Giá trị đối với Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 45 - 51)

2.2. Giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo

2.2.1. Giá trị đối với Phật giáo

Thứ nhất, lễ hội tạo ra sức sống mãnh liệt, sự cuốn hút của Phật giáo, là con đường để Phật pháp lớn mạnh và trường tồn

Trong bài viết "Bàn về lễ hội", nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định: "Lễ hội là một hành vi quan trọng trong đời sống tôn giáo. Có thể nói rằng không có thờ cúng, không có lễ hội thì không có tôn giáo. Lễ hội - một bộ phận quan trọng của nghi lễ (rites) - là một trƣờng tôn giáo (champ religieux), là nơi gặp gỡ của các vị thần linh - đối tƣợng đƣợc thờ cúng - với con ngƣời; là nơi làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát thức dậy niềm tin, đi vào lòng ngƣời tham dự. Nó là một thứ ngôn ngữ hành động, làm phong phú thêm lời nói trong các kinh sách bằng các nghi thức, cuốn hút con ngƣời ta không chỉ một lần, mà nhiều lần, đƣợc lặp đi lặp lại, nhằm tạo nên một tập quán ăn sâu vào tâm thức tôn giáo của các thành viên trong cộng đồng tôn giáo, xã hội" [76, tr.17].

Cùng ý nghĩa đó, mỗi lễ hội Phật giáo diễn ra đều để kỷ niệm một dịp quan trọng, một mốc thời gian có ý nghĩa của Phật giáo: Đại lễ Phật Đản là để mừng ngày Đức Phật đản sinh, có mặt trên cõi đời, đây là một đại hạnh, đại phúc cho chúng sinh, từ đây Ngài bắt đầu cuộc đời tìm kiếm con đƣờng giải thoát cho chúng sinh; trẩy hội chùa Hƣơng là hành trình tìm về miền đất Phật, nơi Đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành và đạt đạo;... Đây chính là

dịp để ngƣời Phật tử bày tỏ lòng thành kính, niềm tin của mình đối với tôn giáo của mình. Chính vì thế có thể khẳng định, lễ hội là một phần không thể thiếu của Phật giáo.

Lễ hội mang tính "thiêng", là sinh hoạt tôn giáo điển hình mang tính cao trào. Lễ hội Phật giáo mang tính biểu tƣợng, tính thăng hoa, là nơi bộc lộ rõ nhất những đặc trƣng của Phật giáo.

Với đặc trƣng tâm lý tôn giáo của ngƣời Việt Nam, rất ít ngƣời Việt tiếp cận với kinh điển, giáo lý Phật giáo. Ngƣời Việt có thể ai cũng từng đến chùa ít nhất một lần (đặc biệt là ngôi chùa làng: ví nhƣ ngôi chùa Tiêu Dao làng Giang Cao, xã Bát Tràng, là trung tâm sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân trong vùng, các dịp lễ tết hầu hết các bà, các mẹ trong làng đều đến chùa thắp hƣơng lễ Phật, dịp lễ hội thì có sự góp mặt tham gia của tất cả mọi ngƣời dân trong làng và các làng xung quanh), nhƣng rất ít ngƣời am hiểu giáo lý, kinh sách Phật giáo. Phật giáo đến đƣợc với quảng đại quần chúng ngƣời Việt bằng nhiều cách khác nhau nhƣng nhìn chung đều theo mô típ "nhƣ nƣớc ngấm dần vào lòng đất". Giáo lý Phật giáo có nhiều điều phù hợp với tƣ tƣởng, văn hóa ngƣời Việt, nên ngấm dần vào tƣ tƣởng mỗi ngƣời. Câu hỏi đặt ra là, không nhiều ngƣời Việt Nam am hiểu giáo lý kinh điển Phật giáo, vậy gốc rễ nào giúp Phật giáo đi sâu, bám rễ lâu bền trong văn hóa Việt Nam và điều gì làm nên sức hút mạnh mẽ của Phật giáo đối với ngƣời Việt.

