Tình hình dạy tiếng Việt qua khảo sát “Hành động mời” trong một số sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 81 - 101)

Chương 2 : CÁC KIỂU MỜI TRONG GIAO TIẾP NGƯỜI VIỆT

3.2 Khảo sát tình hình dạy tiếng Việt trong một số sách dạy tiếng Việt cho

3.2.1 Tình hình dạy tiếng Việt qua khảo sát “Hành động mời” trong một số sách

số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

a. “Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners” (Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Vũ Văn Thi

Cuốn sách được cấu trúc: sau bốn bài phát âm là 24 bài học. Phần lớn mỗi bài học là một chủ đề kèm hội thoại (trừ bài 4, 8, 12, 16, 20, 24 là các bài đọc). Mỗi bài học gồm năm phần:

- Phần I: HỘI THOẠI

- Phần II: CHÚ THÍCH NGỮ PHÁP - Phần III: LUYỆN TẬP

- Phần IV: LUYỆN PHÁT ÂM - Phần V: BÀI TẬP

Phần I HỘI THOẠI theo chủ đề. Nội dung của hội thoại gắn với những hiện tượng ngữ pháp sẽ được giới thiệu ở phần II.

Trong phần III LUYỆN TẬP chủ yếu là cái bài luyện tập – thực hành rèn luyện kỹ năng đọc – viết. Mỗi bài thực hành sẽ có từ một đến hai hoặc ba mẫu

tương ứng với một hiện tượng ngữ pháp. Dạng bài được thiết kế theo kiểu cho các từ gợi ý và làm theo mẫu cho sẵn.

Ví dụ: Luyện tập cách dùng từ “của” – giới từ sở hữu

Thực hành 5 (trang 41):

Mẫu: - Đây là cô Lan. Cô Lan là giáo sư của tôi 1. Ơng Hồng/ luật sư/ tơi

2. Em Huệ/ học sinh/ tôi 3. Em Hoa/ sinh viên/ tôi 4. Ông Tuấn/ bác sĩ/ chị Thu

5. Ơng Smith/ giáo sư/ anh Pi-tơ và chị Nơ-ra

Hay ví dụ: Luyện tập cặp từ nối “…khơng những…mà cịn…” có hai mẫu để thực hành.

Thực hành 4 (trang 252):

Mẫu 1: biết nói tiếng Việt/ nói tiếng Nhật

A. Chị ấy biết nói tiếng Việt, phải khơng?

B. Chị ấy khơng những biết nói tiếng Việt mà cịn biết nói tiếng Nhật nữa 1. biết tiếng Thái/ tiếng Khơ-me

2. giỏi tiếng Khơ-me/ tiếng Lào 3. thích uống chè/ cà phê

4. nghiện thuốc lá/ rượu

5. thích nhạc hiện đại/ nhạc cổ điển

Mẫu 2: Việt Nam/ là đất nước đẹp/ có nhiều món ăn ngon

A. Chị thấy Việt Nam thế nào?

B. Tôi thấy Việt Nam không những là một đất nước đẹp mà cịn có nhiều món ăn ngon.

1. Việt Nam/ có khí hậu tốt/ có phong cảnh đẹp. A. Anh thấy…………………………………….? B. Tơi thấy………………………………………

2. Việt Nam/ có khí hậu tốt/ có nhiều loại hoa quả ngon A. Anh thấy…………………………………………….? B. Tôi thấy……………………………………………… 3. người Việt Nam/ lịch sự/ rất hiếu khách

A. Anh thấy…………………………………………….? B. Tôi thấy……………………………………………… 4. Hà Nội/ có nhiều xe máy/ có nhiều xe đạp

A. Anh thấy…………………………………………….? B. Tôi thấy……………………………………………… 5. Sài Gịn/ hiện đại/ có nhiều khách sạn tốt

A. Anh thấy…………………………………………….? B. Tơi thấy……………………………………………… 6. chị ấy/ thơng minh/ vui tính

A. Anh thấy…………………………………………….? B. Tôi thấy………………………………………………

Trong phần III LUYỆN TẬP, bài thực hành nói có thể là những đoạn hội thoại ngắn chứa một hoặc nhiều hiện tượng ngữ pháp trong bài, cũng có thể vẫn là kiểu thực hành theo mẫu nhưng được làm dài hơn thành một hội thoại và thường là bài thực hành cuối cùng của phần này.

