Những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 73)

hội Phật giáo giai đoạn hiện nay

Cần tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với các lễ hội nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng

Tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc với lễ hội nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng là phƣơng pháp hiệu quả để khắc phục những vấn đề tồn tại trên. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo "Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở nƣớc ta hiện nay, thực trạng và giải pháp". Kết thúc hội thảo đã đƣa ra các đề

xuất kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản lý lễ hội nhƣ sau: "Một là cần sớm bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, theo hƣớng phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn; tăng cƣờng vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa các cấp; đi đôi với việc không ngừng đi đôi tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng - chủ thể văn hóa của lễ hội; Hai là, nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý văn hóa các cấp và cộng đồng thông qua các hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng và hiệu quả"[Xem 4]

Cụ thể hóa các biện pháp trên để lễ hội diễn ra lành mạnh, ý nghĩa là phải đặc biệt quan tâm và ban hành các văn bản về quản lý hƣớng dẫn tổ chức lễ hội, khi tổ chức lễ hội phải có kế hoạch cụ thể, phải có ban tổ chức lễ hội, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các thành viên, phải xây dựng nội quy, quy chế lễ hội, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội... đảm bảo an ninh trong lễ hội, có phƣơng án xử lý những trƣờng hợp gây mất trật tự, an toàn, những hiện tƣợng gây rối, trộm cắp, chen lấn, xô đẩy, đánh nhau trong lễ hội, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để tuyên truyền phản đối chống phá Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng. Cần nâng cao trình độ của đội ngũ tổ chức, quản lý lễ hội....

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần đồng hành với các cấp chính quyền nhà nƣớc trong việc quản lý và tổ chức lễ hội bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là đơn vị trực tiếp tổ chức các lễ hội Phật giáo. Đội ngũ tu sĩ là các Tăng Ni chính là những ngƣời hƣớng dẫn ngƣời dân tham gia lễ hội Phật giáo. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có sự quan tâm sát sao, chuẩn bị kỹ lƣỡng cho từng lễ hội, quản lý chặt chẽ các hoạt động diễn ra trong lễ hội sao cho tất cả đều phải đúng với tinh thần Phật pháp, với giáo lý của nhà Phật. Chỉ có nhƣ vậy, các lễ hội Phật giáo mới phát

huy đƣợc vai trò của mình, phát huy đƣợc những giá trị của mình. Hơn nữa, lễ hội Phật giáo có những đặc trƣng riêng (nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2) để phân biệt với các loại hình lễ hội khác hay để phân biệt với lễ hội của các tôn giáo khác, chính vì vậy gìn giữ những đặc trƣng của lễ hội Phật giáo chính là gìn giữ văn hóa Phật giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ những đặc trƣng của lễ hội Phật giáo, phải làm sao để mỗi lễ hội Phật giáo không bị lai căng, biến tƣớng bởi các yếu tố khác.

Cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân về lễ hội.

Về phía các cấp chính quyền cần có những biện pháp cụ thể nhằm tuyên truyền đến ngƣời dân (qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua sách vở, công tác dân vận...) những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách đại đoàn kết dân tộc, tự do tín ngƣỡng về tôn giáo dân tộc, phổ cập đến ngƣời dân về những văn bản về công tác quản lý lễ hội nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng nhƣ Luật Di sản văn hóa,... Trên cơ sở đó giúp mọi ngƣời nâng cao nhận thức, ý thức về lễ hội, có ý thức trách nhiệm khi tham gia lễ hội, đảm bảo hoạt động lễ hội thực sự văn hóa, văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể để tuyên truyền đến các tín đồ của mình về giáo lý Phật giáo, về những quy tắc ứng xử trong lễ hội Phật giáo, để từ đó họ là những tấm gƣơng để lan tỏa ra cộng đồng về ý thức, về giá trị thực sự của các lễ hội Phật giáo. Bởi để các lễ hội đƣợc tổ chức đúng với ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng mà nó vốn có, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, có trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng nơi diễn ra lễ hội, rất cần nâng cao ý thức của ngƣời tham gia lễ hội, của cả cộng đồng và xã hội đối với những hoạt động có ý nghĩa nhân văn này.

