Một vài kiến nghị và đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 101)

Chương 2 : CÁC KIỂU MỜI TRONG GIAO TIẾP NGƯỜI VIỆT

3.3 Một vài kiến nghị và đề xuất

Về phương pháp dạy tiếng, đến thời điểm này vẫn chưa có phương pháp dạy tiếng nào là hồn hảo. Vì vậy, sự vận dụng và kết hợp tổng hợp một cách linh hoạt các phương pháp với nhau trong một bài giảng là điều nên làm, trong đó lấy phương pháp giao tiếp (mà ở đây chúng tơi muốn nói đến việc ứng dụng hành động

ngôn từ vào dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ) là trọng tâm vì hiện nay, dạy và học

ngoại ngữ theo hướng giao tiếp chính là điều bản thân người dạy và người học hướng tới nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong giảng dạy và hiệu quả học tập tốt nhất cho sinh viên là người nước ngoài.

Đối tượng học là người nước ngồi đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, thời hạn học cũng khơng giống nhau (trường hợp ngắn hạn – 3 tháng hay 6 tháng hoặc 1 năm, trừ những sinh viên cử nhân hoặc những trường hợp đặc biệt) nên với thời gian tối thiểu là không quá 3 tháng sẽ đặt ra việc lựa chọn những hành động ngôn từ nào để dạy cho hợp lý. Căn cứ từ những điều phân tích trên thì chúng tơi nhận thấy người nước ngồi học tiếng Việt ở trình độ cơ sở cũng có thể thực hiện một hành động mời đơn giản, nên lựa chọn hành động mời chính là một câu trả lời đúng đắn. Điều này cịn mang tính thực tiễn rất rõ vì người nước ngồi khi đến một đất nước xa lạ thì nhu cầu giao lưu gặp gỡ để tiếp nhận và trao đổi thông tin là tất yếu. Và người học có thể thực hiện điều đó trước hết bằng những lời mời. Do đó, chúng tơi cho rằng hành động mời là hành động có thể được giới thiệu và nên giới thiệu ngay từ các sách dạy tiếng Việt sơ cấp.

Hiệu quả của việc dạy tiếng chính là ở khả năng người học có thể tạo lập câu – phát ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ thể như một “phản xạ vơ điều

kiện” vì mục đích chính của việc dạy tiếng theo phương pháp giao tiếp – ứng dụng

hành động ngôn từ là việc người học có thể giao tiếp được trong mơi trường bản ngữ với người bản ngữ và với người sử dụng ngoại ngữ đó. Tất nhiên khơng thể coi

nhẹ kỹ năng đọc – hiểu và viết, nhưng kỹ năng nghe – nói là những kỹ năng mà phương pháp giao tiếp hướng tới hơn cả. Do đó, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ lấy hành động ngôn từ làm cơ sở đã mở ra một hướng tư duy mới, một cách dạy mới cho cả người dạy và cả người học. Hiệu quả của cách dạy này thể hiện ở chỗ người học vừa biết sử dụng các hành động ngôn từ một cách chuẩn xác trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, lại vừa biết tạo lập ra các hành động ngơn từ ấy trong những ngữ cảnh mới.

Vì vậy, để đáp ứng được điều đó, người dạy khi dạy các hành động ngơn ngữ thì ngồi việc cung cấp từ và cấu trúc thì cịn phải cung cấp các tình huống/ ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, sinh động mang tính ứng dụng cao để cho người học thực hành. Vấn đề đặt ra là phải biết lựa chọn những tình huống giao tiếp tiêu biểu để đưa vào sách dạy. Có thể nói, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ lấy hành động ngôn từ làm cơ sơ không thể thiếu được các tình huống giao tiếp gắn với các hành động ấy.

Ở đây, chúng tôi đề cập đến hai việc: việc đầu tiên cần làm là lựa chọn các hành động ngôn từ nào để dạy; khi đã xác định được hành động ngôn từ đưa vào nội dung giảng dạy thì việc thứ hai là lựa chọn các tình huống giao tiếp tiêu biểu cho các hành động ấy song song với việc dạy từ và cấu trúc.

Ứng dụng Dụng học trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi bằng việc dạy hành động ngơn từ, cụ thể cần quan tâm đến những điểm sau:

Xác lập và xây dựng được một hệ thống các hành động ngôn từ. Các hành động ngôn từ này phải là các hành động ngôn từ thiết yếu và thường gặp trong đời sống.

