Khái niệm thiết chế tự trị về khoa học, nội dung thiết chế tự trị khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 29 - 34)

9. Cấu trúc dự kiến của Luận văn

1.3. Thiết chế tự trị về khoa học và tài chính của các tổ chức khoa học và

1.3.2. Khái niệm thiết chế tự trị về khoa học, nội dung thiết chế tự trị khoa

khoa học trong khoa học và công nghệ

1.3.2.1 Khái niệm thiết chế tự trị khoa học

Bản chất tự trị trong khoa học là quyền tự quyết định phương hướng nghiên cứu và quyền huy động các nguồn lực để thực hiện các phương hướng nghiên cứu đó. Trong hệ khái niệm về quản lý KH&CN của thế giới, đó chính là quyền tự trị của tổ chức KH&CN- thuộc tính bản chất của khoa học.

Thiết chế tự trị khoa học là hệ thống các cách thức, các quy tắc, các chuẩn mực chính thức và phi chính thức và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động KH&CN một cách tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Trong thiết chế tự trị các đơn vị nghiên cứu và đào tạo tự vạch chương trình nghiên cứu và đào tạo cho mình và tự tìm kiếm các nguồn tạo trợ, trong đó có nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước.

Thiết chế tự trị khoa học có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của chính sách và cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức KH&CN..

Thiết chế tự chủ về khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ công lập là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc đề xuất các hướng nghiên cứu, quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Mục đích thực hiện thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ:

+ Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức khoa học và công nghệ và Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, góp phần tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

- Các nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ:

+ Thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Thực hiện công khai và dân chủ trong các hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Hoàn thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, các nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, bảo đảm sự phát triển của tổ chức khoa học và công nghệ.

1.3.2.2. Nội dung thiết chế tự trị khoa học trong khoa học và công nghệ

Theo khái niệm về thiết chế tự trị trong khoa học được nêu trên nội dung thiết chế tự trị khoa học trong khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm các quy tắc, chuẩn mực dưới đây:

- Các nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

+ Chủ động đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu những lĩnh vực khoa học đi trước, chưa có nhu cầu trước mắt nhưng chuẩn bị cho những hướng phát triển trong tương lai.

+ Chủ động đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;

+ Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;

- Các chuẩn mực trong hoạt động khoa học

+ Tính cộng đồng: Chuẩn mực này qui định rằng tri thức phải được chia sẻ, chứ không phải bị giữ bí mật hoặc giữ làm tài sản riêng của bất kì ai. Mỗi người nghiên cứu vừa có một trách nhiệm cao cả, vừa có những quyền hạn chính đáng đối với đóng góp của mình. Đó là sự công bố các kết quả nghiên cứu. Như vậy, các công trình nghiên cứu cần được công bố. Đó là biện

pháp để làm cho mục tiêu của một nhóm trùng hợp với mục tiêu cá nhân; nghĩa là các nhà khoa học bị "bắt buộc" phải công bố công trình của họ.

+ Tính phổ biến: Chuẩn mực về tính phổ biến đòi hỏi chỉ những nghiên cứu đã được kiểm chứng bởi các luận cứ khoa học, có thể lặp lại trong quan sát hoặc thực nghiệm, chứ không phải là những khám phá ngẫu nhiên, tuỳ hứng, mới được xem là một kết quả khoa học.

Chuẩn mực về tính phổ biến còn đòi hỏi nhà khoa học phải được nhận những phần thưởng thích đáng về tinh thần hoặc vật chất theo mức độ đóng góp của họ cho khoa học.

+ Tính không vị lợi: hệ thống thưởng phạt của khoa học sẽ khiến các nhà khoa học vì quyền lợi của chính mình mà tiến hành nghiên cứu một cách khách quan.

+ Tính hoài nghi: Chuẩn mực này được xem là "sứ mạng cả về mặt phương pháp luận và về mặt thiết chế". Nó yêu cầu những người làm khoa học không được đưa ra kết luận vội vã, nó đòi hỏi phải "trì hoãn sự phán xét" cho đến khi có đầy đủ những luận cứ cần thiết. Chuẩn mực này đòi hỏi người làm khoa học phải biết hoài nghi, nghĩa là phải luôn biết đặt những câu hỏi ngược lại với những giả thuyết và lí thuyết khoa học đã đặt ra, ngay cả khi những giả thuyết đó đã được kiểm chứng sơ bộ bằng quan sát hoặc thực nghiệm, đồng thời có những cơ chế như tham khảo và đánh giá của giới chuyên môn đối với công trình. Đương nhiên, cách đặt câu hỏi của mỗi nhà nghiên cứu có thể xuất phát từ các góc độ tiếp cận khác nhau, từ các luận cứ lí thuyết rất khác nhau, nghĩa là không nhất thiết là mỗi nhà khoa học phải có sự hoài nghi như nhau đối với những giả thuyết đã được kiểm chứng.

+ Tính độc đáo:đặc trưng cơ bản là phải có cái mới riêng biệt của cá nhân nhà nghiên cứu. Quan niệm về cái mới rất cụ thể, có thể đó là phát hiện một đối tượng nghiên cứu mới, có thể chỉ đưa ra một vấn đề nghiên cứu mới, tức câu hỏi mới trong nghiên cứu, song cũng có thể đó là một luận điểm mới, vạch ra một hướng tư duy mới trong khoa học.

+ Tổ chức xây dựng đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động trình cơ quan quản lý nhà nước.

+ Phối hợp với Công đoàn đơn vị thực hiện quy chế dân chủ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quy định về chi thu nhập tăng thêm, tiền thưởng, sử dụng các quỹ... để thông qua hội nghị cán bộ, viên chức và tổ chức thực hiện các quy định này.

+ Tổ chức công tác kế toán, kiểm toán nội bộ, thống kê và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; bảo toàn vốn, tài sản nhà nước đầu tư và bảo đảm sự phát triển của đơn vị.

+ Thực hiện việc báo cáo hoạt động của đơn vị theo quy định của cơ quan chủ quản cấp trên; chịu sự kiểm tra, thanh tra và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự xã hội, bảo đảm an toàn, bí mật quốc gia; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức của đơn vị và nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định; chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, viên chức của đơn vị.

+ Phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức đảng, đoàn thể trong đơn vị tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của đơn vị.

+ Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; chịu trách nhiệm về những sai phạm xẩy ra trong đơn vị; được khen thưởng hoặc phải chịu kỷ luật tuỳ theo thành tích hoặc mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.

+ Quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ do lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức khoa học và công nghệ quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)