Một số vấn đề đặt ra đối với lễ hội Phật giáo hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 57 - 64)

Thứ nhất: sự biến đổi trong cấu trúc của lễ hội

Nhƣ chúng tôi đã khẳng định ở trên đối với các lễ hội đặc biệt là lễ hội tôn giáo, phần lễ là phần quan trọng, không có phần lễ thì không gọi là "lễ hội", tuy nhiên đối với các lễ hội hiện nay nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng, phần lễ đang có xu hƣớng bị biến đổi. Phần lễ đang ngày càng rƣờm rà, đi xa khỏi bản chất của nghi lễ thờ cúng ban đầu của Phật giáo. Thể hiện ở nhiều biểu hiện cụ thể: Lễ vật dâng cúng rƣờm rà, tạp nham, chay có, mặn có,... mà theo đúng tinh thần Phật giáo, ngƣời Phật tử chỉ cần chuẩn bị một cách đơn giản các đồ lễ nhƣng cần đảm bảo tính chu đáo và trang nghiêm. Đồ lễ chủ yếu nên dùng các đồ chay tịnh dùng để cúng dƣờng Tam Bảo, sau đó dâng chƣ tăng và mọi ngƣời dùng đƣợc sau khi đã cử hành nghi thức. Việc dùng các đồ lễ rƣờm rà, tốn kém nên hạn chế đến mức tối đa vì không cần thiết. Riêng đồ vàng mã là thứ Phật giáo không dùng vì vậy ngƣời Phật tử cần phải tuân thủ đúng quy định. Bởi vì, Phật giáo quan niệm các đồ lễ và đồ vàng mã không phải là phƣơng tiện giúp ngƣời chết siêu thoát mà lực nghiệp thiện cuả chƣ tăng và những ngƣời trợ niệm mới là phƣơng tiện giúp “thần thức”ngƣời chết vƣợt qua không bị hút vào các cõi ác trong Lục đạo để chuyển kiếp vào các cõi lành hoặc vãng sinh lên cõi “Cực lạc””; Thắp hƣơng tràn lan, la liệt, khói hƣơng mù mịt, đến nỗi ngƣời ta chen lấn, xô đẩy nhau để với tay cắm một nén hƣơng nhƣng tƣ thế của nén hƣơng thì không hề ngay ngắn, trang nghiêm mà nghiêng ngả, chơi vơi, thậm chí có ngƣời còn cắm cả

thấy phải xuất hiện những tấm bảng "Mỗi ngƣời chỉ một nén nhang vào lễ Phật" hay "Không mang nhang vào Tam Bảo"....

Thực tế, tại ngôi chùa Tiêu Dao do tôi phụ trách, mỗi lần lễ hội diễn ra là có sự góp mặt của rất nhiều ngƣời dân trong làng và cả khách thập phƣơng, tuy nhiên chƣa phải tất cả mọi ngƣời tham gia lễ hội đều có ý thức. Còn nhiều hiện tƣợng: đồ lễ sắp xếp chƣa phù hợp, còn rƣờm ra, xuất hiện nhiều thứ đồ lễ "mới, lạ" trên bàn thờ, nhiều ngƣời dù đã đƣợc nhắc nhở nhƣng vẫn đốt cả một bó nhang to sau đó đi cắm ở tất cả các ban thờ, khi thừa cắm cả vào những nơi không đúng quy định....

Chính vì thế, trong một cuộc trò chuyện, trao đổi với các nhà nghiên cứu văn hóa đăng trên trang Wed chính thức của Ban tôn giáo chính phủ về vấn đề biến tƣớng lễ hội, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng bày tỏ: "Kinh sách Phật giáo có nói đến hai loại "tà lễ" là Ngã mạn kiêu tâm lễ và Xƣớng họa cầu danh lễ thì bây giờ hình nhƣ vƣớng cả vào"