Câu trả lời có thể phân tích dƣới nhiều góc độ, tìm ra đƣợc nhiều nguyên nhân, nhƣ: Sự tƣơng đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo, phƣơng thức du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là đi sâu vào văn hóa bản địa, hội nhập với văn hóa bản địa... Nhƣng có một điều không thể phủ nhận trong các nguyên nhân đó là sự lôi cuốn của các lễ hội Phật giáo đối với ngƣời Việt. Một ngƣời Việt có thể không phải là tín đồ Phật giáo, nhƣng mỗi độ xuân về, trong không khí từng bừng của các lễ hội đua nhau mở ra, trong

đó có các lễ hội Phật giáo, ngƣời ngƣời lại nô nức cùng nhau đi trẩy hội chùa Hƣơng, chùa Thầy, lễ hội Yên Tử... để vừa đƣợc thắp nén nhang trƣớc bàn thờ Phật cầu xin bình an, vừa đƣợc đắm mình vào các trò chơi dân gian, vừa đƣợc vãn cảnh quê hƣơng, đất nƣớc...

Khi đƣợc hỏi về mức độ tham gia lễ hội Phật giáo của hai nhóm đối tƣợng là Phật tử và ngƣời không phải là Phật tử, hơn 90% những ngƣời là Phật tử đƣợc hỏi trả lời: tham gia các lễ hội Phật giáo ở mức độ thƣờng xuyên, điều này không đáng ngạc nhiên, tuy nhiên có đến hơn 80% ngƣời không phải là Phật tử cũng đƣa ra câu trả lời: đã từng tham gia các lễ hội Phật giáo ít nhất 1-2 lần, trong đó hơn 60% ngƣời trả lời thƣờng xuyên tham gia lễ hội Phật giáo6. Trả lời cụ thể về vấn đề này chị L.T.M, ngƣời dân làng Giang Cao nói: "Tôi không phải là ngƣời theo Phật giáo theo nghĩa thờ Phật trong nhà hay Quy y Tam bảo nhƣng năm nào tết xong làng tôi có lễ hội Chùa tôi cũng chuẩn bị bát gạo, thẻ hƣơng mang ra chùa xin lộc. Rồi đầu xuân nào, tôi cũng đi hội chùa, đặc biệt các lễ hội lớn: năm thì đi xa Yên Tử, năm thì Bái Đính,... không gần nhất thì cũng ở các chùa gần nhà hơn: Chùa Thầy, chùa Dâu, chùa Hƣơng.... Nói chung, là ngƣời Việt mà đầu năm không đi chùa cứ thấy thiếu thiếu"7

Những con số thống kê về lƣợng khách đổ về các lễ hội Phật giáo lớn nhƣ lễ hội Yên Tử, lễ hội Chùa Hƣơng, lễ hội Bái Đính... là những minh chứng thuyết phục về sức hút của lễ hội Phật giáo: Theo thống kê tổng kết công tác quản lý tổ chức lễ hội du lịch chùa Hƣơng năm 2016 của UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội Theo đó, từ ngày 10/2 - 3/5/2016, lễ hội chùa Hƣơng đã đón gần 1,4 triệu lƣợt khách về trẩy hội, tăng 15 vạn lƣợt khách so với cùng kỳ năm 20158.

6 Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả.