Sau khi có một danh sách các hành động ngôn từ, cần phân loại chúng để đưa vào nội dung giảng dạy làm sao đảm bảo tính phù hợp với trình độ sinh viên. Hành động ngôn từ nào nên dạy trước, hành động ngôn từ nào sẽ dạy sau.

Người dạy sẽ dạy hành động ngơn từ bắt đầu bằng các tình huống giao tiếp. Phải chuẩn bị một số tình huống giao tiếp (thơng dụng) trước cho hành động ngơn từ mà mình định dạy.

Giới thiệu về kiểu cấu trúc (một hay nhiều) được sử dụng khi thực hiện hành động ngơn từ (đây chính là nội dung của phương pháp truyền thống). Lưu ý sinh viên những kiểu cấu trúc làm nên các hành động ngơn từ chính danh (trực tiếp) và những kiểu cấu trúc khác để tạo lập hành động ngôn từ gián tiếp.

Cung cấp thơng tin văn hóa, xã hội, lối sống, tri thức về người và đất nước bản ngữ… ở mức độ cần thiết cho người học khi sử dụng hành động ngôn từ; đặc điểm cấm, kiêng kỵ hay đe dọa thể diện đến người nghe khi thực hiện hành động ngơn từ. Nên có sự so sánh, đối chiếu ít nhiều về văn hóa với các dân tộc khác

Có thể lặp lại tình huống giao tiếp để sinh viên thực hành với nhau và để giáo viên sửa những sai sót của sinh viên từ phát âm, từ vựng đến ngữ pháp; tiếp tục mở rộng thêm các tình huống giao tiếp để sinh viên có thể vận dụng và ứng dụng các hành động ngôn từ với nhau và chỉ ra cách phối hợp sử dụng hành động ngơn từ đó với các hành động ngơn từ khác để sinh viên có thể tạo lập một cuộc thoại (tùy trình độ của sinh viên mà mức độ mở rộng đến đâu).

Vì dạy theo hướng giao tiếp nên những lưu ý mang tính ngữ dụng như: sử dụng từ xưng hô – sử dụng với ai (giúp sinh viên có thể xưng hơ đúng theo các

quan hệ mà mình có hoặc mình gặp); sử dụng trong hồn cảnh nào (giúp sinh viên sử dụng hành động ngôn từ phù hợp trong mơi trường văn hóa giao tiếp Việt)…; sử

dụng như thế nào cho hiệu quả (giúp sinh viên nắm bắt được các đặc điểm về tâm

lý, giới tính, văn hóa của người Việt)… là điều rất quan trọng. Người dạy cần hết sức lưu ý điều này trong quá trình dạy.

Người dạy phải xác định được vai trị là người hướng dẫn – cùng giao tiếp với sinh viên trong lớp học. Xác định mình sẽ có rất nhiều vai diễn: là người điều hành, lựa chọn và cung cấp tình huống giao tiếp, đồng thời vừa là người cố vấn vừa là người tham gia giao tiếp trước tiên với người học.

Thực chất, ứng dụng hành động ngôn từ vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi cũng chính là sử dụng phương pháp giao tiếp trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Bản chất của phương pháp này là chú trọng đến kỹ năng giao tiếp của người học. Hiệu quả của phương pháp này là khả năng giao tiếp của người học với người khác bằng ngơn ngữ đích. Tuy nhiên, chúng ta không nên quan niệm kỹ năng giao tiếp chỉ là kỹ năng nghe – nói mà nó là tất cả các kỹ năng mà người học sẽ cần đến khi thực hiện giao tiếp. Do đó, dù một cuốn sách được thiết kế theo hướng lấy hành động ngôn từ làm cơ sở nhưng vẫn không thể bỏ qua được những nội dung về từ vựng, ngữ pháp.

3.4 Thử thiết kế một bài giảng về dạy “Hành động mời” cho người nước ngoài

(* Đối tượng để dạy hành động ngơn từ này là những sinh viên trình độ cơ sở – qua phát âm và một số bài đầu)

A. MỤC TIÊU a. Kỹ năng

- Nghe hiểu những câu, những đoạn hội thoại ngắn, những thông tin… liên quan đến mời.

- Nói (biết cách mời) được một số câu mời thơng thường về ăn uống, đến nhà chơi, đi chơi… (Mời được ai đó làm gì nhân một dịp nào đó).

- Đọc đúng và hiểu đúng những đoạn văn (hội thoại) ngắn, đơn giản liên quan tới nội dung mời.

