Thông tin khoa học và công nghệ với việc quản lý nhãn hiệu quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 31 - 70)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Mối quan hệ liên kết thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ nhãn hiệu

1.3.3. Thông tin khoa học và công nghệ với việc quản lý nhãn hiệu quốc tế

quốc tế

Tầm quan trọng của việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu càng được đề cao càng bảo đảm và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.

Trong việc kinh doanh hiệu quả tại thị trường trong nước hàng hóa nội địa cũng phải cạnh tranh với nhiều hàng hóa cùng loại do người trong nước sản xuất cũng như từ nhiều nước khác nhau dễ dàng nhập khẩu vào nước ta. Người chủ nhãn hiệu cũng phải nhận rõ rằng đó là để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, do đó họ cần phải: Cải tiến kỹ thuật, sáng tạo hoặc áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng hoặc giảm giá thành của sản phẩm.Tạo ra các mẫu mới của hàng hóa để thu hút, lôi cuốn người tiêu dùng... Tuy nhiên, tất cả các thành tựu trên chứa trong một sản phẩm khi giới thiệu với công chúng thì luôn được thực dưới một nhãn hiệu cụ thể của nhà sản xuất. Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhất để họ có thể phân biệt được sản phẩm của nhà sản xuất này với các nhà sản xuất khác để đưa ra quyết định lựa chọn. Do đó, bảo hộ nhãn hiệu luôn là một việc hết sức quan trọng và cấp thiết đối với nhà sản suất nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Như vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, thường giới hạn trong một số quốc gia, một nhóm nước hoặc một khu vực chấp nhận sự bảo hộ đó. Sự bảo hộ trong những không gian cụ thể như vậy trong thực tế đã là rất hữu hiệu và đã mang lại những lợi ích cho chủ nhãn hiệu và công chúng trong nhiều năm tồn tại của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, do sự hòa nhập của nền kinh tế, hàng hóa dễ lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí đến cả những quốc gia rất xa về địa lý so với nước xuất xứ, việc bảo đảm khả năng cạnh tranh của hang hoá tại mọi thị trường ngoài nước để chống lại việc làm hàng giả, hàng nhái hay cạnh tranh không lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ thực hiện tại nước xuất xứ mà còn bảo hộ đến những vùng lãnh thổ mà mình sẽ xuất khẩu hàng hoá tới bằng cách xác lập quyền của nhãn hiệu tại các vùng lãnh thổ đó.

Thực tiễn của việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam trong những năm gần đây càng cho thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nhất là trong xu thế hiện nay. Ví dụ như một số mặt hàng:

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tạo sản phẩm, hàng hoá và phát triển được những nhãn hiệu được thừa nhận rộng rãi trong nước và cả ở nước ngoài như: nhãn hiệu nuớc nắm Phú Quốc, “BITIS” cho sản phẩm là giầy dép và đồ đi chân, “VINATABA” cho sản phẩm là thuốc lá…Các nhãn hiệu này đã được bảo hộ và phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng chủ nhân của các nhãn hiệu này lại không kịp thời bảo hộ các nhãn hiệu đó ở nước ngoài, nhất là các nước có vị trí địa lý gần Việt Nam. Hậu quả là các nhãn hiệu đó đã bị đánh cắp bởi chính các đối thủ cạnh tranh hoặc chính những ngưòi dân bản xứ, là những người trước kia là nhà phân phối các sản phẩm đó đứng ra đăng ký chiếm đoạt quyền đối với nhãn hiệu đó tại nước ngoài. Thiệt hại là việc xuất khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu trên bị giữ lại tại cửa khẩu, vùng biên giới, thị phần bị mất, thậm chí hàng thật xuất khẩu sang các thị trường trên lại bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Tuy nhiên, một số chủ sở hữu nhãn hiệu trên đã tiến hành kiện tụng và sau một quá trình pháp lý đã đòi lại được nhãn hiệu của mình, nhưng một số nhãn hiệu khác cũng đang rơi vào tình trạng kiện cáo khá phức tạp và tốn kém.

Ngược lại, một số sản phẩm của các hàng uy tín của nước ngoài, sau một thời gian lưu thông đã chiếm được uy tín trên thị trường Việt Nam, nhưng một điều là chủ sở hữu của các sản phẩm dó không kịp thời bảo hộ các nhãn hiệu đó tại Việt Nam. Mặc dù, đây là những hàng hoá lớn hoặc những hàng sản xuất ở các quốc gia láng giềng với Việt Nam. Sự chậm chễ đó đã làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, đó là việc các hãng khác tranh thủ chiếm đoạt để đăng ký các nhãn hiệu đó làm của mình, những kẻ trục lợi thì tranh thủ làm giả, làm hàng nhái các nhãn hiệu đó để lừa dối người tiêu dung nhằm thu lợi bất chính mà khi đó cơ quan thực thi pháp luật lại không có cơ sở để xử lý. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam cũng có các điều khoản để giúp người chủ sở hữu đích thực của nhãn hiệu nôi tiếng hoặc nhãn hiệu được sử

dụng rộng rãi đòi lại được nhãn hiệu của mình, nhưng những quá trình pháp lý đó thường kéo dài thời gian và không khỏi mang lại những thiệt hại nhất định cho họ về lợi nhuận cũng như uy tín của nhãn hiệu.