Phần hội thì bị thƣơng mại hóa quá mức, biến lễ hội thành "hội chợ", thành nơi kinh doanh thu lời cao. Các trò chơi dân gian trƣớc đây hay sử dụng trong lễ hội đều mang tính chất cộng đồng, đề cao tinh thần đoàn kết và giàu giá trị truyền thống nhƣ: những trò chơi đề cao tinh thần thƣợng võ: đấu vật, đua thuyền, đánh đu, kéo co...; những trò chơi thi tài: thổi cơm, làm bánh...; trò chơi nghề nghiệp,... và mọi ngƣời đều có thể tham gia. Tuy nhiên ngày nay các trò chơi chủ yếu mang tính chất giải trí, thƣơng mại: chơi xèng, tổ tôm, xóc đĩa, chơi điện tử... Đặc biệt các trò chơi này hiện nay khi tham gia chơi đều trả tiền cho từng lƣợt chơi. Những trò chơi dân gian dần bị thay thế bởi các trò chơi mang tính hiện đại, nguy hiểm hơn một số trò chơi có tính chất gây "nghiện", gây tâm lý "cay cú khi thua cuộc"... dẫn đến tình trạng rất nhiều thanh niên hiện nay đến với lễ hội vì các trò chơi, sa vào các trò chơi đến khi ra về mất cả một lƣợng tiền lớn đổ vào lễ hội. Thậm chí,

một số kẻ còn lợi dụng lễ hội, lợi dụng không khí đông đúc, nhộn nhịp của lễ hội để tổ chức đánh bạc, có những "xới bạc", "chiếu bạc" lớn tổ chức ngay trong lễ hội...

Thứ hai: Chiều hướng thương mại hóa các hoạt động của lễ hội Phật giáo

Các lễ hội đang có nguy cơ bị mất dần đi vẻ đẹp vốn có, giảm đi những giá trị, ý nghĩa nhân văn cao cả bởi tình trạng thƣơng mại hóa lễ hội hiện nay. Nhiều lễ hội trở thành dịp kinh doanh lớn để ban tổ chức tận thu. Nhiều nơi tổ chức lễ hội nhƣng lại đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, thể hiện ở nhiều khía cạnh: hòm công đức đặt tràn lan, dẫn đến việc đặt tiền vung vãi, gây phản cảm; các lễ hội đua nhau tổ chức đấu thầu các điểm bán hàng, kinh doanh, dịch vụ, dẫn đến hiện tƣợng đẩy giá ban tổ chức không thể kiểm soát dẫn đến nạn chặt chém, dịch vụ nghỉ, ăn, đi lại đến các phí tham quan, giá cả các mặt hàng trong các ngày lễ hội đều tăng vọt, dịch vụ bói toán, hầu đồng ở nhiều điểm lễ hội,... Trên thực tế, còn nhiều lễ hội Phật giáo hiện nay vẫn còn hiện tƣợng thu phí tham quan thắng cảnh nhƣ Lễ hội Chùa Hƣơng đã bắt buộc mua vé thăm quan thắng cảnh trong nhiều năm qua và lại tăng vé không ít lần trong những năm qua. "Ở một số lễ hội đã xuất hiện việc ngang nhiên xâm lấn các di tích lịch sử văn hóa nhƣ lễ hội chùa Hƣơng những năm trƣớc đây. Bọn ngƣời hành nghề "mua thần, bán thánh" đã liều lĩnh xây dựng thêm hàng chục ngôi chùa mới, với tên gọi quen thuộc của các chùa cũ nhƣ: Chùa Giải Oan, chùa Hƣơng Tích,... để lừa gạt những ngƣời cả tin và du khách hành hƣơng trẩy hội. Và tại các ngôi chùa mới này, chúng ngang nhiên thu tiền vào lễ rất cao qua hòm "công đức" trá hình, hoặc các trò cúng tiến thần thánh khác" [39, tr. 337].