- Viết được những câu mời với những cấu trúc mời cơ bản. Tạo lập được một hội thoại mời.

b. Kiến thức

- Nắm được một số từ vựng về nội dung mời. - Nắm được một số cấu trúc cơ bản để mời.

- Biết cách mời gián tiếp bằng những cấu trúc khác nhau trong những tình huống khác nhau.

- Mở rộng thêm vốn từ về nội dung mời. B. HỌC LIỆU a. Sách giáo khoa b. Sách bài tập c. CD d. Các phương tiện phụ trợ

- Một bộ tranh ảnh về tình huống giao tiếp mời

- Một bộ ảnh về tình huống giao tiếp mời có các lời mời hay hội thoại mời. - Một số đĩa hình về những hình ảnh bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… mời nhau.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động (Dẫn dắt)

Giáo viên hướng sinh viên vào nội dung bài học về “Hành động mời” bằng cách đưa ra một số tình huống mời (hoặc cho sinh viên xem các tình huống mời cụ thể qua phim, tranh…) rồi đặt câu hỏi và yêu cầu sinh viên trả lời.

Ví dụ: Nếu tổ chức sinh nhật/ tiệc/ kết hơn… em có mời mọi người đến dự không?

Khi sinh viên trả lời là “Có”, giáo viên có thể tiếp tục đặt câu hỏi liên quan đến nội dung này.

Ví dụ: Em sẽ/ muốn/ phải mời (những) ai?

Khi sinh viên trả lời mời: bạn/ người yêu/ đồng nghiệp/ họ hàng..., giáo viên có thể tiếp tục dẫn dắt bằng cách hỏi tiếp:

Ví dụ: Nếu em mời người yêu/ bạn/ đồng nghiệp/ cơ/ chú/ bác… thì em sẽ mời như thế nào?

Nếu sinh viên trả lời “Em không biết” thì giáo viên cho biết đó chính là nội dung bài học hơm nay. Nếu họ biết ít nhiều thì giáo viên lắng nghe rồi sau đó cho sinh viên biết mục tiêu của bài học ngày hôm nay là học về cách mời.

Giáo viên có thể nói: Hơm nay cơ sẽ dạy các em hành động mời để các em biết cách mời bạn bè, đồng nghiệp…khi các em tổ chức sinh nhật, lễ cưới hoặc khi gia đình có cơng việc…

Giới thiệu và giải thích ngữ pháp

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp diễn dịch:

Giáo viên giới thiệu và giải thích cấu trúc ngữ pháp mời cơ bản mà người Việt thường dùng khi muốn mời ai đó. Thường đó là cách mời trực tiếp – có từ mời trong cấu trúc. Giáo viên viết cấu trúc mời lên bảng:

Mời ai làm gì = M + TXH + ĐT

Giáo viên lấy và viết ví dụ lên bảng:

- Mời bạn đến dự sinh nhật của tớ tối nay! - Chủ nhật này, mời các bạn đến nhà tớ chơi!

Giáo viên yêu cầu sinh viên lấy ví dụ theo mẫu cấu trúc đã cho ở trên.

Khi sinh viên đã có thể tạo được phát ngơn mời, giáo viên có thể yêu cầu từng hai sinh viên một: một sinh viên là người mời và một sinh viên là người được mời đối thoại với nhau để tạo hội thoại đơn giản:

Ví dụ:

Sinh viên A: Mời bạn đến dự sinh nhật của tớ tối nay! Sinh viên B: Ồ, cám ơn bạn. Chắc chắn tớ sẽ đến. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp quy nạp

Dựa trên các ý kiến của sinh viên (chính là các ví dụ mà sinh viên đã nói ra trong các tình huống mà giáo viên đưa ra) hoặc bản thân giáo viên phải chuẩn bị các ví dụ trong những tình huống đó. Hoặc kết hợp cả hai: ví dụ của sinh viên và giáo viên.

Giáo viên viết tất cả các ví dụ đã có lên bảng (khoảng 3 đến 5 ví dụ). Giáo viên sẽ viết những ví dụ tương đồng gần nhau.

Yêu cầu sinh viên nhìn vào các ví dụ và tìm ra những điểm chung để tạo mẫu cấu trúc.

Ví dụ 1: Hơm nay, mời bạn đến nhà đến nhà tớ ăn tối. Ví dụ 2: Tháng sau, mời anh đến dự lễ cưới của tơi. Ví dụ 3: Tối mai, mời bạn đi uống cà phê với tơi. Ví dụ 4: Khi nào rảnh, bạn đến nhà tớ chơi nhé!

