Cấu trúc của lễ hội Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 30)

2.1. Nội dung lễ hội Phật giáo

2.1.1. Cấu trúc của lễ hội Phật giáo

Khi bàn về cấu trúc của Lễ hội Phật giáo, chúng tôi bám vào khái niệm về cấu trúc nhƣ đã trình bày ở trên: Cấu trúc là một "Hệ thống những hiện tƣợng có liên quan khăng khít với nhau tới mức mỗi hiện tƣợng chỉ giữ đƣợc bản chất của mình là vì có mặt và tồn tại ở trong mối liên quan đến toàn thể".

Về cấu trúc của một lễ hội nói chung, có nhiều quan điểm khác nhau. Sở dĩ có sự khác biệt về việc phân tích, cắt lát cấu trúc của cùng một thực thể là do tùy vào góc nhìn, góc phân tích và mục đích của nghiên cứu.

Trong nghiên cứu: Từ nghiên cứu cấu trúc đến quản lý lễ hội, Tác giả Nguyễn Chí Bền phân tích cấu trúc của lễ hội gồm ba bộ phận cấu thành: Nhân vật thờ phụng; Các thành tố hiện hữu; Các thành tố tàng ẩn nhƣng hiện hữu trong thời gian thiêng. Trong đó:

Nhân vật phụng thờ là thành tố quan trọng bậc nhất, quyết định sự tồn tại của các thành tố và diện mạo cấu trúc của lễ hội truyền thống của ngƣời

Việt. Nhân vật phụng thờ tồn tại ở cả hai sắc diện: một mặt tàng ẩn trong ký ức, trong tiềm thức của con ngƣời, trong huyền thoại nhƣng mặt khác cũng lại hiện hữu trong thần tích lƣu giữ ở di tích, từ đời này sang đời khác.

Các thành tố hiện hữu đƣợc hiểu là những vật thể cụ thể, tồn tại trong không gian vật chất hữu hình có thật liên quan đến đối tƣợng phụng thờ: nghè, miếu nơi sinh/ nơi hóa...), tƣợng thờ, vật dụng thờ cúng: câu đối, hoành phi, bát bửu... (có thể gọi là di sản văn hóa vật thể).

Các thành tố tàng ẩn nhƣng hiện hữu trong thời gian thiêng: đây là những thành tố chỉ hiện hữu một cách sống động trong thời gian thiêng - chính là lễ hội, bao gồm: thần tích về nhân vật phụng thờ, nghi lễ thờ cúng, lễ vật, văn tế, các kiêng kị...

Sự phân tích nhƣ trên là hoàn toàn có lý, phục vụ hiệu quả cho mục đích nghiên cứu của tác giả là từ nghiên cứu cấu trúc đi đến vấn đề quản lý lễ hội.

Tuy nhiên, cách phân tích cấu trúc, kết cấu của lễ hội phổ biến nhất, đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đồng tình nhất là quan điểm: Cấu trúc lễ hội gồm hai phần, phần lễ và phần hội. "Cấu trúc của lễ hội bao gồm hai thành phần chính: phần lễ (là yếu tố chính) và phần hội (yếu tố phát sinh). Không có lễ thì không gọi là lễ hội nữa" [47, tr.197]. Trong cuốn Văn hóa làng Việt Nam qua Lễ hội truyền thống, tác giả Vũ Kim Yến cũng khẳng định: Về kết cấu của lễ hội, chia làm hai phần là phần lễ và phần hội.... Khi phân chia nhƣ vậy, các phần đƣợc hiểu nhƣ sau:

+ Phần Lễ: là phần chính. Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Phần lễ trong lễ hội là hệ thống các hành vi, hoạt động nhằm biểu hiện lòng tôn kính của những ngƣời tham gia lễ hội đối với lực lƣợng siêu nhiên. Lễ đƣợc hình thành bởi:

đối tƣợng thờ cúng (lực lƣợng siêu nhiên), hệ thống di tích nghi lễ, nghi thức, thờ cúng... Đặc trƣng của phần lễ là "tính thiêng".

+ Phần Hội: Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo ngƣời dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Hội đƣợc cấu thành bởi những sinh hoạt vui chơi phong phú nhƣ: các trò chơi dân gian, diễn xƣớng,...

Đối với cấu trúc của lễ hội Phật giáo, chúng tôi cũng nhìn nhận, phân tích dƣới góc độ: cấu trúc lễ hội Phật giáo gồm hai phần: phần lễ và phần hội.

