Giá trị đối với văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 57)

2.2. Giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo

2.2.2. Giá trị đối với văn hóa Việt Nam

Thứ nhất, lễ hội Phật giáo góp phần làm phong phú, tạo nên nét đặc sắc của Văn hóa Việt Nam.

Phật giáo là khởi nguồn cho vô số lễ hội của Việt Nam mà mỗi một lễ hội đều là một bảo tàng văn hóa dân tộc. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, bản thân nó là một kho lịch sử khổng lồ, tích tụ vô số những lớp phù sa văn hóa, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, chứa đựng các giá trị tinh thần sâu sắc. Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh

của cộng đồng đƣợc thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán đƣợc duy trì. Viết về vấn đề này, tác giả Đinh Kiều Nga từng nhận định trong một nghiên cứu của mình: Tôn giáo không chỉ là nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà còn làm cho văn hóa các dân tộc đƣợc bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con ngƣời mà tín ngƣỡng, tôn giáo đã tô đƣợm cho văn hóa dân tộc nhiều sắc màu. Nhắc đến văn hóa thủ đô ngàn năm văn hiến không thể bỏ qua những biểu tƣợng Phật giáo nhƣ chùa Một Cột, chùa Quán Sứ,... với các lễ hội đƣợc tổ chức thƣờng niên, là môi trƣờng lý tƣởng để nuôi dƣỡng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng.

Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của một lễ hội nói chung là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng. Mọi lễ hội dù ở thể loại phân chia nào: lễ hội liên quan đến nội dung nghề nghiệp, lễ hội liên quan đến nội dung liên quan đến vòng đời hay lễ hội mang nội dung liên quan đến tôn giáo... thì cũng đều là sinh hoạt của một cộng đồng ngƣời để biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng, tạo nên "sự cộng mệnh, cộng cảm và tính cố kết cộng đồng (cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng gia tộc, cộng đồng địa phƣơng hay quốc gia, cộng đồng tôn giáo...)"[47 tr.198].

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, khác với các tôn giáo khác, Phật giáo lựa chọn cho mình con đƣờng len lỏi vào đời sống dân gian, làng xã, dung hợp với các tín ngƣỡng dân gian, làng xã, nên có thể Phật giáo nhƣ mạch nƣớc len lỏi, thấm sâu vào từng thớ đất văn hóa Việt Nam, vì thế từ lâu Phật giáo đã trở thành hạt nhân cố kết cộng đồng làng xã Việt Nam. Lễ hội Phật giáo là dịp cao trào, là nút buộc để sự cố kết thêm bền chặt. Từ thời kỳ Lý - Trần các ghi chép đã cho thấy rõ vai trò này của Phật giáo: "Nói cách khác, Phật giáo không chỉ đóng khung vào các công tác chính trị, mà còn lan

tỏa đến các sinh hoạt thuộc các lĩnh vực khác của đời sống con ngƣời. Một trong những công cụ để thực hiện nhiệm vụ đoàn kết toàn dân là để cho dân chúng tiếp xúc và thông cảm với nhau thông qua các lễ hội. Trong thời đại vua Lý Nhân Tông, nhiều lễ hội lớn do nhà nƣớc đứng ra tổ chức, tập hợp và lôi kéo sự tham gia của nhiều ngƣời" [66, tr. 227]

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại với những biến đổi mạnh mẽ, gấp gáp của cuộc sống hiện đại, con ngƣời ngày càng khẳng định tính cá nhân của mình nhƣng không vì thế mà cái cộng đồng mất đi, mà nó chỉ biến đổi sắc thái, phạm vi, ngƣời Việt Nam vẫn phải nƣơng tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong bối cảnh đó, lễ hội Phật giáo vẫn giữ nguyên giá trị của mình.

Trong phạm vi hẹp, lễ hội Phật giáo là dịp lớn để cố kết cộng đồng những ngƣời cùng tôn giáo (Phật giáo), họ là những ngƣời Phật tử ở khắp mọi nơi, cùng quy tụ về một lễ hội, cùng nhau thực hành một nghi lễ, cùng nhau tụng một bài kinh niệm Phật, cùng nhau ôn lại những lời dạy của đức Phật từ bi,... Cộng đồng tín đồ Phật giáo đƣợc cố kết thêm, làm tăng thêm sức mạnh của tình đoàn kết để sát cánh cùng nhau thực hiện mục tiêu lớn "Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội".

Trong phạm vi lớn hơn, lễ hội Phật giáo còn là dịp cố kết cộng đồng không chỉ trong phạm vi cộng đồng tôn giáo mà là cộng đồng địa phƣơng, cộng đồng dân tộc. Nhƣ đã phân tích ở trên, thành phần tham gia lễ hội Phật giáo ngoài những ngƣời là Phật tử một cách rõ ràng còn có một số lƣợng lớn ngƣời dân không phải là tín đồ Phật giáo theo nghĩa đó (mặc dù phần lớn ngƣời Việt Nam đều có ít nhiều chịu ảnh hƣởng của văn hóa Phật giáo). Đến với lễ hội, cùng thắp nén nhang lên bàn thờ Phật, cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian, cùng đắm mình vào cảnh đẹp của quê hƣơng đất nƣớc. Mọi ngƣời không phân biệt địa phƣơng, vùng miền nhƣ gần nhau hơn, tình đoàn