Ví dụ: Luyện tập ngữ pháp “bằng” và câu hỏi lựa chọn “hay”

Thực hành 6 (trang 154):

Mẫu: đi Sài Gòn cuối tuần sau xe lửa/ máy bay

- Tuần sau, anh định đi Sài Gịn, phải khơng?

- Vâng, tôi định đi vào cuối tuần sau

- Anh định đi bằng máy bay hay đi bằng xe lửa?

- Theo chị, đi bằng gì thì tiện hơn?

- Theo tơi, anh nên đi bằng máy bay.

- Thế thì tơi sẽ đi bằng máy bay.

1. đi Huế thứ hai, tuần sau xe lửa/ máy bay 2. đi Tô-ky-ô thứ năm, tuần sau tàu thủy/ máy bay 3. đi Bát Tràng chủ nhật/ tuần sau xe máy/ tắc xi 4. đi Hải Phòng tháng tới xe máy/ ô tô

Phần IV LUYỆN TẬP PHÁT ÂM, ở mỗi bài sẽ đưa ra những nguyên âm (đơn hoặc đôi), phụ âm (đầu hoặc cuối) để luyện tập, kèm một bài nghe để luyện nghe các nguyên âm, phụ âm đó. Trong phần này cịn có một bài đọc với một số yêu cầu, trong đó có yêu cầu gạch chân những từ có những nguyên âm hay phụ âm trên để giúp người học có thể nhớ và phân biệt nguyên âm, phụ âm với nhau.

Phần V BÀI TẬP sẽ có từ một đến hai bài nghe và một bài tập để thực hành nói ở cuối (với yêu cầu “chuẩn bị hội thoại để diễn trên lớp”) cùng với một số bài tập để luyện tập các hiện tượng ngữ pháp trong bài.

Có thể nói đây là một cuốn sách dành cho người nước ngoài hết sức cơ bản với cách cấu trúc mỗi bài thành năm phần như vậy là khá hợp lý. Nhìn một cách bao quát thì cách cấu trúc này cũng đề cập và bao gồm đầy đủ 4 kỹ năng: NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT. Tuy nhiên, nội dung và cấu trúc vẫn thiên về hai kỹ năng ĐỌC – VIẾT hơn.

Vì “mời” là một hành động giao tiếp nên chúng tơi chỉ khảo sát nó trong các hội thoại của cuốn sách (cả hội thoại để thực hành và hội thoại để rèn luyện kỹ năng nghe ở phần PHỤ LỤC). Trong q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy:

- hành động mời nằm rải rác trong các hội thoại

- xuất hiện gắn với nội dung hoặc các hiện tượng ngữ pháp của bài học - có cấu trúc khá đơn giản

- nội dung mời khơng phong phú (có sự trùng lặp)

- xuất hiện cả những hành động mời gián tiếp và trực tiếp - từ xưng hơ ln có mặt trong phát ngơn mời

Bài tập 5 (trang 73): Chuẩn bị để diễn lại hội thoại sau trên lớp

(Anh Ben đến thăm nhà anh Nam) Ben: (gõ cửa: cạch… cạch… cạch…) Nam: (mở cửa)

- Ô, chào anh Ben! Mời anh vào…

Mời anh ngồi.

Anh uống cà phê nhé! Tơi có cà phê Ban Mê Thuột ngon lắm.

- Vâng… Nhà anh đẹp quá! ……………………

Cái này tiếng Việt gọi là cái gì, anh Nam? Nam: - Cái này người Việt Nam gọi là cái bát Ben: - Thế, cái kia người Việt Nam gọi là cái gì? Nam: - Cái đó tiếng Việt gọi là cái nón.