Tất cả những thực tiến trên càng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi một quốc gia và trên bình diện quốc tế trong thời đại kinh tế “thông thoáng” hiện nay.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các nhãn hiệu đang được thịnh hành và được nhiều người biết đến trên thị trường thông qua sự liên kết thông tin KH&CN để tránh sự làm hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng hay các nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Theo công ước Paris năm 1983 về bảo hộ quyền SHCN đề cập đến nhãn hiệu nổi tiếng tại điều 6 Bis bằng việc quy định nghĩa vụ bắt buộc các quốc gia thành viên thực hiện trong việc từ chối hay huỷ bỏ hiệu lực mọi sự bắt chước sao chép, một bản dịch có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng và cũng quy định khoảng thời gian cho chủ nhãn hiệu yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền huỷ bỏ sự đăng ký nhãn hiệu đối với việc vi phạm.

Cục SHTT đã áp dụng các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng để giải quyết thành công một số vụ việc diển hình: 1) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Nhật Bản khi xin đăng ký nhãn hiệu “TOYOTA” cho sản phẩm máy công cụ (nhóm 07) vì nhãn hiệu này trùng với nhãn hiệu nổi tiếng “TOYOTA” của Công ty TOYOTA (Nhật Bản) mặc dù nhãn hiệu đăng kí này không trùng sản phẩm. 2) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Indonexia khi xin đăng ký nhãn hiệu “VINATABA” cho sản phẩm là quần áo, dày dép thuộc (nhóm 25) vì nhãn hiệu này trùng với nhãn hiệu nổi tiếng “VINATABA” của Công ty thuốc lá Việt Nam, mặc dù khác sản phẩm. 3) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Australia nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu “Mc Donald”, “KFC”, “PIZZAHUT” cho nhóm dịch vụ cung cấp thức ăn nhanh (nhóm43) vì nhãn hiệu này trùng với các nhãn hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ.`

Việc áp dụng quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã rất có hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu mà được nhiều khách hàng biết đến và yêu thích ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đồng nhất trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, việc thống nhất các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chính của việc tồn tại nhiều khó khăn này chính là sự thiếu thông tin KH&CN cần thiết để dịch ra chính xác các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng vì trong đó có vẫn còn có các tiêu chí mang tính chất định tính do luật cũng như nghị hướng dẫn thi hành lại chưa quy dịnh cụ thể các bước để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng. Theo quy định trong Nghị dịnh 06/CP tại Điều 8 khoản 3: “Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” vẫn đang được áp dụng. Như vậy, trong trường hợp thẩm định nhãn hiệu có liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng thì tuỳ theo trình độ nhận thức cùng với các thông tin mà một thẩm định viên tại Cục SHTT đưa ra kết luận thẩm định khác nhau.

- Xét trường hợp trong ví dụ nhãn hiệu “SUPER MAN”

Ngày 13/02/1993, công ty DC COMICS, New York, USA nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu “SUPER MAN & Hình” tại Việt Nam và đã được cấp GCNĐKNH số 9119 ngày 14/09/1993 cho các sản phẩm hàng hoá thuộc nhóm 09, 16, 25, 28 bao gồm phim nhựa, mũ nón, ấn phẩm, quần áo, băng đĩa, đồ chơi, trò chơi. Các nhãn “SUPER MAN” và “SUPER MAN &Hình” của DC COMICS cũng đã được đăng ký, sử dụng rộng rãi và liên tục ở trên 150 quốc gia từ những năm 1930. Tuy nhiên, cả hai nhãn hiệu này của DC COMICS chưa được sử dụng tại Việt Nam.

Ngày 13/05/1996, Công ty TNHH xây dựng Việt Địa, Tp. Hồ Chí Minh nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu “SUPER MAN” và đã được cấp GCNĐKNH

số 24089 ngày 03/04/1997 cho các dịch vụ thuộc nhóm 42 bao gồm mua bán, đại lý ký gửi, bán buôn, bán lẻ phụ tùng cơ khí các loại phục vụ ngành công nghiệp nhẹ (kìm, búa, mỏ lết…).

Ngày 31/08/1998, DC COMICS đã thông qua đại diện SHCN của Việt Nam nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 24089 của Việt Địa. Trong công văn trả lời Cục SHTT về đơn yêu cầu trên, Việt Địa đã đưa ra hai ý kiến: 1) DC COMICS chưa chứng minh được các nhãn của họ phải được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. 2) Dịch vụ trong Nhóm 42 của Việt Địa hoàn toàn khác biệt và không liên quan gì đến các sản phẩm thuộc nhóm 09, 16, 25, 28 của DC COMICS và do đó sản phẩm của Việt Địa được bảo hộ là hợp lý và không vi phạm đến phạm vi bảo hộ của GCNĐKNH số 9119 của DC COMICS.

