Có ngữ cảnh ngầm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 53)

Chương 2 : CÁC KIỂU MỜI TRONG GIAO TIẾP NGƯỜI VIỆT

2.2 Các kiểu mời trong văn hóa giao tiếp người Việt

2.2.6.2 Có ngữ cảnh ngầm ẩn

Ngược với ngữ cảnh hiển minh là ngữ cảnh ngầm ẩn theo cách gọi của chúng tơi. Đó là ngữ cảnh khơng có động từ trần thuật “mời”. Ngữ cảnh này được xác định bằng dấu hiệu hình thức của những từ ngữ biểu lộ thái độ tình cảm của con người khi thực hiện hành động mời.

Tính lịch sự là yếu tố hàng đầu trong văn hóa giao tiếp Việt nói chung và văn hóa mời của người Việt nói riêng. “Mời” là một hành động giao tiếp – giao tiếp xã hội nên khi thực hiện hành động này (khi ai mời ai) thì bằng nhiều cách (dấu hiệu hình thức và nội dung), dù muốn hay khơng ít nhất người mời sẽ phải (hoặc cố gắng) “bảo tồn” được tính lịch sự vốn có của nó. Sự ứng xử của hành vi mời của người đi mời được thể hiện qua dấu hiệu hình thức là ngơn từ (với rất nhiều dạng thức thể hiện) và nội dung ý nghĩa (qua thái độ mời mọc).

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nếu trường hợp “Mời gián tiếp có từ xưng

hơ trong ngữ cảnh hiển minh” khơng xuất hiện trong ca dao thì “Mời gián tiếp có từ xưng hơ trong ngữ cảnh ngầm ẩn” lại chiếm số lượng lớn nhất trong ca dao. Tại

sao vậy? Có lẽ, vì mỗi bài ca dao thường gồm 2 câu nên nếu từ “mời” đã xuất hiện ở câu lục hoặc ở câu bát thì nó đã là những phát ngơn mời trực tiếp.

Trong ca dao, câu lục thường đóng vai trị là ngữ cảnh – thường là khơng gian rộng lớn mang tính gợi mở làm xuất hiện những lời mời ở câu bát.

Ngữ cảnh là khơng gian thiên nhiên

Đó có thể là một khơng gian thiên nhiên n bình của một đêm trăng thanh n tĩnh có “gió vàng hiu hắt”. Chính cái không gian ấy khiến cho những chàng trai cô gái không muốn rời xa nhau sau buổi hẹn hị. Sự mong muốn bạn tình ở lại đã làm cho cơ gái trở nên mạnh dạn đưa ra lời mời đầy tình tứ “xin anh đừng về” với lý do rất khéo và rất chính đáng “đường xa dặm vắng”.

Gió vàng hiu hắt đêm thanh Đường xa dặm vắng xin anh đừng về

(VNP: 47) Sự đối nghĩa giữa “ở” và “về” là một sự đối nghĩa mà bất kỳ người bình thường nào cũng nhận thức được. Vì vậy, khi nói “đừng về” thì có nghĩa là hãy “ở

lại”. Khi chúng ta nói với ai “đừng về” là khi chúng ta muốn họ “ở lại”. “Ở lại” có

thể xuất hiện ở một phát ngôn yêu cầu hay mời mọc. Nhưng trong thực tế thì chỉ trong những hồn cảnh đặc biệt thì mới yêu cầu ai đó ở lại; còn nếu xét trong những ngữ cảnh thơng thường – giữa quan hệ chủ và khách, thì theo phép tắc, ở lại hay về là quyền của khách, vì vậy, chủ nhà chỉ có thể thể hiện lịng hiếu khách của mình bằng một lời mời ở lại chứ không thể bằng một lời yêu cầu, bắt buộc khách ở lại. Ở đây, phát ngôn mời ở lại được biểu đạt bằng cách dùng phủ định “xin anh

đừng về”. Đó cũng là một trong những cách mời gián tiếp, thể hiện sự tình tứ, ý nhị

trong lời ăn tiếng nói của người Việt. Cịn ở góc độ ngơn ngữ học, đây là lời mời mang tính hàm ẩn rất cao.

Chúng ta cũng gặp cách mời này ở một số bài ca dao khác:

(a) Trông cho quan cấm đường đi

Quan ngăn đường lại, em ở nơi ni đừng về

(LHN: 196)

(b) Trăng lên khỏi rú mắc mây Bạn về mặc bạn, anh ở đây đừng về

(LHN: 243) Đó có thể là ngữ cảnh của một khơng gian thiên nhiên chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro “Thâm đông, hồng tây, dựng mây” nên phát ngôn “Ai ơi! ở lại ba ngày hãy

đi” là một lời mời ở lại đầy chân tình. Ý nghĩa mời mọc nằm ở chính động từ “ở lại”.

