Kết nối nguồn thông tin KH&CN qua cổng kết nối để hỗ trợ các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 90 - 93)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.4.Kết nối nguồn thông tin KH&CN qua cổng kết nối để hỗ trợ các doanh

3.2. Phát huy năng lực khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối vớ

3.2.4.Kết nối nguồn thông tin KH&CN qua cổng kết nối để hỗ trợ các doanh

các doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong việc khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế, cần xây dựng một mô hình chuẩn về khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế theo các tiêu chí mà Luận văn trình bày trong mục này.

Tập trung các nguồn lực để phát triển toàn diện hệ thống thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế thông qua việc thiết lập một môi trường thông tin cho phép mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và dễ dàng nguồn thông tin KH&CN này trên cơ sở khai thác tối đa tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

Để xây dựng mô hình này, cần tập trung vào ba biện pháp chính đó là: - Phổ biến thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế thông qua Internet;

- Xây dựng các quy định quản lý các dịch vụ thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế theo hướng vì lợi ích của người sử dụng;

- Phát triển và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế.

Biện pháp thứ nhất: Phổ biến thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế qua Internet

có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với những tiện ích dường như vô tận có thể giúp người sử dụng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng với chi phí thấp; thứ hai là xu thế toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế dẫn đến nhu cầu đa chiều của người dùng tin trong nước và nước ngoài về thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu này. Các thông tin này do Cục SHTT cung cấp thông tin qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong và ngoài nước tiếp cận thông tin một cách rộng rãi. Để thực hiện nhiệm vụ này, Cục SHTT lập kế hoạch xây dựng “kênh thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu quốc tế” để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận.

Hơn nữa, ngay từ đầu năm 2007, Cục sở SHTT đã thiết lập IPLib, trong đó có thông tin về nhãn hiệu với mục đích cung cấp thông tin miễn phí, bao gồm cả đăng ký nhãn hiệu thông qua mạng Internet.

IP-Lib cung cấp một hệ thống toàn diện về thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu dựa trên các công báo SHCN cũng như các hệ thống tra cứu và lưu trữ. IPLib cung cấp các bản tra cứu dưới dạng chữ trong đó chứa đựng các thông tin về các đơn nhãn hiệu, cũng như các nhãn hiệu đã được đăng ký. Tất cả các nguồn thông tin này đều có thể được tra cứu một cách dẽ dàng thông qua các công cụ tra cứu được thiết lập sẵn trên Internet với các mức độ tra cứu khác nhau từ cơ bản cho đến chi tiết.

Biện pháp thứ hai: Điều chỉnh các điều kiện đối với dịch vụ thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu theo hướng vì lợi ích của người dùng tin và đa dạng hoá khả năng cung cấp thông tin.

Nhận thức được tốc độ phát triển nhanh chóng trong môi trường nơi mà các tổ chức tư nhân có thể khai thác hiệu quả hơn nguồn thông tin do tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông, chúng ta cần điều chỉnh các điều kiện sử dụng dịch vụ thông tin đối với nhãn hiệu theo hướng nới lỏng các điều kiện sử dụng thông tin cho phép người dùng tin có thể tiếp cận dễ dàng và hiệu quả hơn nguồn thông tin này dựa trên nền tảng là hệ thống tra cứu hiện đại và tiện lợi.

trao đổi thông tin theo các cách sau:

+ Tạo một Trung tâm cung cấp thông tin để xử lý nguồn thông tin đối với nhãn hiệu quốc tế và cung cấp cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài;

+ Tạo ra các dữ liệu tra cứu từ các tài liệu nước ngoài đưa vào IPDL cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong nước.

+ Xây dựng dữ liệu bằng tiếng Anh để cung cấp cho các cơ quan nước ngoài dưới dạng CD-ROM. Đây được xem là phương tiện thông tin thúc đẩy chuyển giao công nghệ và là nguồn tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc tra cứu các đơn nhãn hiệu quốc tế.

Đối với hoạt động phổ biến thông tin đối với nhãn hiệu quốc tế khi đăng ký vào Việt Nam, Trung tâm cung cấp thông tin không chỉ là các thông tin kỹ thuật hiện đại mà còn cung cấp thông tin chính xác về phạm vi quyền.

Đây là hoạt động vô cùng quan trọng để thúc đẩy việc khai thác thông tin nhằm mục đích tránh xảy ra tình trạng trùng lặp, thúc đẩy chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu quốc tế hoặc góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền.

Biện pháp thứ ba: Phát triển và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN về SHCN nói chung và về nhãn hiệu quốc tế nói riêng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế, mối quan tâm về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu và khai thác nguồn thông tin đối với nhãn hiệu Madrid ngày càng trở nên được coi trọng. Nhận thức được điều đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phương, ba bên và đa phương với các tổ chức SHTT, tăng cường hợp tác sâu rộng với các cơ quan SHTT các nước, chẳng hạn với EU, với các nước thành viên APEC…trong lĩnh vực SHTT. Trong chiến lược hợp tác quốc tế về thông tin KH&CN về SHCN, chúng ta đặc biệt tập trung hợp tác vào các lĩnh vực sau:

- Hợp tác về tự động hoá

Cần phát triển hệ thống không giấy (paperless) trong đó đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế và các nguồn thông tin đối với nhãn hiệu này được điện tử hoá từ khâu tư liệu đến khâu giao dịch. Việc nộp đơn đăng ký đối với nhãn hiệu quốc tế được tiến hành một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua hệ

thống Internet. Để phát triển hệ thống này, chúng ta cần phát triển nguồn thông tin đối với nhãn hiệu này dưới dạng số hóa.

- Điều kiện cung cấp cơ sở dữ liệu ra nước ngoài

Cơ sở dữ liệu được cấp cho nước ngoài được thực hiện trên cơ sở có đi có lại trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế. Nguồn cơ sở dữ liệu này cũng được cấp cho các cơ quan SHCN khác. Đặc biệt là đối với các tổ chức tư nhân nước ngoài, chi phí để truy cập và tiếp nhận cơ sở dữ liệu là tương đối thấp với các điều kiện giống như với người sử dụng trong nước.

- Thu thập bổ sung nguồn thông tin nhãn hiệu quốc tế

Việc tăng cường hợp tác với các cơ quan SHTT nhằm thu nhập và trao đổi nguồn thông tin đối với nhãn hiệu quốc tế cũng được đặc biệt chú trọng. Tính đến nay, Cục SHTT có khối lượng đơn nhãn hiệu quốc tế và quốc gia khổng lồ và thường xuyên được cập nhật nhằm đảm bảo thông tin đối với nhãn hiệu này luôn đảm bảo cung cấp cho người dùng tin nguồn thông tin mới nhất.

Nhận xét: Như vậy việc xây dựng một kênh thông tin đối với nhãn hiệu quốc tế, trong đó thư viện số (IPDL) đối với nhãn hiệu này sẽ là một trong những thành tựu to lớn. Đối với việc xây dựng và phát triển thông tin KH&CN, công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN là những nhân tố then chốt góp phần phát triển thành công một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện và xây dựng các công cụ tra cứu hữu dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 90 - 93)