Trong hội thoại trên có mặt cả phát ngơn mời trực tiếp và mời gián tiếp với nội dung và cấu trúc rất đơn giản:

- Mời trực tiếp (có từ “mời”)

M + TXH + ĐT = Mời anh vào/ Mời anh ngồi (tuy nhiên, từ “mời” ở phát

ngơn này chỉ có vai trị là yếu tố lịch sự, nó tương đương với từ “please” trong tiếng Anh “Come in, please/ please sit down”)

- Mời gián tiếp (khơng có từ “mời”), thay vào đó là xuất hiện trợ từ “nhé” trong cấu trúc mời.

Anh uống cà phê nhé!

Nhưng trong hội thoại trên, hành động mời chỉ có mặt để góp phần tạo tình huống hội thoại để người học luyện tập các hiện tượng ngữ pháp: cái này, cái đó, cái gì. Mặc dù vậy, người dạy vẫn phải giải thích cho người học hiểu tình huống

giao tiếp này, để họ có thể hiểu và thực hành tốt, giúp người học ghi nhớ sâu các hiện tượng ngữ pháp. Trong quá trình giải thích đó, người dạy đã gián tiếp giới thiệu hành động ngôn ngữ “mời” đến người học. Tuy nhiên, mục đích mà quyển

sách này hướng tới trong bài tập này khơng phải là mục đích dạy hành động ngơn ngữ mời mà là để luyện tập các vấn đề ngữ pháp.

Đến bài học 10, hành động mời xuất hiện với cấu trúc “có vẻ phức tạp” hơn một chút vì phát ngơn mời được mở rộng (về phía trước từ “mời”):

Bài tập 6 (trang 127): Chuẩn bị bài hội thoại sau để diễn ở trên lớp

Nam: - Hôm nào rỗi, mời chị đến nhà tôi chơi. Lynn: - Cảm ơn anh, nhà anh ở phố nào?

Nam: - Nhà tôi ở phố Trần Hưng Đạo, số nhà 90. Lynn: - Từ đây đến đó xa khơng?

Nam: - Khơng xa lắm, đi xe đạp từ đây đến đó hết khoảng 20 phút. Lynn: - Thế, anh vẽ đường cho tôi, hôm nào rảnh tôi sẽ đến.

Cũng giống như bài học 5, hành động mời chỉ xuất hiện trong tình huống để làm nền cho người học hướng tới việc luyện tập ngữ pháp trong bài (luyện tập cách hỏi về khoảng cách “… có xa khơng?”).

Trong một số hội thoại khác, hành động mời gián tiếp cịn phản ánh văn hóa giao tiếp lịch sự, mến khách của người Việt Nam.

Bài tập 7 (trang 258): Chuẩn bị bài hội thoại sau để diễn trên lớp

- Chào chị, xin lỗi, chị là chị Mai, phải không ạ? …………………………………………………………

- Thế ạ? Mời anh vào.

Mời anh ngồi. Anh uống cà phê nhé!

- Cám ơn chị!... Cà phê ngon quá! Thư của anh Pi-tơ đây. ………………………………………………………..

- … À, trưa rồi, anh ở lại đây ăn cơm với chúng tôi nhé!

- Cám ơn chị, 11 giờ tơi có hẹn gặp một người bạn. Xin phép chị, để khi khác...

Trong hội thoại trên có cả phát ngơn mời trực tiếp lẫn gián tiếp. Đoạn hội thoại là đối thoại giữa chủ nhà và khách (là người nước ngoài), ở đây hành động

mời đã phản ánh khá đầy đủ văn hóa mến khách của người Việt Nam. Khi khách đến nhà, chủ nhà sẽ mời vào nhà, mời khách ngồi và mời khách uống nước. Khi câu chuyện mải vui mà quên mất thời gian, đến giờ ăn trưa thì theo phép lịch sự tối thiểu, bao giờ người Việt cũng sẽ mời khách ở lại dùng cơm với gia đình.

Có một số cấu trúc thường dùng để tạo các lời mời ở cuốn sách này là: - Theo lối mời trực tiếp: M + TXH + ĐT

(a) “Mời anh vào”

(VVT: 73) (b) “Mời chị uống thử xem cà phê Việt Nam có ngon khơng?”