Ví dụ 5: Bạn có thể đi xem phim với tớ cuối tuần này được khơng? Ví dụ 6: Cuối tuần, bạn có đến nhà Hương với tớ khơng?

_______________________________________ Từ các ví dụ trên, giáo viên đưa ra mẫu câu mời

(1, 2, 3) Mời + từ xưng hô + động từ

(4) Câu + nhé!

(5) có thể……được khơng?

(6) có…………khơng?

Sau đó, giáo viên nói: Tùy tình huống và nội dung mời mà chúng ta có thể mời bằng một trong những cách trên.

Luyện tập

- Luyện tập với một hội thoại mẫu:

+ Giáo viên đưa ra một hội thoại mẫu, tiêu biểu trong đó có các tình huống mời và các phát ngôn mời .

+ Giáo viên yêu cầu các sinh viên đóng vai để đọc hội thoại và tìm hiện tượng ngữ pháp (các cách mời) trong hội thoại.

+ Giáo viên có thể chuẩn bị những câu hỏi và yêu cầu sinh viên trả lời để kiểm tra xem sinh viên có hiểu hội thoại khơng.

- Luyện tập với một hội thoại trong CD (nghe điền từ/ nghe đúng – sai/ nghe trả lời câu hỏi...)

+ Giáo viên cho sinh viên nghe CD một hoặc hai lần.

+ Sau đó giáo viên cho nghe từng câu và làm theo các yêu cầu.

+ Giáo viên đọc to từng câu trong hội thoại, (có thể yêu cầu sinh viên đọc theo).

+ Giáo viên yêu cầu sinh viên đóng vai và nói lại hội thoại.

Thực hành

- Thực hành lấy ví dụ: Giáo viên yêu cầu mỗi sinh viên lấy ví dụ về phát ngôn mời.

- Thực hành tạo hội thoại: Giáo viên yêu cầu hai sinh một, tạo một hội thoại có sử dụng hành động mời với một độ dài nhất định.

- Thực hành nâng cao: Giáo viên yêu cầu từng 2 sinh viên một, một sinh viên đưa ra tình huống, một sinh viên đưa ra các phát ngơn mời trong tình huống mà sinh viên thứ nhất đã đưa ra.

Giáo viên lắng nghe và kiểm tra để sửa các lỗi (phát âm, dùng từ, ngữ pháp,

tình huống giao tiếp …) của sinh viên.

Đánh giá

Đây là lúc giáo viên lưu ý sinh viên về sử dụng từ xưng hô khi tạo lời mời và những đặc điểm tâm lý, văn hóa trong văn hóa giao tiếp mời của người Việt.

Bạn bè có thể mời nhau như thế nào.

Nhân viên mời sếp/ sếp mời nhân viên… như thế nào.

Người ít tuổi mời người nhiều tuổi như thế nào để đảm bảo tính lịch sự…

Áp dụng

Giáo viên đưa ra một số tình huống mời (ngồi những tình huống đã chuẩn bị) và yêu cầu sinh viên nói. Chẳng hạn:

Tình huống 1: Cuối tuần em về quê. Em hãy mời một người bạn thân của em về quê chơi cùng.

Tình huống 2: Nhà em mới chuyển nhà đến nơi ở mới. Hãy mời các bạn cùng lớp về nhà chơi cho biết nhà.

Giáo viên yêu đưa ra chủ đề và cầu sinh viên viết một hội thoại mời theo chủ đề đó.

Ví dụ: Tuần sau là đám cưới chị gái em. Em hãy viết một hội thoại để mời bạn bè của em đến tham dự đám cưới.

Kết luận

Trong hoạt động sống của con người thì hoạt động giao tiếp là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng. Để thực hiện giao tiếp hay tham gia vào quá trình giao tiếp, con người đã sản sinh và đồng thời thực hiện rất nhiều những hành động giao tiếp khác nhau, trong đó có hành động giao tiếp mời. “Mời” là một hành động không những đẹp về ngơn từ mà cịn đẹp trong chính bản chất mời mọc của nó vì nó thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Dưới góc độ Ngơn ngữ học nói chung và Ngữ dụng học nói riêng, “mời” là một hành động ngơn từ (hay đầy đủ hơn: đó là một hành động giao tiếp bằng ngơn ngữ). Nó cùng với các hành động ngôn từ khác góp phần làm phong phú và đa dạng hóa hoạt động nói năng của con người.

Đề tài luận văn là: “Hành động “Mời” trong giao tiếp của người Việt và một

số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngồi” đã được chúng tơi nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 101)