* Phần lễ của lễ hội Phật giáo:

- Đối tượngchủ thể của phần lễ trong lễ hội Phật giáo:

Đối tƣợng hƣớng đến của phần lễ: chính là lực lƣợng siêu nhiên, nhƣ PGS.TS. Nguyễn Chí Bền gọi là Nhân vật phụng thờ, ở đây là các vị chƣ Phật, Bồ Tát,... nói chung là đối tƣợng thờ cúng của Phật giáo.

Cần phải nhấn mạnh rằng, Phật giáo nguyên thủy không chủ trƣơng thờ cúng các "lực lƣợng siêu nhiên" theo nghĩa giống nhƣ các tôn giáo khác. Đức Phật thực chất không phải là một hình mẫu "một lực lƣợng siêu nhiên" theo nghĩa có quyền năng đặc biệt nhƣ khả năng sáng tạo, điều khiển, chi phối thế giới,... mà Đức Phật cũng là một con ngƣời bình thƣờng, chỉ khác là sau quá trình nỗ lực, tu hành đạt đạo, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, chính vì thế Ngài là Phật đã thành, chúng sinh là Phật chƣa thành. Tuy nhiên, Đức Phật vẫn trở thành một đối tƣợng thờ cúng vì nhiều lý do, không chỉ là sự tôn kính với đấng giác ngộ mà còn là sự nhắc nhở gắng thực hành theo đúng lời dạy, đi theo con đƣờng giác ngộ mà Ngƣời đã chỉ.

Tuy nhiên, nhƣ tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã nhận xét: "Lễ nghi của Phật giáo lúc đầu rất đơn giản. Nhân tố chính là thờ Phật và truyền đạo. Càng về sau luật lệ, lễ nghi càng rƣờm rà, phức tạp. Đặc biệt trong quá trình phát triển, Phật giáo chia thành nhiều tông phái và tiếp thu các yếu tố tín ngƣỡng dân gian và phong tục tập quán ở những nơi Phật giáo truyền đến, nên giữa

các tông phái, giữa các khu vực, địa phƣơng có sự khác nhau nhất định trong luật lệ, lễ nghi và sự thờ phụng" [80, tr. 56 - 57]. Nghiên cứu lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu trƣờng hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội là khu vực chủ yếu là Phật giáo Đại Thừa chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của Phật giáo truyền từ Trung Quốc sang, lại cộng thêm sự dung hợp mạnh mẽ với tín ngƣỡng bản địa nên đối tƣợng thờ cúng rất phong phú, đa dạng: là tất cả những gì linh thiêng theo quan niệm nhà Phật, bao gồm nhiều lớp Thần, Phật: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát,... thậm chí còn có cả hệ thống các đối tƣợng thờ cúng của các tôn giáo khác nhƣ tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng làng, các tín ngƣỡng dân gian...

Chủ thể thực hiện phần lễ: tất cả mọi ngƣời tham gia lễ hội, trong đó ngƣời thực hiện vai trò lễ chính, chủ trì buổi lễ, hƣớng dẫn mọi ngƣời thực hiện phần lễ theo là các tu sĩ Phật giáo - những ngƣời thực hành nghi lễ chuyên nghiệp. Còn lại mọi ngƣời tham gia lễ hội đều có thể thực hiện theo. - Phần lễ được thực hiện theo phương thức: là sự tổng hợp các yếu tố: lễ nhạc, lễ tụng, lễ khí, lễ nghi, lễ bái, lễ phục, lễ đƣờng.

Lễ nhạc đƣợc hiểu một cách đơn giản là âm nhạc trong khi lễ. Lễ nhạc là một bộ phận rất quan trọng trong nghi lễ thờ cúng Phật giáo. Trong không khí vui tƣơi của lễ hội, lễ nhạc đƣợc sử dụng thƣờng là những bản nhạc mang âm hƣởng du dƣơng, vui tƣơi, hạnh phúc. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong lễ hội Phật giáo, bởi trong kinh Địa Tạng có đoạn viết: “Bồ Tát Phả Quảng này! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thường đối trước tượng Bồ Tát Địa Tạng, tán thán bằng âm nhạc, ca hát hay dâng cúng hương hoa, cho chí khuyên một người hay nhiều người cũng làm như thế, thì những người ấy ngay trong đời này và đời sau thường được trăm nghìn quỷ, thần ngày đêm hộ vệ, không có sự ác lọt vào tai” [21, tr. 96,97]

Lễ tụng là các bài tụng sử dụng trong lễ hội. Lễ hội thƣờng sử dụng tán tụng (Tán là khen ngợi ca dƣơng mƣời phƣơng ba đời chƣ Phật, chƣ Bồ Tát, chƣ vị Lịch đại Tổ sƣ, Tụng là đọc qua những câu kinh tiếng kệ, ví dụ : Kinh Pháp Hoa, Kinh Dƣợc Sƣ, Kinh Hồng Danh ...), có thể ví dụ một bài tụng ca ngợi công đức Đức Phật nhƣ:

Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại. Qui y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận

Xƣớng vịnh : Là xƣớng câu kinh kệ, xƣớng câu xƣng dƣơng Tam bảo đảnh lễ mƣời phƣơng ba đời chƣ Phật, chƣ Bồ Tát, chƣ Long Thần, Bát Bộ Kim Cang cùng chƣ Hiền Thánh Tăng với giọng xƣớng lễ trầm hùng, truyền cảm sẽ ảnh hƣởng sâu sắc vào tâm khảm của những ngƣời xung quanh.

Lễ khí sử dụng trong lễ hội là sự kết hợp của cả một "bộ sƣu tập các pháp khí": Trống Bát Nhã, chuông Bát Nhã, Tràng hạt, mõ, trống... Những lễ khí này dùng trong khi thực hành nghi lễ thờ cúng. Mỗi loại có những công dụng, mục đích và ý nghĩa sử dụng khác nhau, nhƣng tất cả góp phần làm nên tính linh thiêng, hoàn chỉnh của một nghi lễ thờ cúng trong lễ hội.

Lễ đƣờng: là nơi chính, diễn ra phần lễ của lễ hội, Lễ đƣờng đƣợc chuẩn bị từ trƣớc với Đàn Dƣợc Sƣ Thất Châu đƣợc thiết kế theo nhiều kiểu, mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhƣng nhìn chung là trang nghiêm, tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao, đƣợc trang hoàng lộng lẫy bằng hoa, đèn,...

- Các hoạt động truyền thống trong phần lễ của Phật giáo: nghi thức rƣớc lễ, lễ gióng trống, thỉnh chuông, dâng hƣơng...

- Vai trò của phần lễ trong lễ hội Phật giáo: là một lễ hội tôn giáo nên phần lễ là phần chính, thể hiện rõ tính tôn giáo, tính Phật giáo của lễ hội. Phần lễ mang giáo dục và tƣởng niệm sâu sắc, đặc biệt là đối với các tín đồ Phật tử. Phần lễ đƣợc thực hiện với những nghi thức quy định rất chặt chẽ, nghiêm túc và thể hiện một cách rất công phu và đầy niềm tin sâu sắc. Phần lễ trong lễ hội tạo nên giá trị tâm linh linh thiêng, tính thẩm mỹ, hình thành một tâm thức chung cho cộng đồng tham dự lễ hội.

* Phần hội của lễ hội Phật giáo

Phần hội của lễ hội Phật giáo hiện nay bao gồm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phong phú và đa dạng. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi trong lễ hội Việt Nam nói chung, lễ hội Phật giáo nói riêng đều xuất phát từ những ƣớc vọng thiêng liêng của ngƣời Việt nhƣ chọi gà, kéo co, ném còn, biểu diễn nghệ thuật hát múa, múa rồng lân....

Tuy nhiên, dƣới sự tác động của nhiều yếu tố, bên cạnh các trò chơi dân gian đó còn có các trò chơi mang tính hiện đại hoặc các trò chơi kết hợp khuôn mẫu của trò chơi dân gian với phƣơng thức hiện đại. Tất cả hòa quyện thành không khí vui tƣơi của lễ hội.

Nếu nhƣ phần lễ có đặc trƣng là tính "thiêng liêng", trang nghiêm, thì phần hội lại mang tính đời thƣờng, vui tƣơi, sôi nổi.

Cần lưu ý rằng các yếu tố trong cả phần Lễ và phần Hội của lễ hội Phật giáo đều có chứa đựng, đan xen nhiều yếu tố của văn hóa, tín ngưỡng bản địa.

Phật giáo có quan điểm "Khế lý, khế cơ" - là phƣơng pháp hợp lý, hợp cơ để đem tƣ tƣởng giáo lý của Phật giáo áp dụng và điều kiện cụ thể của mỗi con ngƣời, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Trong giáo lý của Phật

giáo có nói đến: "Phật pháp bất ly thế gian giác" có nghĩa là giáo lý Phật giáo không khô cứng, cứng nhắc mà có thể tùy điều kiện cụ thể để truyền bá sao cho đạt đƣợc kết quả lợi ích nhất, tuy nhiên bản chất thì không thay đổi: "bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến". Chính vì vậy, Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, đến với văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa có một hệ thống tín ngƣỡng bản địa rất phong phú và đa dạng, Phật giáo đã lựa chọn cho mình con đƣờng "dung hợp" chung sống hòa bình với các tín ngƣỡng bản địa. Chính vì vậy, trong các lễ hội Phật giáo hiện nay, chứa đựng rất nhiều các yếu tố của văn hóa bản địa, các yếu tố này hòa quyện với nhau rất khó tách rời để nhận biết đâu là yếu tố thuần Phật giáo, đâu là yếu tố thuần văn hóa bản địa.