Chính vì có lễ hội mà Phật pháp ngày càng lớn mạnh và trƣờng tồn. Bởi đến với lễ hội Phật giáo, đối với Phật tử là cơ hội đƣợc chứng minh lòng mộ đạo của mình, đƣợc thỏa mãn niềm tin tín ngƣỡng của mình và thêm một lần thấm nhuần giáo lý nhà Phật, còn đối với những ngƣời không phải là tín đồ Phật giáo thì tham gia lễ hội dù với mục đích gì chăng nữa (du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh, theo phong trào...) thì tham gia lễ hội Phật giáo chính là một cơ hội để tiếp xúc với Phật giáo mà dịp lễ hội lại là dịp phô bày tất cả những gì đẹp nhất, tinh túy nhất... chính vì vậy mà với họ thêm phần cảm mến Phật giáo, hình ảnh Phật giáo "tự nhiên" ngấm vào trong tƣ tƣởng. Ví nhƣ, mỗi mùa Phật đản, trƣớc ngày lễ chính nhiều ngày, tại chùa Quán Sứ đều tổ chức các đạo tràng, các buổi thuyết pháp về giáo lý nhà Phật (nhƣ đã trình bày ở phần trên) thu hút đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia, trong đó bên cạnh những ngƣời là Phật tử còn có cả những ngƣời không phải Phật tử. Điều này rất có giá trị, là con đƣờng truyền giáo hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Hơn nữa, lễ hội Phật giáo có nhiều điểm dung hợp mãnh mẽ với các yếu tố của văn hóa bản địa, mỗi một dịp lễ hội đƣợc tổ chức (mỗi mùa lễ hội) mối quan hệ đó thêm một lần đƣợc củng cố, mối "lƣơng duyên" đó ngày càng đƣợc xiết chặt hơn, chính vì vậy, có thể nói, lễ hội Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức hút của Phật giáo, tạo nên sự sống mãnh liệt, bền bỉ của Phật giáo Việt Nam, giúp Phật giáo ngày càng bám rễ sâu trong văn hóa Việt.

Thứ hai, thông qua lễ hội, Phật giáo đã thực hiện được trọn vẹn hơn nữa chức năng xã hội bù đắp về mặt tinh thần cho con người, do vậy hướng con người biết đến Phật pháp nhiều hơn.

Phật giáo là một tôn giáo vì vậy nó cũng thực hiện những chức năng xã hội của một tôn giáo: chức năng bù đắp về mặt tinh thần, chức năng liên kết, chức năng thế giới quan... Lễ hội Phật giáo là một hình thức thể hiện rất rõ

chức năng bù đắp về mặt tinh thần và chức năng liên kết. Chức năng liên kết sẽ đƣợc bàn đến sau (ở phần trình bày về giá trị cố kết và biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam) còn ở mục này chúng tôi chủ yếu bàn đến chức năng bù đắp về mặt tinh thần cho con ngƣời.

Một trong những chức năng quan trọng của tôn giáo là chức năng bù đắp về mặt tinh thần cho con ngƣời. Các nhà triết học trƣớc Mác và cả các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã không chỉ một lần nhắc đến luận điển: “Sự sợ hãi đã tạo nên thần linh”. Sợ hãi là một trạng thái tinh thần tiêu cực phản ánh sự tổn thƣơng về mặt tinh thần của con ngƣời. Khi tinh thần bị tổn thƣơng, bế tắc trong cuộc sống hiện tại, không tìm đƣợc lối thoát, ngƣời ta tìm đến với tôn giáo, tìm đến với đấng Tối cao vạn năng, có khả năng cứu vớt họ ra khỏi hoàn cảnh bế tắc đó (cân bằng lại tâm lý khi con ngƣời cảm thấy đƣợc an ủi, đƣợc cảm thông, che chở). Trong cuộc sống hiện nay có nhiều điều làm con ngƣời bị tổn thƣơng, sợ hãi: nền kinh tế thị trƣờng gắn liền với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đòi hỏi cƣờng độ lao động của mỗi ngƣời ngày càng cao, kể cả lao động chân tay và lao động trí óc đều rất căng thẳng; nền kinh tế thị trƣờng với những quy luật cạnh tranh khốc liệt mang nhiều tính rủi ro, bấp bênh, nay đƣợc mai mất khó đoán định và còn nhiều vấn đề khác nữa... Con ngƣời ngày ngày phải gồng mình lên đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống, thấy mình nhỏ bé giữa vũ trụ bao la, giữa xã hội đầy rẫy những điều bất công, cạm bẫy Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, ngƣời lao động cả năm "đầu tắt mặt tối" không lúc nào đƣợc nghỉ ngơi, thƣ giãn,...