Việc nâng cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân một mặt làm trong sạch, làm đẹp hơn những lễ hội Phật giáo nói riêng, lễ hội truyền thống nói chung. Một mặt làm tăng giá trị và ý thức giữ gìn các giá trị của lễ hội. Bởi khi ngƣời dân nhận thức đƣợc giá trị của lễ hội, bản thân họ - những ngƣời là chủ thể hƣởng thụ các giá trị đó sẽ làm cho các giá trị đó đƣợc trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Cần có những biện pháp nhằm khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo để không những chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa đó mà còn phát huy, tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước

Không những dừng lại ở bảo tồn, chúng ta cần khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội bằng biện pháp nhƣ: khai thác phát triển du lịch văn hóa tâm linh… Đây chính là cách để phát huy các giá trị văn hóa của Phật giáo, để các giá trị đó đi vào cuộc sống, hiện thực hóa trong đời sống ngƣời dân, góp phần phát triển đời sống vật chất, tinh thần của con ngƣời. Nhƣ vậy là làm tăng lên giá trị văn hóa của Phật giáo.

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hƣớng ngày càng phổ biến. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội.Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con ngƣời trong đời sống tinh thần. Lễ hội Phật giáo Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Sự đa dạng và phong phú của các lễ hội Phật giáo; sự độc đáo và đầy tính nghệ thuật của hệ thống chùa tháp trải khắp mọi miền đất nƣớc; sự ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu rộng của Phật giáo trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nhu cầu du lịch tâm linh của ngƣời Việt

Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh có nhiều cơ hội để phát triển. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh, đầu tƣ vào du lịch tâm linh gắn với các lễ hội Phật giáo ngày càng đƣợc đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phƣơng, vùng, miền trên phạm vi cả nƣớc, tiêu biểu là lễ hội Chùa Hƣơng.

Du lịch tâm linh nói chung, du lịch tâm linh gắn với các lễ hội Phật giáo nói riêng ngày càng đƣợc xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội Phật giáo và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả của lễ hội Phật giáo nói riêng, văn hóa Phật giáo nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong bối cảnh hiện nay, dƣới sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhƣ: những biến đổi của nền kinh tế; sự quản lý chƣa chặt chẽ, hiệu quả của các cấp chính quyền; nhận thức, ý thức của ngƣời dân còn chƣa cao... nên lễ hội Việt Nam nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ, đặt ra nhiều vấn đề có nguy cơ làm mất đi giá trị văn hóa đáng quý của lễ hội nhƣ: sự biến đổi cấu trúc của lễ hội, chiều hƣớng thƣơng mại hóa lễ hội, nguy cơ gia tăng các hiện tƣợng mê tín, biến tƣớng, lai căng các hoạt động ý nghĩa của Phật giáo... Trƣớc tình hình đó cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, giải quyết những vấn đề tồn đọng để bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội Phật giáo nói riêng, lễ hội Việt Nam nói chung, từ đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN

Lễ hội Phật giáo là một loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của con ngƣời, hiện tƣợng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của nƣớc ta, văn hóa truyền thống nói chung, các lễ hội nói riêng, đặc biệt là các lễ hội Phật giáo đƣợc chú ý nhấn mạnh với vai trò lƣu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm đậm nét hơn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh đó, các lễ hội truyền thống nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng có nhiều điều kiện phục hồi, phát triển.