(VVT: 248) - Theo lối gián tiếp:

+ TXH + ĐT + nhé

(a) “Anh uống cà phê nhé”

(VVT: 73) (b) “À, trưa rồi, anh ở lại đây ăn cơm với chúng tôi nhé”

(VVT: 258)

+ ĐT + đi

“Chà! Phở ở đây ngon quá! Ăn đi, chị Lynn!”

(VVT: 175)

+ TXH + có thể + ĐT + được khơng”

“Ngày mai tôi và anh Ben định đi Hồ Tây. Chị có thể đi với chúng tơi được

không?”

(VVT: 290) Với số lượng không nhiều (khoảng 20 phát ngơn mời) nhưng sự có mặt của phát ngơn mời ở cuốn sách này đã chứng tỏ người học đã được tiếp cận một cách gián tiếp các hành động ngơn từ. Đồng thời nó cũng khẳng định rằng, chúng ta có thể dạy các hành động ngơn từ cho sinh viên ngay từ trình độ cơ sở – và hành động mời là một hành động như thế.

Đây là một cuốn sách rất cơ bản và tương đối chắc, đầy đủ về mặt từ – ngữ pháp. Vì đây là cuốn sách cơ sở cho sinh viên mới bắt đầu học tiếng Việt, nên việc coi trọng từ và ngữ pháp, thiết nghĩ cũng có thể chấp nhận được. Nhưng dường như cuốn sách cịn thiếu sự cân đối. Đó là do sự tập trung dày đặc của hệ thống bài thực hành khá giống nhau dễ gây nên sự nhàm chán, đơn điệu; những bài thực hành nghe – nói q ít cũng sẽ làm giảm hiệu quả kỹ năng nghe – nói cho người học; nhiều ví dụ mang tính mơ phạm, trùng lặp. Vì vậy, trong q trình dạy, người dạy có thể bù đắp những mặt hạn chế đó bằng nhiều cách khác nhau để có một kết quả dạy và học tốt nhất, trong đó người dạy vẫn có thể sử dụng phương pháp giao tiếp bằng cách khéo léo lồng ghép cả hành động ngôn từ với việc luyện tập ngữ pháp.

Có thể nói, dưới góc độ ứng dụng phương pháp mới trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, cuốn sách của Vũ Văn Thi gần như chưa đạt tới điều này cả về nội dung lẫn hình thức.

b. “Thực hành tiếng Việt trình độ B (Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Cuốn sách gồm 16 bài. Mỗi bài được cấu trúc thành 5 phần: Phần I: HỘI THOẠI

Phần II: CHÚ THÍCH NGỮ PHÁP Phần III: BÀI LUYỆN

Phần IV: BÀI ĐỌC Phần V: BÀI TẬP

Phần I HỘI THOẠI từ bài 1 đến bài 16 đều là hội thoại theo chủ đề có những câu chứa các hiện tượng ngữ pháp được giải thích ở phần II CHÚ THÍCH NGỮ PHÁP. 16 bài hội thoại là 16 chủ đề khác nhau với số lượng từ vựng đưa ra khá phong phú, bổ sung vào vốn từ vựng cho người học đã có từ cuốn cơ sở. Phần III BÀI LUYỆN là các dạng bài tập khác nhau. Tùy vào từng hiện tượng ngữ pháp mà có một hay nhiều dạng bài luyện phù hợp để luyện tập ngữ pháp.

Bài 4 (trang 11): Hoàn thành các câu sau

a. Nếu chiếc xe máy đó đắt quá………………………………. b. Nếu anh muốn gặp ơng giám đốc………………………….. c. Nếu có dịp đến Sài Gòn……………………………………… d. Nếu anh vi phạm luật lệ giao thông………………………… e. Nếu cô giáo đợi sinh viên lâu quá………………………….. f. Nếu bộ phim đó khơng hay…………………………………. g. Nếu mệt…………………………………………………….. h. Nếu nhà tôi ở gần biển………………………………………..

