Phát huy hiệu quả khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 86 - 90)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.3.Phát huy hiệu quả khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối vớ

3.2. Phát huy năng lực khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối vớ

3.2.3.Phát huy hiệu quả khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối vớ

đối với nhãn hiệu quốc tế

a. Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc phát triển thông tin KH&CN về nhãn hiệu quốc tế

- Hoàn thiện trang web www.noi.gov.vn cả về nội dung, dữ liệu, giao diện, đường truyền;

- Hoàn thiện thư viện điện tử (IPDL) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh theo đúng nghĩa của một thư viện điện tử để bất kỳ người dùng tin nào cũng có thể dẽ dàng tra cứu ở bất kỳ nơi nào chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng Internet. Để làm được điều này, cần thiết phải thiết kế các công cụ tra cứu tích hợp để mọi người, mọi đối tượng dùng tin có thể truy cập được thông

tin một cách thuận tiện và nhanh nhất, nâng cao độ chính xác trong việc tra cứu thông tin.

Về giải pháp này, tác giả Luận văn đã phỏng vấn nhà quản lý thiết bị điện tử thuộc công ty TNHH ETC.

Câu hỏi: “Trang Web của Cục SHTT có hữu ích đối với việc nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu không?”

Câu trả lời: Có, đây là trang Webite tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật cũng như các thông tin liên quan đến lĩnh vực SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng, đồng thời nó còn cung cấp cho các doanh nghiệp biết được kết quả tra cứu sơ bộ thông qua chương trình ta cứu IPLib. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. - Nam 40 tuổi, Giám đốc công ty TNHH ETC

Như vậy, giải pháp ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào việc phát triển thông tin KH&CN về nhãn hiệu đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho mọi doanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân có nhu cầu tìm kiếm thông tin về SHTT.

b. Làm giàu nguồn thông tin KH&CN về nhãn hiệu quốc tế và quốc gia - Tiếp tục thu thập tư liệu SHCN trên cơ sở phát triển hạ tầng thông tin; - Tăng cường hợp tác và trao đổi với các nước và các tổ chức quốc tế về SHCN, tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan đến các đối tượng SHCN để bổ sung thêm thông tin mới về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quốc gia cũng như quốc tế và các đối tượng khác của quyền SHTT.

Về việc này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn ba đại diện SHCN để đánh giá về khả năng phục vụ của dữ liệu về nhãn hiệu.

c. Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác thông tin SHCN nói chung và nhãn hiệu quốc tế nói riêng

- Đào tạo cách thức xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin SHCN, hướng dẫn kỹ thuật tra cứu thông tin sáng chế như kỹ thuật liên kết, kỹ thuật sử dụng từ khoá, kỹ thuật phân loại sáng chế, kỹ thuật kết hợp…

quản lý tri thức đang được ứng dụng rộng rãi trong các đơn vị thông tin;

- Phối hợp công tác đào tạo với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHCN nói chung và thông tin SHCN nói riêng.

d. Thúc đẩy mối quan hệ công tác theo chiều sâu với các địa phương Hỗ trợ thành lập và phát triển các dịch vụ thông tin SHCN ở các địa phương nhằm đưa thông tin nhãn hiệu tới gần hơn với các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học, ngành công nghiệp, các nghệ nhân có ngành nghề truyền thống, … tiến tới đa dạng hoá các dịch vụ tra cứu và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng cao đối với tất cả mọi đối tượng dùng tin. Để làm điều này, cần khuyến khích các tổ chức nói trên thành lập các bộ phận thông tin SHCN về nhãn hiệu hoặc các mối trong cơ cấu tổ chức của mình. Cục SHTT cần phải hướng dẫn về mặt phương pháp, đào tạo và hỗ trợ việc tiếp cận các tư liệu cơ bản, các bộ đĩa CD – ROM và tiếp cận tư liệu nhãn hiệu thông qua Internet.

