Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ quốc gia về nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 75 - 77)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.3.Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ quốc gia về nhãn

điện tử được thiết lập trên hệ thống Internet.

3.1.3. Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ quốc gia về nhãn hiệu nhãn hiệu

Từ tháng 02/2007, Cục SHTT đã chính thức xây dựng mạng thư viện điện tử về IPLib. Đây là kho dữ liệu lớn và quy mô về SHTT đầu tiên của Việt Nam được đưa ra công chúng và những người có nhu cầu tìm hiểu về SHTT, nguồn thông tin này bao gồm quyền đã được xác lập, tình trạng pháp lý của các đối tượng SHCN. Hiện tại có khoảng 60% Giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam và được lưu trữ trong thư viện là của nước ngoài. Cần chú ý rằng thư viện chỉ tập trung vào các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài đã được bảo hộ hoặc đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Còn những nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài không được cập nhật trong thư viện này.

Vậy nguồn thông tin này có thể đến với mọi đối tượng có nhu cầu bảo hộ và khai thác thương mại quyền đối với nhãn hiệu hay không? Luận văn sẽ nêu ra các giải pháp cho vấn đề này như sau:

- Trước hết chúng ta phải thông tin cho doanh nghiệp nhận thức rằng, khi họ có nhu cầu bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu thì họ có nơi để kiểm tra nhãn hiệu đó đã có ai sở hữu chưa với thời gian bao lâu hay có doanh nghiệp nào đang đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ tránh được trường hợp trùng lặp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn khi đăng ký bảo hộ và bị từ chối, như thế doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho bản thân họ.

- Cũng nhờ nguồn thông tin KH&CN này các nhà doanh nghiệp có thể trao đổi, chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu. Thông qua nguồn thông tin này, các doanh nghiệp có thể tìm thấy chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có những nhãn hiệu nhưng chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể nhận chuyển giao, như thế sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. nguồn thông tin này còn là cơ sở để cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi thông tin với các doanh nghiệp có thông tin đăng tải trên cơ sở quản lý dữ liệu về nhãn hiệu quốc tế của các nước khác.

- Thư viện điện tử có thể góp phần cải thiện tình hình thực tế, hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vào Việt Nam vì còn nhiều lo lắng sai lầm rằng mật độ cạnh tranh ở Việt Nam chưa đủ lớn, việc bảo hộ chưa được các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài thực sự tin tưởng vì hệ thống lưu trữ và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu chưa được như mong muốn.

- Thư viện điện tử có thể giúp việc truy nhập và lưu trữ nhanh và chính xác hơn, đặc biệt là không mất nhiều chi phí cho công sở lưu trữ dữ liệu như khi làm việc trên giấy.

- Nguồn thông tin KH&CN về nhãn hiệu có thể khai thác thương mại đối với nhãn hiệu được tốt hơn, mặt khác loại bỏ tình trạng vô tình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của các chủ thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 75 - 77)