Khi đƣợc hỏi về vấn đề này, anh N.V.T - một lái xe chở khách đi lễ chùa Hƣơng bày tỏ: "Tôi chở rất nhiều đoàn đi lễ hội ở nhiều nơi, các lễ hội chùa hiện nay còn một vài hạn chế: vé gửi xe thực tế quá cao, cao gấp nhiều

lần tiền niêm yết trên bảng mà không ai giám phàn nàn, có phàn nàn thì bị đe dọa ngay. Rồi thì giá tiền đồ ăn cũng rất cao, rất nhiều người bị "chặt chém" khi vào quán ăn mà không hỏi giá trước... Đây là hình ảnh xấu của du lịch lễ hội nước nhà cần chấn chỉnh"11

Việc coi lễ hội là cơ hội quảng bá thƣơng hiệu cho địa phƣơng dẫn đến phƣơng thức tổ chức lễ hội hoành tráng, chạy theo tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy hoặc hiện tƣợng tự nâng cấp lễ hội...

Đó là về phía Ban Tổ chức lễ hội, còn về phía ngƣời dân thì cũng có nhiều biến đổi trong quan niệm đi lễ chùa, ngƣời dân thì đi lễ chỉ để cầu lợi cho bản thân mình, có tƣ tƣởng "trao đổi" với thánh thần với quan niệm mâm cao cỗ đầy, lễ lạt nặng quả thì đƣợc lộc nhiều nhƣ câu "tốt lễ dễ kêu"; cầu xin tiền tài lộc lá...

Thứ ba: Chiều hướng gia tăng các yếu tố mê tín dị đoan trong các hoạt động của lễ hội Phật giáo.

Trong các lễ hội tôn giáo ở Việt Nam nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng hiện nay, còn tồn đọng nhiều yếu tố mê tín dị đoan, đáng báo động khi các yếu tố đó đang có chiều hƣớng gia tăng trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Là những hoạt động bói toán tràn lan; là tình trạng lãng phí quá mức do đốt vàng mã, phúng viếng không đúng với nghi lễ thờ cúng của Phật giáo. Hay nhƣ tình trạng, mặc dù đã có những kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự của các cơ quan chức năng nhƣng với nhiều hình thức tinh vi, nhiều đối tƣợng vẫn lợi dụng các lễ hội, lợi dụng sự mê muội của một số ngƣời dân để lừa đảo. Ở các lễ hội Phật giáo hiện nay vẫn còn rất nhiều ngƣời tự xƣng là "thầy" có thể xem tử vi, xem tƣớng, xem tay, xem bói..., ngồi ở nhiều vị trí khác nhau nhƣ gốc cây, cổng chùa, hay thậm chí trong sân chùa. Gần đây nhất, theo báo cáo Tổng kết của công tác quản lý, tổ chức lễ hội chùa Hƣơng 2017 của Ủy Ban

11 Phỏng vấn anh N.V.T

Nhân dân huyện Mỹ Đức: "Trong quá trình diễn ra lễ hội, các đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu giữ trên 300 cuốn sách có nội dung mê tín dị đoan, 120 băng đĩa lậu, 6 biển xem tƣớng số… ngoài ra còn thu giữ các loại đồ chơi bạo lực khác"12

Những hành động trên hoàn toàn không đúng với tinh thần nhà Phật, gây lãng phí tiền bạc, thời gian lại thêm gây tâm lý hoang mang, bất an cho ngƣời dân.

Thứ tư: hiện tượng biến tướng các hoạt động ý nghĩa của Phật giáo trong lễ hội

Mỗi một lễ hội Phật giáo đều mang ý nghĩa lịch sử gắn với các sự kiện trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng pháp của Đức Phật, là dịp để biểu dƣơng đức hạnh và lời dạy của Ngài. Chính vì thế, trong các lễ hội Phật giáo có rất nhiều những hoạt động ý nghĩa, mang đậm dấu ấn của Phật giáo, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc thực hiện những hoạt động ý nghĩa này. Nhiều ngƣời tham gia lễ hội không hiểu hết ý nghĩa của các hoạt động đó mà thực hiện theo phong trào, theo số đông gây ra nhiều hành động phản cảm. Ở đây, chúng tôi chỉ ví dụ đến hai hành động: phóng sinh và công đức "giọt dầu".