Thâm đông, hồng tây, dựng mây Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi

(VNP: 160)

Ngữ cảnh là những địa danh cụ thể của những miền quê với những đặc điểm vùng miền

Có thể là địa danh nổi tiếng với phong cảnh đẹp như: núi Thành Lạng – sông Tam Cờ, phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, thành Bắc Sơn ở

Lạng Sơn; xứ Nghệ với non xanh nước biếc như tranh họa đồ; đầm Thị Nại, cù

lao xanh ở Bình Định; Loa thành Thục Vương ở Đông Anh – Hà Nội… với

những lời mời đầy tình tứ, thiết tha: (a) “Ai lên xứ Lạng cùng anh”

(VNP: 129) (b) “Em về Bình Định cùng anh”

(LHN: 75) Có thể là địa danh nổi tiếng với nghề truyền thống như: chợ Vạn với nghề cất rượu nuôi heo, Vùng Bưởi với nghề seo can…

Chợ Vạn có nghề cất rượu ni heo

(VNP: 130) (b) Bóng đèn là bóng đèn hoa

Ai về vùng Bưởi với ta thì về Vùng Bưởi có lịch có lề Có sơng tắm mát có nghề seo can

(LHN: 72) Có thể là địa danh nổi tiếng với đặc sản vùng miền:

(a) Ai qua phố Nhổn phố Lai

Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon

(LHN: 72) (b) Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn

(LHN: 74) (c) Em về Bình Định cùng anh

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

(LHN: 75)

Ngữ cảnh là không gian sinh hoạt, lao động sản xuất

Có khi ngữ cảnh là không gian sinh hoạt lao động sản xuất của những người dân “cắt cỏ”, “đập đất trồng cà”:

(a) Cơ kia cắt cỏ bên sơng

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

(VNP: 257) (b) Hỡi cô yếm thắm dải là

Lại đây đập đất trồng cà với anh

(LHN: 160)

Nhiều khi ngữ cảnh chỉ là cả một vùng không gian rộng được xác định bởi tên một địa danh cụ thể như: tổng Mễ, An – phú, Kim – lũ, Nam – định, làng Hà Thủy, Gia định, Đồng Nai, Phan Rí, Kẻ Sói, Vĩnh Đặng…

(a) Mình về đường ấy thì xa Có về tổng Mễ với ta thì về

(VNP: 125) (b) Hỡi cơ thắt lưng bao xanh

Có về An – phú với anh thì về

(VNP: 126) (c) Song Thanh nước chảy chia đơ

Ai về Phan Rí cùng tơi thì về

(LHN: 88)

Ngữ cảnh là một khơng gian hẹp

Có khi ngữ cảnh là một khơng gian hẹp mang tính phiếm chỉ: “đường này”, “tiện đây”, “tới đây”, “gặp đây”, “ở đây”, “lại đây”… hay một không gian hẹp nhưng rất cụ thể: “cửa máng song kề”…

(a) Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là Xin chàng quá bước lại nhà Trước là trò chuyện sau là nghỉ chân

(VNP: 201) (b) Gặp đây em xơi miếng trầu

Gọi là tỏ giãi mấy câu tự tình

(LHN: 232) Cấu trúc thường gặp trong những ngữ cảnh không gian như chúng tôi đã chỉ ra ở trên để tạo các lời mời là:

Với cấu trúc trên, lời mời thường nằm trọn trong câu lục, còn câu bát chỉ là phần phụ mở rộng, cụ thể hóa nội dung mời.

(a) Đường Vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vơ xứ Nghệ thì vơ

(VNP: 122) (b) Ai lên Phú Thọ thì lên

Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương

(LHN: 96) Cấu trúc: Có/ (có muốn/ có về)… thì…

Với cấu trúc trên, từ xưng hô (người được mời) thường xuất xuất hiện ở câu lục, còn câu bát là nội dung mời cùng với biểu thức biểu đạt nội dung đó.

(a) Hỡi cơ mà thắt bao xanh

Có về Kim – lũ với anh thì về

(VNP:133) (b) Cô kia cắt cỏ bên sơng

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

(VNP: 257) Một đặc điểm dễ nhận thấy là số lượng các từ xưng hô phiếm chỉ “ai” được dùng rất nhiều. Điều này nếu nhìn qua thì có vẻ phi thực tế, vì lời mời thường hướng tới một hay nhiều đối tượng cụ thể. Nhưng ở đây, người mời đã mượn những câu hát trữ tình để mời nên những lời mời đã bị quy định bởi đặc điểm thể loại. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể chấp nhận được. Hơn nữa, những lời mời ấy lại được đặt trong địa hạt của Dụng học nên nó cho phép ta hiểu cách dùng từ phiếm chỉ “ai” biết đâu lại là một chiến lược giao tiếp của người mời. “Ai” sẽ được cụ thể hóa trong từng tình huống giao tiếp.

