Một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 38 - 45)

2.1. Nội dung lễ hội Phật giáo

2.1.3. Một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu

* Lễ hội chùa Hương - tiêu biểu cho một lễ hội Phật giáo có quy mô lớn hiện nay.

Lễ hội chùa Hƣơng thƣờng khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng Ba Âm lịch, đỉnh cao của lễ là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch.

Trƣớc khi diễn ra lễ hội chùa Hƣơng, từ 2 tháng trƣớc công tác chuẩn bị cho lễ hội đã đƣợc tiến hành. Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức đã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Lễ hội với các thành viên là các cán bộ các cấp và các nhà tu hành Phật giáo (đặc biệt là vị sƣ trụ trì chùa Hƣơng). Ban tổ chức tổ chức lễ hội sẽ tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Chia nhỏ làm các tiểu ban, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên các tiểu ban và xã Hƣơng Sơn. Trong đó có sự đánh giá nhằm phát huy các thành tích đạt đƣợc của mùa lễ hội trƣớc, rút kinh nghiệm những thiếu xót, hƣớng đến thực hiện chủ đề của lễ hội năm đó (Ví nhƣ, lễ hội Chùa Hƣơng 2017, chủ đề "Lễ hội kỷ cƣơng - Văn minh du lịch")... Mọi vấn đề về lễ hội đều đƣợc bàn bạc, thảo luận kỹ lƣỡng. Ví nhƣ, công tác tổ chức lễ hội Chùa Hƣơng năm 2017, Ban Tổ chức Lễ hội chú trọng hơn về chất lƣợng phục vụ du khách. Cụ thể các chủ phƣơng tiện thuyền, đò phải đăng ký biển, có phao cứu sinh và rỏ đựng rác. UBND xã Hƣơng Sơn đã tổ chức sớm mở các lớp tập huấn cho nhân dân tham gia phục vụ lễ hội về Luật Di sản văn hóa, Luật đƣờng thủy nội địa, văn hóa ứng xử đối với du khách về trẩy hội Chùa Hƣơng 2017. Ban Tổ chức quyết định thành lập 2 tổ kiểm tra liên ngành, kiển quyết xử lý các chủ phƣơng tiên thuyền đò không chấp hành nội quy của Ban Tổ chức, các chủ nhà hàng, dịch vụ hàng quán trong Lễ hội để

xảy ra các hiện tƣợng thiếu văn minh đối với du khách về thăm quan, trẩy hội Chùa Hƣơng. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, quản lý phƣơng tiện xe tại lễ hội đƣợc tăng cƣờng hơn lễ hội trƣớc đây. Các hoạt động của văn hóa, văn nghệ, tâm linh, tín ngƣỡng đƣợc Ban Tổ chức, Nhà Chùa triển khai theo đúng quy định của Bộ Văn hóa thông tin Thể thao du lịch.

Sau khi mọi công tác phân công đã xong, các thành viên trong Ban tổ chức khẩn trƣơng thực hiện nhiệm vụ của mình với sự hỗ trợ của ngƣời dân xã Hƣơng Sơn, của các tình nguyện viên... Tất cả đều chuẩn bị sẵn sàng cho ngày khai hội.

Trƣớc ngày khai hội, tất cả các đền chùa, đình, miếu trong khu vực khói hƣơng nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hƣơng Sơn.

Lễ hội diễn ra, trong các ngày lễ hội, phần lễ đƣợc diễn ra trang trọng uy nghiêm với đối tƣợng thờ cúng khá đa dạng và phong phú bởi lễ hội chùa Hƣơng diễn ra trong khuôn viên của một quần thể các địa danh tâm linh với các vị Thần, Phật: Bên cạnh các ngôi chùa thờ Phật: chùa Thiên Trù, chùa Động, chùa Tiên,... còn có Đền Trấn Song thờ Bà Chúa Rừng có tên hiệu "Thƣợng Ngàn Vân Hƣơng Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu", Đền Trình thờ Quan Tƣ Mã Hùng Lang, ngƣời đã có công giúp vua đánh giặc,...

Ngày khai hội, các nghi thức mở hội diễn ra khá đơn giản nhƣng vẫn rất trang trọng: Lễ dâng hƣơng ở ban thờ Tam Bảo, gồm hƣơng, hoa, đèn, nến, hoa quả, thức ăn chay. Khi lễ có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến đồ lễ lên bàn thờ. Các thứ đồ lễ cần đảm bảo sự tinh khiết, thanh sạch. Còn đối với các ban thờ khác: thờ Thần, thờ Mẫu có thể sử dụng đồ mặn,... Sau đó, du khách lần lƣợt vào dâng hƣơng.

Vào ngày khai hội, từ sáng sớm, trên các nẻo đƣờng thôn Yến Vĩ, đã nhộn nhịp bƣớc chân ngƣời. Các lão ông áo dài, khăn đóng, tay cầm hƣơng

nganh; các lão bà áo dài tứ thân, quần lĩnh, tay bƣng trầu cau oản quả thành kính bƣớc vào đền Trình làm lễ Mở cửa rừng.