Trong các lễ hội Phật giáo thƣờng có "tục" ý nghĩa nhƣ phóng sinh. Phóng sinh có nghĩa là giải thoát cho những sinh vật đang bị tù đày, giam hãm trong lồng, chậu, nhà giam..., tức là hành động đem lại sự sống cho những chúng sinh đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa đến mạng sống. Truyền thống này bắt nguồn từ hai bộ kinh Phật giáo là Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới và Kinh Kim Quang Minh, Đức Phật dạy ý rằng: Ngƣời con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và khuyên bảo ngƣời khác làm. Nếu thấy ngƣời đời sát sinh thì nên tìm cách cứu cho chúng đƣợc thoát khỏi nạn khổ. Thực hành

tinh thần đó, Vua Lý Công Uẩn khi lên ngôi hoàng đế, đã ban chiếu: "cho đốt chài lƣới, giải phóng các loài chim muông trên rừng dƣới biển, bãi ngục tù". Tục phóng sinh là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn cao cả, phát khởi từ tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh. Phóng sinh cũng là một phần của việc giữ giới mà ngƣời Phật tử khi quy y Tam Bảo thƣờng phát nguyện giữ gìn.

Tuy nhiên, trong các lễ hội Phật giáo ngày nay, việc làm nay đang bị thổi phồng lên quá mức, trở thành một "trào lƣu" mang tính hình thức, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có, ý nghĩa nhân văn cao cả của hoạt động này. Vì trào lƣu: càng phóng sinh với số lƣợng nhiều càng tốt nên những con chim, con cá bị bắt để "chờ đợi" đƣợc phóng sinh ngày càng nhiều, chúng bị nhốt lâu ngày trong lồng, chậu, không đƣợc chăm sóc chu đáo, nên sau thời gian dài chờ đợi, khi đƣợc "phóng sinh" chúng đã trở nên quá yếu sức, lừ đừ, một số không thể bay lên trời, bơi xuống nƣớc nhƣ kỳ vọng của ngƣời phóng sinh...., rồi có hiện tƣợng một số sinh vật khi vừa đƣợc thả ra đã ngay lập tức bị bắt lại để phục vụ "nhu cầu" phóng sinh của ngƣời khác. Nhƣ vậy, ngƣời phóng sinh là có lòng tốt, tuy nhiên lại không thật sự quan tâm đến yếu tố "tự nhiên" trong việc làm của mình, khi phóng sinh cũng không hề quan tâm đến kết quả thực tiễn ngay trƣớc mắt của hành động mà mình vừa thực hiện là các con vật đó đã "thực sự" đƣợc phóng sinh hay chƣa? Và ở các lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn ngƣời, nhu cầu phóng sinh lớn, là cơ hội tốt cho một số kẻ lợi dụng kiếm lời: chim, cá vừa đƣợc thả ra đã đứng đợi sẵn để vợt, chụp lƣới bán cho ngƣời khác...

Còn một hiện tƣợng cũng rất đáng lƣu ý khác hiện nay ở các lễ hội là hiện tƣợng "vãi tiền lẻ" ở các lễ hội.