Trong ca dao, các phát ngôn mời được tạo bởi các cấu trúc “Ai về/ vơ/ lên +

tế thì những cấu trúc đó làm cho những lời mời mang tính khách sáo, mức độ hưởng lợi, tôn trọng của người mời đối với người được mời không đạt đến độ tối đa. Tuy nhiên, vì nó được thể hiện bằng một thể loại đặc biệt trữ tình, nên đằng sau những lời mời tưởng như để ngỏ ấy, người ta vẫn cảm nhận được sự mong muốn thiết tha của người mời đối với người được mời.

Khảo sát truyện ngắn chúng tôi nhận thấy, nếu trong ngữ cảnh xuất hiện những tính từ mang nghĩa tích cực như: đon đả, niềm nở, xởi lởi, vồn vã, rối rít, rạng rỡ… thì đó là những dấu hiệu hình thức để xác định ngữ cảnh của các phát

ngơn mời. Hay nói cách khác, những ngữ cảnh ngầm ẩn của các phát ngôn mời sẽ được đánh dấu bởi một số những từ/ nhóm từ chuyên biệt như trên.

Về đặc điểm từ loại, đó là những tính từ; về đặc điểm ý nghĩa, những từ (nhóm từ) ấy đều mang nghĩa tích cực thể hiện những thái độ, tình cảm, cảm xúc, tâm lý… khác nhau của con người. Những thái độ, tình cảm, cảm xúc, tâm lý… ấy có một điều khá thú vị là đều đi kèm với hành động bằng lời (nó khác với một số tính từ như: vui, buồn, giận… có thể chỉ cần biểu hiện bằng nét mặt). Nghĩa là nó sẽ được cụ thể hóa bằng hành động – trong đó có hành động mời. Chúng ta có thể hình dung điều này với một số ví dụ sau:

(+) Nó mời tơi vào nhà với thái độ vồn vã. (+) Nó rủ tơi đi ăn với thái độ niềm nở.

Khơng thể nói:

(-) Nó mắng/ chửi… tơi với thái độ đon đả/ rạng rỡ…

(-) Nó ra lệnh/ đề nghị/ yêu cầu… tôi với thái độ rối rít/xởi lởi…

Tại sao những từ trên chỉ được cụ thể hóa bằng một số hành động bằng lời – thường là hành động cũng mang ý nghĩa tích cực. Tại sao lại có sự kén chọn trong cách kết hợp như vậy? Điều này, thực chất là do đặc điểm của từ loại và của mỗi hành động. Vì là những từ (nhóm từ) có ý nghĩa tích cực nên nó chỉ kết hợp với những hành động mang ý nghĩa tích cực (tiêu cực hay tích cực chúng tôi dựa vào lý thuyết về lịch sự như đã trình bày ở Chương 1).

Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng biết được, sau sự xuất hiện của những từ (nhóm từ) đó là những phát ngơn mời. Chúng ta cũng có thể khơi phục lại được các phát ngôn mời trong ngữ cảnh ấy theo dạng cơ bản của cấu trúc mời: M + TXH + ĐT hay trả lời cho câu hỏi:

(Ai) mời ai (làm gì) (với thái độ) như thế nào

Xét trường hợp:

“Bà mẹ và cô con gái ngồi chọn lạc giống, Từ ôm con mèo đi vào.

- Chào bà ạ. Chào cô.

Hai người cùng ngừng tay, nhìn lên. Cơ gái ngạc nhiên giây lát, ánh mắt ra chiều dò xét. Bà mẹ xởi lởi ngay:

- Chào cậu. Ngồi cả đây cho mát!”.

(TNH: 262) Trong đoạn hội thoại trên, mặc dù từ “mời” khơng có mặt trong câu dẫn – làm ngữ cảnh và những phát ngôn đối thoại giữa các nhân vật, nhưng người đọc vẫn nhận ra lòng hiếu khách của chủ nhà là bà mẹ đối với khách đến chơi qua hành động mời khách ngồi với thái độ xởi lởi: “Bà mẹ xởi lởi ngay: - Chào cậu. Ngồi cả

đây cho mát!”. Chúng ta có thể khơi phục lại ngữ cảnh mời và cả phát ngôn mời

bằng cách thêm từ “mời” vào: “Bà mẹ mời ngay/ Bà mẹ xởi lởi mời ngay: - Chào

cậu. Mời cậu/ anh ngồi đây cho mát.”

Xét trường hợp khác:

“Thường là bà Sáu đang ở trong bếp chạy ra, bà lột tấm khăn trên đầu

xuống lau đôi mắt kèm nhèm rồi cười rạng rỡ:

- Thằng Trung mới về hả. Vào uống nước đi cháu.”