- Hỗ trợ địa phương duy trì phát triển hệ thống tra cứu nhãn hiệu quốc tế và quốc gia như một phần của mạng lưới dịch vụ thông tin SHCN quốc gia theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp đơn đăng ký quyền SHCN của các doanh nghiệp trên địa bàn và phục vụ hiệu quả hơn công tác nghiên cứu và triển khai của các nhà nhiên cứu, các nhà khoa học…

e. Tiến hành điều tra đánh giá rõ hơn trình độ của người dùng tin, nhu cầu và kỳ vọng của người dùng tin đối với hệ thống thông tin nhãn hiệu quốc tế cũng như nhãn hiệu quốc gia, từ đó đưa ra những công cụ tra cứu hữu hiệu và những gói dịch vụ hợp lý phục vụ đại chúng người dùng tin SHCN.

f. Xem xét khả năng hợp tác với các thư viện trong nước trong lĩnh vực SHCN nói chung và với nhãn hiệu nói riêng nhằm mở rộng hoạt động phổ biến thông tin, từ đó mở rộng thêm các quan hệ hợp tác với các thư viện, tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các thư viện của Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc trong lĩnh vực thông tin SHCN.

g. Học tập kinh nghiệm các nước đi trước

Hàn Quốc, Hoà kỳ và khối EU và một số quốc gia khác, có thể đề xuất một số nội dung sau Việt Nam:

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thông tin SHCN để có thể phục vụ tối đa nhu cầu của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học hay cá nhân và thậm chí là các ngành công nghiệp quốc gia, cụ thể:

Khai thác tối đa công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ mạng để xây dựng mạng thông tin SHTT rộng khắp cả nước, trong đó tập trung xây dựng thư viện điện tử (IPDL) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để mọi người có thể truy cập một cách thuận tiện, chính xác nhất, đồng thời thiết lập các công cụ tra cứu thông tin SHCN dựa trên Internet;

- Hỗ trợ thiết lập và phát triển các dịch vụ thông tin SHCN ở tất cả các tỉnh, thành phố (ban đầu có thể tập trung ở các tỉnh, thành phố có hoạt động SHCN mạnh mẽ) nhằm đem thông tin SHCN đến gần hơn với người sử dụng, các tổ chức R&D, các trường đại học, các nhà sáng chế, các thợ thủ công có ngành nghề truyền thống…

+ Tiếp cận các tài liệu thông tin SHCN (đơn đã được công bố, các bằng độc quyền sáng chế, các bản mổ tả sáng chế, các nhãn hiệu, kiểu dáng, đã được đăng ký…) trên một hệ thống hỗ trợ hoặc thông qua mạng Internet;

+ Thông tin và hoạt động tư vấn về việc lấy thông tin sáng chế, kiểu dáng hoặc nhãn hiệu; dịch vụ tra vấn với các nhân viên có thể hỗ trợ cho công chúng; các dịch vụ sao chép;

+ Dịch vụ tư vấn về nội dung của thông tin sáng chế trực tuyến (cơ sở dữ liệu SHCN, Internet…) và dịch vụ tiếp cận các thông tin đó.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức SHTT, các cơ quan SHTT, ký kết các thoả thuận ba trên, đa phương nhằm đẩy mạnh công tác tự động hoá về SHTT nói chung và thông tin SHCN nói riêng, làm giàu nguồn SHCN trên cơ sở trao đổi chuyên gia, trao đổi tài liệu và trao đổi cơ sở dữ liệu dưới các dạng film, đĩa quang, thư điện tử, kênh điện tử…hoặc trao đổi trực tuyến thông qua việc thiết lập hệ thống mạng liên thông giữa các cơ quan, tổ chức liên kết;

- Thiết lập quan hệ với các thư viện trong nước nhằm tăng cường công tác phổ biến, cung cấp thông tin SHCN tới một lượng lớn người dùng tin theo cách thức mà Hoà Kỳ thực hiện, cụ thể:

+ Xây dựng các điều kiện cụ thể với một thư viện có nhu cầu cung cấp các dịch vụ liên quan đến thông tin SHCN;

+ Cung cấp cơ sở dữ liệu về SHCN cho các thư viện đủ điều kiện cung cấp dịch vụ liên quan đến thông tin SHCN;

+ Phối hợp đào tạo cán bộ, nhân viên ở các thư viện có đủ điều kiện về cung cấp thông tin SHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 86 - 90)