Xây chùa, tô tượng, đúc chuông Ba công đức ấy thập phương nên làm

Đến chùa, tham gia các lễ hội, phát tâm công đức "giọt dầu" là nét văn hóa mang ý nghĩa đẹp. Công đức "giọt dầu" tùy tâm bỏ vào đúng vị trí là hòm công đức nhƣ một chút công sức góp phần xây dựng, tu bổ đền, chùa. Nhƣng hiện nay, nhiều ngƣời đi lễ, đặc biệt tham gia các lễ hội lại có thói quen đổi tiền lẻ, vì thế có hẳn một đội quân chuyên đổi tiền lẻ đứng túc trực sẵn ở nơi tổ chức lễ hội. Ngƣời tham gia lễ hội, rải tiền lẻ khắp nơi, phủ kín tƣợng Phật, ban thờ, rơi vãi lung tung. Nhiều ngƣời quan niệm phải đặ tiền công đức tận tay thần Phật thì mới "thiêng"... dẫn đến hình ảnh lộn xộn nơi lễ hội. Thậm trí, nhiều ngƣời lại xem công đức "giọt dầu" nhƣ một khoán ƣớc với thần Phật cho những điều cầu ƣớc cho riêng mình... Những hành động đó đã tạo nên hình ảnh phản cảm, làm mất đi nét đẹp vốn có của phát tâm công đức "giọt dầu". Ngay ở các lễ hội chùa Quán Sứ, lễ hội chùa Hƣơng, hay lễ hội chùa Tiêu Dao hiện nay, đâu đó vẫn còn hiện tƣợng những tờ tiền lẻ chƣa đƣợc bỏ vào hòm công đức mà còn vƣơng vãi trên bàn thờ Phật.

"Nhìn cảnh tƣợng các Thánh tƣợng bị ngƣời ta nhét tiền lẻ vào mà xót xa. Thánh thần là hình ảnh đại diện cho lực lƣợng siêu nhiên bảo hộ cuộc sống, có khả năng hơn hẳn con ngƣời, vƣợt lên thất tình lục dục thƣờng tình của con ngƣời, vậy mà... lại bị nhét những tờ tiền lẻ, nhƣ thể là tiền bố thí. Không biết ai trong những ngƣời đã từng làm nhƣ thế suy nghĩ lại không? Việc làm ấy, nếu xét ở sự lòng thành dâng lên thánh thần thì lại trở nên thất lễ, thiếu sự tôn kính với đối tƣợng mà mình tín ngƣỡng, cầu khấn để xin ban ơn phƣớc. Nếu xét ở ứng xử văn hóa thì lại góp phần làm tổn hại đến các hiện vật, đôi khi là bảo vật quốc gia" [37, tr.206]

Thứ năm: Còn tồn tại nhiều vấn đề gây mất an ninh trong lễ hội

Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng, chính vì vậy thu hút một số lƣợng ngƣời không nhỏ tham gia, chính vì vậy tục ngữ ta có câu "Đông nhƣ hội". Còn nhiều vấn đề đe dọa đến an ninh lễ hội Phật giáo hiện nay nhƣ: những hiện

tƣợng gây rối, trộm cắp, chen lấn, xô đẩy, đánh nhau, cờ bạc, rƣợu chè, lợi dụng lễ hội để thu phí quá đắt, lợi dụng lễ hội để tổ chức những trò chơi thiếu lành mạnh, lợi dụng lễ hội để tuyên truyền phản động, cảnh tƣợng nhếch nhác ăn xin, chèo kéo khách... Phía bên ngoài cổng chùa Quán Sứ dịp lễ Phật Đản vừa qua vẫn còn hiện tƣợng ngƣời bán hàng dong lẽo đẽo đi theo, chèo kéo ngƣời đi lễ mua hàng, trong đó bán cả các sách tử vi, xem tƣớng số. Đặc biệt với những lễ hội lớn nhƣ Lễ hội Chùa Hƣơng thì vấn đề trên càng trở nên nhức nhối: Hội chùa Hƣơng (sáng 2/2/2017) vẫn diễn ra cảnh tƣợng chen lấn ở mọi vị trí vào chùa. Sau khi kết thúc lễ khai hội là lễ phát lộc, tại đây tiếp tục diễn ra cảnh đám đông xô đẩy, giành giật, thậm chí cấu véo đầu tóc quần áo nhau để giành giật lộc phần đƣợc phát ngay tại sân chùa. Công an Huyện đã phối hợp với Công an thành phố Hà Nội: "phố bắt giữ 10 đối tƣợng, tạm giữ 10 xe mô tô chèo kéo du khách gây mất trật tự an toàn giao thông"13

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)