Ngày hội, dân làng còn tổ chức rƣớc thần từ đền ra đình, cờ trống đi trƣớc, dàn nhạc bát âm đi theo, tất cả đều hòa âm tấu lên bản nhạc vui tƣơi, rộn rã. Trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Trong lễ hội có rƣớc lễ và rƣớc văn. Ngƣời làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rƣớc bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rƣớc các vị thần làng.

Trong lễ hội chùa Hƣơng, ở các địa điểm khác nhau, ngƣời chủ lễ hay ngƣời tham gia lễ có thể sử dụng các bài văn khấn khác nhau sao cho phù hợp: ví nhƣ tại đền Trấn Song, có thể sử dụng Văn khấn Mẫu Thƣợng Ngàn với các câu mở đầu:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Hương từ chúng con dốc lòng kính lạy Đức Chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn Tinh Công chúa Lê Đại Mại Vương Ngọc Điện Hạ.

Kính lạy:

- Đức Thượng Ngàn Chúa Tể Mị Nương Quế Hoa Công Chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.

- Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần, Bát bộ sơn trang, mười hai Tiên Nương, Văn võ thị vệ, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà đại tướng.

Tại đền Trình có thể sử dụng bài văn khấn Thành Hoàng với các câu mở đầu:

Nam mô A Dì Đà Phật! Nam mô A Dì Đà Phật!

Nam mô A Dì Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng Mỹ hiệu là: Hiển Quang...

Trƣớc ban thờ Tam Bảo có thể dùng văn khấn Tam Bảo, với các câu mở đầu:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Hƣơng tử con xin thành tâm kính lạy mƣời phƣơng chƣ Phật, chƣ vị Bồ Tát; chƣ Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ...

Phần hội, chùa Hƣơng là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân gian: bơi thuyền: đến với chùa Hƣơng, du khách có thể ung dung ngồi trên thuyền lƣớt nhẹ, ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp nhƣ lạc vào non tiên cõi Phật, hay tham gia đua thuyền trên dòng suối Yến...; leo núi: Ngƣời tham gia hội, có thể leo bộ lên những bậc thang dẫn đến động Hƣơng Tích, chùa Trong. Cảm nhận sự thích thú khi chinh phục từng bậc thang lên xuống vào động Hƣơng Tích....; hát chèo, dân ca: du khách đƣợc đắm mình trong những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống; hay các trò chơi dân gian khác: chọi gà, ném còn, kéo co,...

Lễ hội chùa Hƣơng diễn ra trong thời gian khá dài, thƣờng kéo dài khoảng 3 tháng (Tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba âm lịch), thu hút lƣợng lớn du khách trong và ngoài nƣớc tham gia. Hiện nay, du lịch tâm linh chùa Hƣơng đang phát triển khá mạnh mẽ, các công ty du lịch khai thác nhiều tuyến khác nhau trong lễ hội chùa Hƣơng, ví nhƣ: Tuyến Hƣơng Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hƣơng Tích – Chùa Hinh Bồng; Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hƣơng Đài; Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân –

Hang Sũng Sàm; Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Lễ hội chùa Hƣơng không chỉ có giá trị một vùng miền, mà một di sản văn hóa của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa Phật giáo của ngƣời dân Việt từ xa xƣa cho tới ngày nay.

* Lễ hội Phật đản chùa Quán Sứ

Đại lễ Phật đản là một đại lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Chính vì thế, trên Thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, ngày lễ Phật Đản luôn đƣợc tổ chức rất trang trọng. Tại chùa Quán Sứ, hàng năm lễ hội này thu hút hàng ngàn ngƣời tham gia.

Gần đến ngày Phật đản, Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thƣờng có văn bản hƣớng dẫn về việc tổ chức Đại lễ Phật đản. Trong đó có sự hƣớng dẫn tỉ mỉ về các khâu: công tác tổ chức, hình thức tổ chức, chƣơng trình, biện pháp tổ chức... chi tiết đến từng khung giờ thống nhất trong cả nƣớc.

Hòa trong không khí tƣng bừng của Tăng Ni, Phật tử trong cả nƣớc nói riêng, thế giới nói chung, các Tăng Ni chùa Quán Sứ cùng các Phật tử khẩn trƣơng chuẩn bị chu đáo cho ngày hội lớn theo hƣớng dẫn cụ thể của Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Các công việc cụ thể: Treo cờ, phan, phƣớn, lồng đèn, thiết lập vƣờn Lâm - Tỳ - ni, biểu ngữ, trang trí kiệu hoa, xe hoa, bày hoa tƣơi lên bàn thờ Phật, chuẩn bị đồ lễ trang nghiêm, thanh tịnh để dâng lên bàn thờ Phật.... Gần đến này lễ, các Phật tử đã đổ đến chùa tụng kinh lễ Phật cầu nguyện cho Chƣ Phật gia hộ cho mọi ngƣời vô lƣợng an lạc, vô lƣợng cát tƣờng...