Nhƣ chúng ta đã biết, văn hóa Việt Nam xuất phát từ một nền văn hóa lúa nƣớc, tín ngƣỡng đặc trƣng là tín ngƣỡng nông nghiệp với các tục thờ: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nƣớc,... trong đó tín ngƣỡng đặc trƣng nhất mà còn lƣu truyền đến tận ngày nay là tín ngƣỡng thờ Tứ pháp (thờ các hiện tƣợng: mây, mƣa, sấm, chớp). Ngay từ những ngày đầu du nhập, Phật giáo đã bắt gặp ngay dòng tín ngƣỡng này, hai tín ngƣỡng, tôn giáo đại diện cho hai nền văn hóa khác nhau gặp gỡ tại một điểm, từ đó "kết duyên" hòa quyện vào nhau thành một dòng chảy chung. Lễ hội chùa Dâu là một lễ hội điển hình, minh chứng cho "mối tình" sâu sắc đó (đã phân tích ở chƣơng 1).

Hay một biểu hiện rõ ràng khác là các lễ hội Phật giáo hiện nay không chỉ tổ chức trong khuôn viên một chùa nào mà thƣờng là lễ hội đƣợc tổ chức trong một quần thể, hệ thống các cơ sở thờ tự (không chỉ chùa mà còn đền, miếu...). Ví nhƣ lễ hội chùa Hƣơng, "về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhƣng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thƣợng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thƣợng Ngổn, là ngƣời cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân

thờ ngũ hổ và tín ngƣỡng cá thần. Nhƣ vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngƣỡng gần nhƣ là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho"[Xem 82].

Đặc trƣng này đã tạo ra cho lễ hội Phật giáo một nét rất riêng so với lễ hội của các tôn giáo khác.

2.1.2. Trình tự, các bước tiến hành một lễ hội Phật giáo

Một lễ hội diễn ra thƣờng đƣợc tiến hành theo ba bƣớc:

Bước 1, Chuẩn bị

Đây là bƣớc có vai trò rất quan trọng, lễ hội diễn ra có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu chuẩn bị có tƣơn tất hay không.

Gần đến ngày lễ hội diễn ra, Ban tổ chức lễ hội phải đƣợc thành lập - Sau khi đƣợc thành lập, Ban tổ chức sẽ đứng ra lo liệu mọi việc. Ban tổ chức sẽ phân công các nhóm thực hiện các công tác chuẩn bị bao gồm: quét dọn, kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, tắm tƣợng và thay các đồ tế tự, thay trang phục cho hệ thống tƣợng thờ, lên kế hoạch chặt chẽ cho cả phần lễ và phần hội.... Đối với các lễ hội nhỏ và vừa: lễ hội chùa làng, ban tổ chức thƣờng là các vị sƣ trụ trì các chùa đó cùng với một vài Phật tử tích cực là ngƣời trong làng hoặc cùng với ban "tổ chức" do dân làng bầu ra là những ngƣời có uy tín trong làng hoặc phối hợp với ban tổ chức lễ hội làng (lễ hội thờ Thành Hoàng Làng) cùng tổ chức. Đối với các lễ hội lớn, khâu tổ chức thƣờng có sự vào cuộc của cả các cấp chính quyền phối hợp cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đứng ra.

Bước 2, Vào hội

Các hoạt động chính thức của lễ hội đƣợc diễn ra, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rƣớc, dâng hƣơng, tổ chức các trò chơi. Đây là toàn bộ những hoạt động chính, có ý nghĩa nhất.

Bước 3, Kết thúc hội

Là kết thúc lễ hội, thƣờng là lễ tạ.

2.1.3. Một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu

* Lễ hội chùa Hương - tiêu biểu cho một lễ hội Phật giáo có quy mô lớn hiện nay.

Lễ hội chùa Hƣơng thƣờng khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng Ba Âm lịch, đỉnh cao của lễ là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch.

Trƣớc khi diễn ra lễ hội chùa Hƣơng, từ 2 tháng trƣớc công tác chuẩn bị cho lễ hội đã đƣợc tiến hành. Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức đã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Lễ hội với các thành viên là các cán bộ các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)