Để giải tỏa căng thẳng, tìm cứu cánh cho tinh thần, nhiều ngƣời tìm đến các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Bởi ở Việt Nam, ngôi chùa thờ Phật từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa ngƣời Việt. Ngƣời xƣa có câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”. Hầu hết làng nào ở Việt Nam cũng có

chùa, nơi đây ngoài là địa điểm sinh hoạt tín ngƣỡng thì còn là nơi sinh hoạt văn hóa của làng. Ngƣời Việt gắn bó với ngôi chùa, ở đó họ tìm thấy niềm vui “Trẻ vui nhà, già vui chùa”. Tìm đến với Phật giáo, ngƣời Việt Nam không thể bỏ qua các lễ hội Phật giáo. Bởi tham gia lễ hội Phật giáo là thời điểm cao trào, cảm xúc con ngƣời đƣợc thăng hoa. Đến với lễ hội, với hệ thống lễ nghi phong phú, đa dạng đƣợc chuẩn bị công phu khác hẳn với những nghi lễ ngày thƣờng. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng khi thực hành nghi lễ, ngƣời ta thấy mình nhƣ đƣợc "tiếp xúc" gần hơn với thế giới thần Phật, cảm giác nhƣ đƣợc đức Phật chở che, an ủi, phù hộ, bao dung...

Hà Nội là một thành phố thuộc hàng năng động bậc nhất của cả nƣớc với nhịp độ, áp lực cuộc sống rất cao, ngôi chùa Quán Sứ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân thủ đô, những lễ hội ở chùa Quán sứ trở thành một món ăn tinh thần có ý nghĩa lớn với ngƣời dân nơi đây. Khi đƣợc hỏi về ý nghĩa của việc tham dự lễ hội Phật Đản tại chùa Quán Sứ, chị T.T.H ở huyện Hoài Đức chia sẻ: "Nhà tôi ở ngoại thành Hà Nội, công việc buôn bán rất bận rộn nhƣng dịp lễ Phật Đản là một dịp lễ lớn, chùa Quán Sứ lại là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, rất thiêng, tôi đã đến đây nhiều lần từ thời còn là sinh viên nên đến ngày lễ này, tôi vẫn đến đây để thắp hƣơng cầu nguyện thần Phật trở che. Đến đây tôi thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thanh thản, mọi bộn bề lo toan nhƣ đƣợc trút hết bên ngoài cửa chùa"9

Đến với lễ hội chùa Hƣơng, ngƣời ta không chỉ đƣợc đến với miền đất Phật linh thiêng mà còn đƣợc thƣởng ngoạn cái đẹp: ngồi trên con thuyền nhẹ lƣớt trôi trên dòng suối Yến, giữa cảnh mây trời non nƣớc hữu tình, thả hồn vào không gian bao la, thơ mộng; đƣợc ngắm nhìn những công trình kiến trúc độc đáo: đền Trình, Chùa Thiên Trù... là những công trình nghệ thuật tiêu

9 Phỏng vấn chị T.T.H

biểu thể hiện sức mạnh sáng tạo của con ngƣời, là đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ của dân tộc; đặc biệt đƣợc ngắm nhìn công trình nghệ thuật kỳ vĩ, đặc sắc của thiên nhiên: động Hƣơng Tích... Cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của sức sáng tạo của con ngƣời bày ra trƣớc mắt không khỏi khiến tâm hồn ngƣời lữ khách bâng khuâng, vui tƣơi, thăng hoa. Nhƣ tâm hồn Chu Mạnh Trinh thế kỷ 19 đã rung động mạnh mẽ, sáng tạo ra bài "Hƣơng Sơn phong cảnh ca":

"Bầu trời cảnh bụt

Thú Hƣơng Sơn ao ƣớc bấy lâu nay Kìa non non, nƣớc nƣớc, mây mây "Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải! Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh..."

Hƣơng Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh.

Đến với lễ hội, ngƣời ta đƣợc thụ hƣởng cái vui, không khí tƣng bừng, nô nức, náo nhiệt của các điệu nhạc, điệu múa, các trò chơi dân gian đem đến cho tâm hồn con ngƣời cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Những giây phút nhƣ thế đáng quý biết bao trong cuộc sống xô bồ, hối hả này, giúp con ngƣời giải tỏa căng thẳng, cân bằng lại cuộc sống, thêm niềm tin, hứng khởi vào cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố Hà Nội) (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)