lượng lớn hàng giả, hàng vi phạm về nhãn hiệu từ các nước láng giềng được nhập khẩu vào Việt Nam theo nhiều đường khác nhau.

Hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã xuất hiện với các chủng loại sản phẩm có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và cho xã hội. Việc nhái các nhãn hiệu đã xảy ra cả với những sản phẩm có công dụng hoặc chức năng đặc biệt như thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thép xây dựng, xi măng, giống cây trồng...

Thiệt hại do sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hó có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng hàng giả sản phẩm của họ chiếm phần lớn thị phần, làm cho bản thân doanh nghiệp đó không phát triển được.

Việc sao chép nhãn hiệu là không khó để có thể nhận biết hành vi, nhưng thuật ngữ “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” thì pháp luật chưa quy định cụ thể, đo đó mỗi cơ quan có trách nhiệm thực thi quyền đối với nhãn hiệu lại có những cách hiểu khác nhau. Trong trường hợp này, vai trò của thông tin KH&CN là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Căn cứ xác định mức độ vi phạm, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu dựa vào các nguồn thông tin sau:

+ Thông tin về Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ, yếu tố loại trừ...

+ Thông tin về Đơn nhãn hiệu có liên quan;

+ Thông tin về doanh số hàng hóa đã được bán, quảng cáo, phát triển thị trường trong trường hợp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng;

+ Thông tin về Pháp luật liên quan;

+ Thông tin liên quan trên hệ thống truyền thông đại chúng: truyền hình, báo, đài, Internet...

Các dữ liệu tra cứu và tiêu trí đánh giá mức độ trùng hay tương tự gây nhầm lẫn cũng giống như tiêu chí xem xét khi thẩm định đơn trong mục 1.3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)