Môi trƣờng của lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng về cơ bản vẫn là làng xã Việt Nam, gắn với ngôi chùa - trung tâm Phật giáo mà làng nào hầu nhƣ cũng có, đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa làng xã. Mỗi lễ hội Phật giáo diễn ra, trong đó có sự hội nhập mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo với các yếu tố văn hóa dân gian bản địa là một môi trƣờng thuận lợi mà ở đó, các yếu tố văn hóa truyền thống không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, bảo tồn, phát huy. Lễ hội Phật giáo với sức cuốn hút, lôi cuốn mạnh mẽ đã trở thành nhu cầu, khát vọng của ngƣời dân cần đƣợc đáp ứng và thỏa nguyện.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong phục hồi và phát huy lễ hội thì hiện nay, dƣới sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, các lễ hội Phật giáo vẫn còn không ít những vấn đề bất cập đặt ra đang làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hình ảnh Phật giáo nói chung: sự biến đổi trong cấu trúc của lễ hội, chiều hƣớng thƣơng mại hóa lễ hội, gia tăng các yếu tố dị đoan, biến tƣớng các hoạt động trong lễ hội... Muốn bảo tồn, phát huy tối đa các giá trị văn hóa của Phật giáo, chúng ta cần khắc phục triệt để những hạn

chế đó. Tuy nhiên đây là công việc không một cá nhân nào, tổ chức nào có thể đơn phƣơng làm đƣợc mà nó cần có sự tham gia, vào cuộc của toàn xã hội với sự thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo trong giai đoạn hiện nay đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Bởi với lịch sử hơn hai nghìn năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đƣờng của lịch sử. Trong xu thế hội nhập thế giới sâu rộng nhƣ hiện nay, các quốc gia, dân tộc trên thế giới muốn đứng vững luôn phải khẳng định bản sắc dân tộc mình, để "hội nhập chứ không hòa tan", Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bản sắc văn hóa Việt Nam đã đƣợc khẳng định trƣờng tồn từ bao đời nay và điều đó không thể phủ nhận vai trò rất lớn của Phật giáo. Phật giáo đã đang và sẽ tiếp tục tận tụy đồng hành cùng dân tộc trên mọi nẻo đƣờng dù khó khăn, gian khổ, chông gai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Anh, Hải Yến, Mai Ký (2008), 25 lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức

2. Đào Duy Anh (2017), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Nhã Nam, Thế Giới.

3. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam - Nếp cũ - Tết lễ - Hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

4. Báo cáo của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Hội thảo "Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở nƣớc ta hiện nay - thực trạng và giải pháp" ngày 4/6/2010.

5. Ban Biên Dịch Đạo Uyển (2016), Từ điển Phật học, Công ty sách Thời đại và Nxb Tôn giáo.

6. PGS.TS. Nguyễn Chí Bền (2012), "Từ nghiên cứu cấu trúc đến quản lý lễ hội truyền thống của ngƣời Việt", Tạp chí Di sản Văn hóa (3), tr. 25-29.

7. Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền (Tuyển chọn) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

8. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 9. Phan Kế Bính (2014), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học

10. Cadiere, L (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Cadiere, L. (2010), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

13. Đoàn Minh Châu (2005), "Cấu trúc của lễ hội đƣơng đại (trong mối liên hệ với cấu trúc lễ hội truyền thống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ)",

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

14. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và đạo đức con người, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam. Nxb Hà Nội. 16. Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và

phát triển ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội.

17. Nguyễn Hồng Dƣơng, Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Phật giáo với văn hóa – xã hội Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội.

18. Thích Thanh Duệ, Quảng Tuệ, Tuệ Nhã (1995), Dâng hương, tập tục và nghi lễ, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

19. TT. Thích Đạt Đạo, ĐĐ. Thích Nguyên An, MC. Tánh Thuần (2006), Nghệ thuật Diễn giảng và xướng ngôn Lễ hội Phật giáo, Nxb Phƣơng Đông

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

(Văn kiện của Đảng về văn hóa), Nxb Chính trị Quốc gia

21. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2005), Kinh Địa Tạng (Hòa thƣợng Thích Tuệ Hải dịch), Nxb Tôn giáo.

22. Phan Hữu Giật (chủ biên) (1992), Văn hóa lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Văn Hóa Dân tộc

23. Ngọc Hà (2009), Hội xuân của người Việt, những lễ hội xuân đặc sắc,

Nxb Thời Đại

24. Lê Đức Hạnh (2005), "Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam". Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5.

25. Lệ Nhƣ Trung Hậu (2004), Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

26. Vũ Việt Hùng (2002), Nhìn lại mùa lễ hội 6 tháng đầu năm 2002, Tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)