Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 77 - 80)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.4.Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ đối với nhãn hiệu

hiệu quốc tế do địa phương quản lý

Như đã khảo sát về thực trạng các thông tin KH&CN trong Chương 1, tác giả Luận văn cũng nhận thấy những bất cập về nguồn thông tin KH&CN tại Trung tâm Thông tin KH&CN tại các tỉnh, thành phố phục vụ yêu cầu bảo hộ quyền SHCN đặc biệt đối với nhãn hiệu tại địa phương. Bởi vậy, rất cần thiết phải đầu từ, xây dựng mới các nguồn thông tin SHTT, trong đó ưu tiên trước hết là phát triển các cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu quốc tế và nhãn hiệu quốc gia được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đã nêu với tiêu chí nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương để phục vụ yêu cầu của mọi đối tượng có quan tâm đến vấn đề bảo hộ SHCN.

Các cơ sở dữ liệu nói trên cần được tích hợp vào trang Website chính thức của tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để công chúng tiếp cận. Nhờ đó sẽ thực hiện đồng bộ các giao dịch mỗi khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, đăng ký bảo hộ quyền SHTT và các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Website tại địa chỉ http:// www.dost.hochiminh.gov.vn, do giới hạn nghiên cứu, nên Luận văn không khảo sát các thông tin nói chung của Website này, mà chỉ đề cập đến mô hình xây dựng Website chuyển tải nguồn thông tin KH&CN có liên quan đến SHTT do địa phương quản lý, qua nghiên cứu trường hợp Website do Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.

Cổng thông tin độc lập 1:

Trước hết, cần xây dựng một cổng thông tin độc lập liên quan đến các vấn đề chung thuộc lĩnh vực SHCN:

- Thông tin chung: về các đối tượng của quyền SHCN như Nhãn hiệu; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Chỉ dẫn địa lý.

- Quy định của pháp luật về SHTT:

+ Đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về SHTT; + Đăng tải các văn bản pháp luật quốc tế SHTT (nguyên gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt);

- Liên kết ngoài có liên quan; đường link đến Website của WIPO và một số tổ chức quốc tế, quốc gia khác có liên quan đến SHTT.

Cổng thông tin độc lập 2:

Chuyền tải các thông tin về cơ sở dữ liệu KH&CN và SHCN. Cổng thông tin này bao gồm:

- Các cơ sở dữ liệu được xây dựng và tổ chức phục vụ trực tuyến trên Internet. Thông tin được tổng hợp từ các nguồn trong nước và nước ngoài bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ của thế giới, các giải pháp kỹ thuật, sáng chế đã được cấp bằng…thuộc các lĩnh vực giáo dục; khoa học tự nhiên; khoa học nhân văn; ứng dụng KH&CN; sinh học – nông nghiệp; văn hóa - nghệ thuật; nhân loại; kinh doanh, tài chính…

- Các cơ sở dữ liệu, bao gồm:

1. Cơ sở dữ liệu về toàn văn Sáng chế (patent): Thông tin về sáng chế và các giải pháp kỹ thuật được cơ quan patent công bố, bảo hộ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Mỗi tài liệu mô tả đầy đủ và chi tiết thông tin về các giải pháp kỹ thuật.(FullText) giúp tham khảo, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng vào thực tiễn …

2. Cơ sở dữ liệu toàn văn Sáng chế chuyên ngành cơ điện tử.

3. Cơ sở dữ liệu toàn văn kết quả nghiên cứu quốc gia (chuyên ngành kỹ thuật tự động, điều khiển, tính toán; CNTT): Tập hợp thông tin về các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học của quốc gia đã được nghiệm thu thuộc ngành kỹ thuật tự động, điều khiển, tính toán, công nghệ thông tin.

4. Cơ sở dữ liệu toàn văn Wilson: Thông tin bao gồm các loại tạp trí về các lĩnh vực: sinh học, y học, động vật học, di truyền học, hóa học, toán học, vật lý học, khoa học trái đất, đại dương học, thiên văn học, khoa học khí

quyển, sinh thái học, môi trường, thực phẩm, kinh tế, trí tuệ nhân tạo, khoa học máy tính, viễn thông, cơ khí, vật liệu…

5. Cơ sở dữ liệu Sáng chế (patent): Nội dung thông tin trên cơ sở dữ liệu là các giải pháp kỹ thuật có tính mới, sáng tạo và có khả năng áp dụng quy mô công nghiệp được cấp bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ, Châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới.

6. Cơ sở dữ liệu Điện - Điện tử - Viễn thông: tổng hợp các bài nghiên cứu về các lĩnh vực Điện - Điện tử - Viễn thông trích từ các tạp chí chuyên ngành, các hội nghị quốc tế.

7. Cơ sở dữ liệu công trình nghiên cứu công nghệ: nội dung thông tin là các tài liệu tổng hợp các công trình nghiên cứu công nghệ của trên 50 lĩnh vực khác nhau của các nước tiên tiến trên thế giới…được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và hội nghị quốc tế.

8. Cơ sở dữ liệu công trình nghiên cứu khoa học: Thông tin các công trình nghiên cứu khoa học thế giới do Viện Thông tin Khoa học Mỹ phát hành, nội dung gồm các công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, y sinh học.

9. Cơ sở dữ liệu kết quả nghiên cứu Quốc gia: Cơ sở dữ liệu kết quả nghiên cứu trong nước lưu trữ thông tin về các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học của Quốc gia đã được nghiệm thu về tất cả các lĩnh vực như khoa học xã hội, khoa học công nghệ, kinh tế, thể dục thể thao…

10.Cở sở dữ liệu nhãn hiệu quốc tế và quốc gia: nhằm giúp người dùng tra cứu thông tin tham khảo về các nhãn hiệu quốc tế và nhãn hiệu trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

11.Cơ sở dữ liệu thư viện CESTI – CESTILIB: cho phép tra cứu các tài liệu có tại thư viện.

12.Cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế: Bao gồm các tiêu chuẩn của tổ chức Hiệp Hội tiêu chuẩn Thế giới (ISO) và của các quốc gia tiên tiến. Phạm vi thông tin thuộc tất cả các lĩnh vực.

13.Cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn Việt Nam: là tiêu chuẩn Nhà nước được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các TCVN đầu tiên được ban hành vào năm 1963. TCVN là các chuẩn cứ kỹ thuật cho tiêu chuẩn và kiểm tra hàng hoá xuất - nhập khẩu và được áp dụng dưới hai hình thức: bắt buộc áp dụng và tự nguyện áp dụng (các tổ chức cá nhân sản xuất – kinh doanh phải tuân thủ các TCVN bắt buộc áp dụng).

14.Cơ sở dữ liệu có liên quan đến hoạt động SHCN tại địa phương. Việc xây dựng CSDL phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin KH&CN như đã trình bày ở trên là rất cần thiết, nó không những chỉ phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin KH&CN về SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng cho các đối tượng đóng trên địa bàn địa phương mà còn có thể phục vụ các đối tượng chung trong nước. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Website của Sở KH&CN là một mô hình cần tham khảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 77 - 80)