(TNT: 321+322) Từ “rạng rỡ” trong câu dẫn làm ngữ cảnh thể hiện thái độ vui mừng, hạnh phúc của bà Sáu khi gặp Trung mới ở xa về. Và nó chính là ngữ cảnh mời cho sự xuất hiện của hành động mời Trung vào nhà uống nước: “Vào uống nước đi cháu.”

Trong văn hóa mời của người Việt, nhiều khi cách mời – thái độ mời là tối quan trọng. Những lời mời được nói ra với ngơn từ bóng bẩy, mài giũa nhưng với thái độ lạnh lùng, bất lịch sự thì đó chỉ là những lời mời khách sáo hay lời mời rơi. Trên phương diện giao tiếp thực tế, chúng ta có thể cảm nhận được thái độ mời là chân thành hay không chân thành… qua nét mặt, cử chỉ, cách nói năng… của nhân vật (người mời) trong cuộc giao tiếp; còn trên phương diện văn bản, những lời mời với thái độ nhiệt tình sẽ được đánh dấu trên bề mặt ngơn từ bằng những từ như: “đon đả”, “xởi lởi”, “rạng rỡ”… như chúng tôi đã chỉ ra.

2.2.6.3 Ngữ cảnh ngữ nghĩa

Trong phát ngơn mời gián tiếp có từ xưng hơ, có những phát ngơn được xác định là phát ngơn mời bằng chính nội dung ngữ nghĩa của chính phát ngơn ấy và nằm trong mối tương quan với kết cấu của truyện. Bởi những phát ngôn ấy không được đánh dấu bởi dấu hiệu hình thức để nhận diện.

Những nội dung ngữ nghĩa mà chúng tôi căn cứ vào là những nội dung ngữ nghĩa cơ bản, vốn có trong nhận thức của con người nói chung và trong sự tri nhận của người Việt nói riêng về con người và thế giới. Gần hơn, những nội dung ngữ nghĩa ấy dựa trên phơng nền văn hóa giao tiếp mời của người Việt (xem mục 2.1).

Những phát ngơn có ngữ cảnh ngữ nghĩa xuất hiện khá nhiều và đều có chung đặc điểm: có từ xưng hô trong những ngữ cảnh được xác định dựa vào mặt ngữ nghĩa nằm trong mối tương quan với cốt cấu truyện. Các phát ngôn mời thuộc kiểu này được cấu tạo bởi một số kết cấu sau:

Kết cấu “có………khơng”

Một hành động mời có thể được thực hiện bằng kết cấu: “…có…khơng”: (a) “Người tên Tít quay hẳn lại, hất hàm:

- Thằng này khôn. Thế mày có thích ăn bún sáo chó khơng, hả Cá Bống?”

(VNQĐ: 56, số 614-615) (b) “- Thằng em mới phát hiện ra một chỗ hay lắm, anh có theo không?”

Trong một số trường hợp, kết cấu này có thể bị lược đi yếu tố “có”:

“... Y hỏi và châm thuốc hút, chìa bao thuốc có một điếu rút sẵn về phía anh.

– Ơng hút khơng?”

(TNHTGN: 291) Theo lý thuyết thì “…có…khơng” là dạng câu hỏi mà trong câu trả lời sẽ xảy ra khả năng là “có” hoặc “khơng”. Khi người mời sử dụng cấu trúc này để mời, nếu người được mời trả lời “có” nghĩa là nhận lời, cịn trả lời “không” nghĩa là từ chối lời mời. Cịn thực tế thì người mời có thể mời bằng cách dùng câu hỏi này, nhưng người được mời lại không bao giờ trả lời theo cách “có” hay “khơng”. Nếu nhận lời, họ sẽ hỏi thêm thơng tin về nội dung mời, cịn nếu từ chối họ sẽ đưa ra lý do. Tuy nhiên, sử dụng câu hỏi để mời dễ làm mất thể diện âm tính (bị tổn thương) của người được mời nếu họ nhận lời. Vì lợi ích mà người mời đem đến cho người được mời khơng phải là “tồn tâm toàn ý”. Và những lời mời này thường xuất hiện giữa những quan hệ mang tính chất xã giao nhưng lại ở những tình huống khơng mang tính chất nghi thức.

Kết cấu “nếu………thì”

Các phát ngơn mời cũng có thể được cấu tạo từ kết cấu “nếu…thì”:

“…Mai này trở về, nếu anh cịn nhớ em, đi tìm em thì cứ đi dọc đê sơng Đà

về phía Sơn Tây hỏi đến bến Phù Vân, tới Phù Vân anh hỏi tên em hoặc nhà bà Vụ ươm tơ thì ai cũng biết cả.”

(VNQĐ: 58, số 680)

Những phát ngôn mời sử dụng cấu trúc này thường mang tính lịch sự cao. Bởi người được mời không bị quá ép buộc về việc phải nhận lời mời. Nếu người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 53)