Để luyện tập kết cấu “thử…xem” có ba dạng bài luyện: Bài luyện chọn động từ thích hợp để điền vào câu, bài luyện hoàn chỉnh câu và bài luyện sử dụng ngữ pháp đã học để nói trong các tình huống cho trước.

Bài 1 (trang 80): Chọn động từ thích hợp để điền vào các câu sau đây:

Mẫu: - Quyển tạp chí Mỹ thuật ở đâu nhỉ? - Anh……….trên giá sách xem! - Anh xem trên giá sách xem

a. - Chị có thấy cái kính của em ở đâu khơng? - Hình như ở trên bàn thì phải. Em………lại xem! b. Anh………xem, kia có phải là thầy Minh khơng?

c. Hùng ơi, cậu………Hoa xem, sáng mai lớp ta có nghỉ học khơng? d. Cháu………xem, trong báo viết gì hả cháu?

e. Nam, tại sao em không nghe thầy giảng? Thầy vừa nói câu gì, em……… lại xem!

Bài 2 (trang 80): Dùng kết cấu “thử + động từ + xem” để hoàn chỉnh các

câu sau.

Mẫu: Cam ngọt lắm, chị…………………….. → Cam ngọt lắm, chị ăn thử xem!

b. Loại bút bi này viết rất tốt, chị…………………………………….. c. Kem đánh răng “Close – up”, mọi người rất thích. Bác……………. d. Bài báo thú vị quá, cậu…………………………………………….. e. Tớ đã hỏi nhưng cơ ấy khơng nói, cậu…………………………….. f. Cơ đã bao giờ ăn thịt chó chưa? Nếu chưa thì……………………… g. Cái mũ này có lẽ hợp với chị, chị…………………………………..

Bài 3 (trang 80): Anh/ chị nói thế nào khi muốn gợi ý hay khuyến khích

người khác làm những việc sau: (dùng kết cấu “động từ + thử xem hoặc thử + động từ + xem”)

a. Bạn của anh/ chị bị ốm và khơng biết nên uống thuốc gì.

b. Em của anh/ chị muốn đến nhà bạn em ấy chơi, nhưng khơng biết bạn ấy có ở nhà khơng

c. Anh/ chị mới đọc tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” và nghĩ rằng cuốn sách đó rất hay. Anh/ chị muốn giới thiệu cho các bạn đọc.

d. Có một bạn nước ngồi chưa bao giờ ăn nước mắm. Anh/ chị muốn bạn ấy ăn thử.

e. Hai người bạn của anh/ chị yêu nhau, nhưng họ quyết định chia tay nhau. Anh/ chị khuyện họ nên nói chuyện với nhau một lần nữa.

Phần IV BÀI ĐỌC thường có cùng chủ đề với hội thoại ở phần I.

Chủ đề bài 2: “Chuyện gia đình” (trang 15) và bài đọc “Muốn làm vui lòng

chồng” (trang 21); chủ đề bài 5 “Đi xem hội” (trang 43) và bài đọc “Hội Lim”

(trang 49); chủ đề bài 9 “Đám cưới” (trang 87) và bài đọc “Đám cưới Việt Nam

ngày nay” (trang 93)… Với phần này, vốn từ của người học được mở rộng hơn.

Phần V BÀI TẬP bao gồm bài tập liên quan đến bài đọc (một hoặc hai bài) ở phần IV và một số các dạng bài tập liên quan đến các hiện tượng ngữ pháp ở phần II. Những bài tập nghe và bài tập viết cũng ở phần này.

Có thể nói, cuốn sách “Thực hành tiếng Việt B” là một cuốn sách về từ – ngữ pháp. Người học từ trình độ A đến trình độ B tiếp tục được tiếp cận với vốn từ và

ngữ pháp ở mức độ khó hơn. Trong cấu trúc của mỗi bài hầu như khơng có các bài luyện về kỹ năng nghe – nói. Vì vậy, khi khảo sát hành động mời trong cuốn sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hành động mời trong giao tiếp của người Việt Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 81 - 101)