Ngày 11/10/2002, sau khi thay đổi đại diện SHCN nêu trên theo yêu cầu của DC COMICS bởi một công ty đại diện khác là Lê & Lê, công ty này đã nộp đơn mới yêu cầu Cục SHTT huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 24089. Trong đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực, Lê & Lê đã trình bày quan điểm của mình đối với một lạot vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi về nhãn hiệu nổi tiếng là: các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nổi tiếng đối với các sản phẩm, dịch vụ không cạnh tranh. Đây chính là các vấn đề mang tính quyết định của vụ tranh chấp này. Lê & Lê đã cho rằng với các lập luận của mình về nhãn hiệu nổi tiếng và chứng cứ đã đệ trình, các nhãn hiệu của DC COMICS phải được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn của Việt Địa, Lê &Lê đã nêu ra hai cơ sở pháp lý để hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu số 24089 của Việt Địa, đó là: Nhãn hiệu này tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng “SUPERMAN” và “SUPERMAN & hình” của DC COMICS và là dấu hiệu làm hiểu sai lệch về xuất xứ của hàng hoá.

Ngày 08/07/2004, Cục SHTT đã ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 24089 với việc chấp nhận các lập luận của Lê & Lê về những vấn đề nêu trên trong vụ tranh chấp kéo dài 6 năm giữa DC COMICS và Việt Địa ở Việt Nam.

Như vậy, với cùng một nhãn hiệu yêu cầu thẩm định, nếu thông tin KH&CN không đầy đủ, bên làm nhái sản phẩm đã thuyết phục được Cục SHTT đưa ra quyết định có lợi cho mình để làm nhái theo nhãn hiệu nổi tiếng và ngược lại, khi có đầy đủ thông tin KH&CN thì chứng minh được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

* Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1 này, Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận, trong đó nhấn mạnh các khái niệm về nhãn hiệu Madrid, thông tin KH&CN và mối quan hệ liên kết giữa thông tin KH&CN với nhãn hiệu quốc tế…

Ở chương này tác giả cũng đề cập đến việc liên kết thông tin KH&CN và đấy cũng chính là cơ sở căn bản cho các hoạt động về SHCN. Trong quá trình tìm hiểu, tạo dựng, đăng ký, bảo vệ nhãn hiệu và các hoạt động quản lý liên quan đến việc thực thi quyền, xác lập quyền, cho đến khi nhận hồ sơ để xem xét, thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ và gia hạn quyền bảo hộ nhãn hiệu, thực thi quyền SHCN, tất cả các khâu trên đều cần đến thông tin chi tiết và cụ thể của từng nhãn hiệu. Do đó, yêu cầu trước tiên trong việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ở các khâu nói trên luôn phải thực hiện là tra cứu thông tin về nhãn hiệu trong tất cả các nguồn thông tin KH&CN mà chúng ta có thể để mục đích chính là tra cứu, tìm kiếm và cung cấp hết các đối tượng chính và liên quan cần thiết để phân tích, đánh giá và cuối cùng là ra quyết định chính xác khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ chuyên môn có liên quan đẩy đủ nhất.

Vậy thực trạng khai thác thông tin KH&CN và xây dựng mối liên kết thông tin KH&CN giữa Cục SHTT với WIPO đối với việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ra sao? Chương 2 của luận văn xin phân tích cụ thể.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN

TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ THEO HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ MADRID

2.1. Khái quát về thực trạng quản lý và bảo hộ NHQT theo hệ thống đăng ký Madrid.

2.1.1. Khái quát về thực trạng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống Madrid

Hiện nay, nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế đầy thử thách và mang tính cạnh tranh rất mãnh liệt. Do đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể gặp phải những vướng mắc về pháp luật và nguy cơ bị rủi ro rơi vào vòng pháp lý. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro như nhãn hiệu đó có thể bị đối thủ cạnh tranh đánh cắp rồi đem đi đăng ký trước hoặc đối thủ cạnh tranh đã nhái hay bắt trước nhãn hiệu đến mức tương tự có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty hay doanh nghiệp nào đó rồi đem đi đăng ký trước với cơ quan chức năng… và kết quả là chính chủ nhãn hiệu của doanh nghiệp - chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu lại phải gặp các vụ kiện do xâm phạm quyền SHCN liên quan đến nhãn hiệu của chính mình…

Do nền kinh tế hội nhập đang phát triển vài năm trở lại đây cho nên Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam nhận rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid nộp tại Văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và một phần nhãn hiệu quốc tế nộp trực tiếp vào quốc gia thông qua các Văn phòng đại diện SHTT ở Việt Nam. Số lượng đơn đăng ký được ghi nhận ngày càng tăng tính theo hàng năm, đạt mức trung bình khoảng từ 20% đến khoảng 25%. Tổng kết từ 01/01/2008 đến 31/12/2013, tổng số đơn có khoảng 72170 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định hoặc mở rộng lãnh thổ vào Việt Nam. Theo các thông số trên thì ta nhận thấy rằng số luợng nhãn hiệu quốc tế vào Việt Nam là vô cùng lớn nhưng không phải hầu hết các nhãn hiệu đăng ký trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 31 - 70)