kết nhƣ đƣợc thắt chặt hơn, tình ngƣời ấm áp hơn. Đây là những dịp có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Một ví dụ điển hình lễ hội chùa cho thấy rõ chức năng đó của lễ hội Phật giáo. Dân làng Giang Cao xã Bát Tràng, khoảng 60 năm trở lại đây tập trung phát triển nghề gốm, công việc của một nghề thủ công lại kết hợp luôn với các hình thức kinh doanh sản phẩm tại chỗ nên nhịp sống nơi đây khá nhộn nhịp, bận rộn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh,.. Đặc biệt, dƣới sự ảnh hƣởng của quy luật cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng thì áp lực đối với con ngƣời càng căng thẳng. Trong đời sống bộn bề những lo toan đặc trƣng của một làng nghề thì lễ hội làng là một khoảng thời gian hiếm hoi và đáng quý. Hội làng diễn ra với sự hội nhập của lễ hội chùa Phật giáo (chùa Tiêu Dao) với lễ hội Đình Giang Cao với những hoạt động phong phú và đặc sắc. Đây là dịp ngƣời dân làng đƣợc nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một năm trời lao động vất vả. Ngƣời dân trong làng ai nấy đều phấn khởi, hồ hởi tụ họp cùng nhau chuẩn bị cho lễ hội, cùng nhau tham gia nghi lễ hƣớng đến những vị thần linh thân thuộc của làng để cầu xin cho làng phồn thịnh, cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian vui vẻ tràn ngập tiếng cƣời,... Trong không khí linh thiêng của lễ hội, cả làng nhƣ hòa thành một khối thống nhất, tinh thần đoàn kết đƣợc đẩy lên cao trào, đƣợc cố kết bền chặt hơn. Lễ hội cũng là dịp để các gia đình cùng nhau quây quần ôn lại truyền thống của gia đình, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm kính cáo tổ tiên về dự hội làng, tình thân nhƣ gắn chặt hơn giữa các thế hệ. Khi đƣợc hỏi về ý nghĩa hội làng, anh V.M.P chia sẻ: "Chúng tôi là dân làm nghề, mà buôn phải có bạn, bán phải có phƣờng, cả làng chúng tôi làm nghề gốm sứ, lễ hội là dịp chúng tôi đƣợc xích lại gần nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn để cùng phát triển"10

10 Phỏng vấn anh V.M.P

Ở phạm vi lớn hơn nữa, lễ hội Phật giáo còn là dịp để củng cố sức mạnh cộng đồng trên phạm vi xuyên quốc gia. Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc là một sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc tế. Việt Nam chúng ta cũng đã đăng cai tổ chức hai lần (2008, 2014) với sự tham dự của đông đảo bạn bè quốc tế đến từ hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo. Đây không còn chỉ là dịp lễ hội mang tính chất tôn giáo mà còn là dịp để tăng cƣờng tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Thứ ba, lễ hội Phật giáo góp phần bảo lưu, gìn giữ, bồi đắp thêm cho những giá trị văn hóa truyền thống

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, trƣớc khi Phật giáo du nhập vào, các loại hình tín ngƣỡng bản địa ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, với phƣơng châm “tùy duyên phƣơng tiện”, Phật giáo lựa chọn cho mình con đƣờng dung hợp với tín ngƣỡng bản địa để đi vào văn hóa Việt Nam. Nơi gặp gỡ của Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian bản địa đã trở thành bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc để từ đó Phật giáo luôn gắn bó và đồng hành với dân tộc Việt Nam. Văn hóa Phật giáo gặp gỡ với văn hóa Việt, điểm giao thoa ấy tạo nên một dòng Phật giáo hết sức độc đáo: Phật giáo dân gian, trong đó lễ hội Phật giáo là khúc nhấn đậm màu sắc rực rỡ nhất. Lễ hội Phật giáo là một hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng - văn hóa cộng đồng của cƣ dân ở nông thôn cũng nhƣ đô thị. Lễ hội Phật giáo là môi trƣờng bảo tồn, làm giàu, phát huy nền văn hóa dân tộc. Mỗi lễ hội là một bảo tàng văn hóa dân tộc đƣợc hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có thể nói làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng với ngôi đình thì chính ngôi chùa với những lễ hội Phật giáo là tâm điểm của cái nôi văn hóa đó.

Trong bối cảnh hiện nay trong điều kiện hội nhập văn hóa toàn cầu, thì sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tiểu kết chƣơng 2

Cũng giống nhƣ một lễ hội Việt Nam điển hình, cấu trúc của lễ hội Phật giáo gồm hai phần: Phần lễ và phần hội, mỗi phần có chức năng và đặc trƣng riêng nhƣng hòa hợp lại thành một lễ hội Phật giáo hoàn chỉnh. Xét theo chiều ngang của cấu trúc, trong các lễ hội Phật giáo hiện nay đều có chứa đựng đan xen rất nhiều các yếu tố của văn hóa, tín ngƣỡng bản địa, đây là kết quả tất yếu của hai quá trình diễn ra song song từ lâu trong lịch sử: quá trình bản địa hóa Phật giáo của văn hóa Việt Nam và quá trình hội nhập văn hóa bản địa của Phật giáo. Xét theo chiều dọc của thời gian, lễ hội Phật giáo ngày nay có sự đan xen nhiều các yếu tố của cuộc sống hiện đại. Phật giáo là khởi nguồn của rất nhiều lễ hội ở Việt Nam, các lễ hội Phật giáo là một phần không thể thiếu, là bông hoa rực rỡ nhất của Phật giáo, cũng là một phần không nhỏ của văn hóa Việt Nam, giữ vai trò gìn giữ những giá trị truyền thống, góp phần bảo lƣu bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chƣơng 3.

VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)