Đến ngày lễ chính, vào sáng sớm (theo lịch cụ thể trong hƣớng dẫn của Ban Thƣờng trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam), các

Tăng Ni, Phật tử tập trung đông đủ tại chùa cử 3 hồi chuông trống Bát Nhã rƣớc lễ Đản sanh. Sau đó đến phần cử hành Đại lễ theo chƣơng trình quy định thống nhất:

1. Giới thiệu thành phần tham dự, chƣơng trình hành lễ, tuyên bố lý do. 2.Tuyên đọc thông điệp Phật đản PL.2560 của Đức Pháp chủ

GHPGVN.

3.Diễn văn Đại lễ Phật đản

4.Phát biểu của đại diện đại biểu (nếu có)

5. Cử hành nghi lễ cúng dƣờng Đại lễ Phật đản: - Cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rƣớc lễ Đản sanh - Niệm hƣơng: Chủ lễ xƣớng:

Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo....

- Toàn thể đạo tràng nhập từ bi quán - Dâng hoa cúng dƣờng Phật đản

- Nghi thức tụng niệm: tụng là đọc tụng; niệm là suy nghĩ nhớ tƣởng. Tụng niệm là miệng đọc tụng, tâm nhớ nghĩ, tâm và miệng hợp nhất chủ định vào lời kinh tiếng kệ.

- Hồi hƣớng.

Sau phần nghi lễ là các hoạt động lễ hội mang ý nghĩa Phật giáo: Thả bồ câu và bong bóng hòa bình, hay thả đèn hoa đăng, biểu diễn văn nghệ...

Trong các nghi lễ cử hành trong ngày Phật đản, có một nghi lễ không thể thiếu là lễ tắm Phật. Nguồn gốc của lễ tắm Phật là xuất phát tự sự kiện đản sinh của Đức Phật với truyền thuyết, khi Ngài sinh ra, từ trên hƣ không có

chín con rồng phun nƣớc xuống để tắm cho Ngài5. Nƣớc tắm Phật là nƣớc ấm, thơm, đựng trong bình sạch, không đƣợc giẫm chân lên dòng nƣớc tắm tƣợng đang chảy trên đất sạch. Sau khi tắm tƣợng xong, dùng khăn mềm, mịn và sạch lau khô tƣợng, xông các loại hƣơng trầm thơm quanh tƣợng, tụng kinh bài kệ tắm Phật.

Lễ hội Phật đản là một ngày hội lớn của Phật giáo - kỷ niệm sự kiện lớn của Phật giáo, ngày Đức Phật đản sinh, từ đó thế gian có một ngƣời thầy vĩ đại chỉ đƣờng đến với chân lý Chân - Thiện - Mỹ. Là dịp để ngƣời Phật tử nhìn lại bản thân, hƣớng đến tấm gƣơng tu dƣỡng vĩ đại là Đức Phật từ bi.

* Lễ hội làng Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Lễ hội làng Giang Cao, Bát Tràng là một sự kiện quan trọng của ngƣời dân trong làng, thƣờng diễn ra vào ngày 15, 16/2 Âm lịch hàng năm.

Trƣớc ngày lễ hội, diễn ra, làng đã thành lập Ban tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đề ra kế hoạch tổ chức cụ thể với sự phân công công việc đến cá nhân thông qua các tiểu ban: tiểu ban điều hành lễ hội; tiểu ban hành lễ; tiểu ban hậu cần; tiểu ban tiếp khách tiếp tân; tiểu ban văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao; tiểu ban an ninh trật tự và an toàn lễ hội; tiểu ban tổ chức đón tiếp nhân dân và quý khách thập phƣơng đến lễ Phật tại chùa Tiêu Dao. Các tiểu ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Lễ hội diễn ra trong hai ngày với các nghi thức quan trọng, đặc trƣng của lễ hội làng Giang Cao từ trƣớc đến nay: Lễ Rƣớc nƣớc, Lễ cầu an, lễ rƣớc hội đồng, lễ tế hội đồng, lễ rƣớc hoàn cung, lễ tạ. Trong các ngày lễ hội đều có tổ chức nghi lễ trọng thể rƣớc Thánh, Thành Hoàng ra chùa lễ Phật. Kiệu làng đƣợc rƣớc từ đình làng ra chùa và cuối cùng là miếu làng truyền thống. Đội rƣớc kiệu “say” theo những bƣớc đi Thánh dẫn, các cụ già trong làng gọi đó là Thánh giáng trên cỗ Long Đình hay Kiệu bay. Kiệu bay đến đâu, đều

5 Xem kinh Phổ diệu

nhận đƣợc sự hò reo, ủng hộ của ngƣời dân, khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt nhƣng không kém phần linh thiêng.

Các trò hội diễn ra phong phú và đa dạng, đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng và công phu: Chọi gà, Tổ tôm, cờ tƣớng,... và cả các trò chơi hiện đại: Bóng chuyên hơi, Bóng chuyền da, Bóng bàn, Cầu lông, biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)