Nâng cao năng lực nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 75 - 81)

9. Cấu trúc dự kiến của Luận văn

3.6. Biện pháp xác lập quyền tự chủ về khoa học

3.6.2. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu của ngành Hải quan nói chung, Viện Nghiên cứu Hải quan nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa hải quan diễn ra mạnh mẽ thì yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức ngày càng đư ợc đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó cần duy trì số lượng hợp lý cán bộ, nghiên cứu viên, sắp xếp, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bô ̣ viên chức vào các hoạt động nghiên cứu hải quan.

(i) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức

* Đối với cán bộ, viên chức hiện có cần thực hiê ̣n các viê ̣c sau:

- Xác định rõ nhiệm vụ của từng vị trí như nghiên cứu, quản lý, kỹ thuật viên… - Tổ chức rà soát l ại trình độ chuyên môn được đào tạo, năng lực thực tế triển khai các công việc, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ để có kế hoạch tự đào tạo tại chỗ, cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo của nhà nước, cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về kinh tế, hải quan, về các nội dung có liên quan phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần toàn diện, bao gồm cả về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ (ngôn ngữ cơ bản, thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp), về tin học, về quản lý nhà nước, về lý luận chính trị. Đối với cán bộ trẻ có năng lực cần thiết đề nghị TCHQ cho đi đào tạo ở nước ngoài.

* Đối với số sẽ bổ sung về Viện : cần tổ chức tuyển cho ̣n theo chức năng nhiê ̣m vu ̣ được giao. Cụ thể:

- Cần căn c ứ vào chức năng, nhiệm vụ, các vị trí công việc còn thiếu người đảm nhận để chủ động xây dựng kế hoạch định biên trên cơ sở nhu cầu thực tế cần tuyển như lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo, số năm kinh nghiệm thực tế, các kiến thức và kỹ năng bổ trợ khác, phẩm chất đạo đức, tuổi

đời và quan trọng nhất là tuyển dụng được đúng người vào đúng những vị trí công việc còn thiếu, đúng yêu cầu, mục tiêu đề ra.

- Viê ̣c tuyển cho ̣n được thực hiê ̣n theo Luâ ̣t Viên chức , có thời gian thử viê ̣c nhất đi ̣nh, hoă ̣c thực hiê ̣n hợp đồng công viê ̣c trên cơ sở nhiê ̣m vu ̣ hàng năm được giao, Viê ̣n trưởng có quyền tuyển du ̣ng người.

* Chủ động xây dựng kế hoa ̣ch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bô ̣ , viên chức: Trên cơ sở các kiến thức chuyên môn được đào tạo tại trường, lớp, cần chú trọng hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng như kỹ năng thu thâ ̣p xử lý thông tin ; kỹ năng phát hiện những bất cập trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan ; kỹ năng xây dựng luận cứ , luâ ̣n điểm khoa ho ̣c ; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng làm việc nhóm . Đặc biệt cũng cần đào tạo kỹ năng triển khai công nghệ ra hoạt động thực tiễn. Có như vậy mới nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiến nhu cầu công việc, gắn lý thuyết với thực hành.

* Tăng cường công tác giao nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu cho cán bô ̣ trẻ và kiểm tra kết quả công viê ̣c được giao. Hướng dẫn, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm của đội ngũ nghiên cứu viên lâu năm đối với lớp trẻ, mới vào nghề để rút ngắn thời gian tiếp cận, làm quen với công việc.

* Đề cao tính chủ động, yêu nghề và quyết tâm theo đuổi ý tưởng của các nghiên cứu viên trong hoạt động nghiên cứu. Đây là tố chất đặc trăng và rất cần có đối với những người làm công tác nghiên cứu. Không thể có những đề tài, những vấn đề, nội dung nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và thực tiễn cao nếu thiếu đi đội ngũ nghiên cứu viên say mê với hoạt động nghiên cứu, không ngại khó khăn, vất vả của cuộc sống, thậm chí có cả những thất bại nhưng không nản chí vì chính những thất bại mà những người nghiên cứu viên tích lũy thêm kinh nghiệm, rút ra bài học cho mình trong hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

* Bên cạnh tính chủ động của đội ngũ nghiên cứu viên, Lãnh đạo Viê ̣n, những người làm công tác quản lý cần có định hướng tốt để các nghiên cứu viên triển khai hoạt động nghiên cứu đúng hướng, tránh trùng lặp, tránh lạc hậu, có tính khả thi phục vụ thiết thực cho hoạt động của Ngành. Phải chấp

nhâ ̣n viê ̣c nghiên cứu không thành công , nhưng những công trì nh đó có ý tưởng tốt, phương pháp luâ ̣n khoa ho ̣c, dám nghĩ, dám làm.

Tiểu kết chƣơng III.

Trong chương III, tác giả đã trình bày một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Viện nghiên cứu hải quan và đề xuất một số giải pháp để các tổ chức KH&CN công lập nói chung và Viện nghiên cứu hải quan nói riêng có thể tự trị trong khoa học. Các hoạt động đó là tiền đề cho các giải pháp về tỏ chức, huy động các nguồn vốn ngoài NSNN để phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cho các tổ chức KH&CN, nâng cao năng lực tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.

1. Viện nghiên cứu hải quan là viện thực hiện các nhiệm vụ tổng cục giao cho nhưng nó luôn phải đi trước để hoàn thiện công việc của hải quan.

2. Bên cạnh đó, Viện luôn phải thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết của Tổng cục giao cho.

1. Kết luận

Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng đòi hỏi các quốc gia luôn phải đổi mới và phát triển KH&CN. Đối với Việt Nam, trình độ KH&CN vẫn ở mức thấp. Một phần là do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, một phần là do hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư chưa được phát huy. Trong khi đó, nguồn lực chủ yếu cho lĩnh vực này lại từ NSNN. Việt Nam đã có những chính sách tài chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư mạnh vào hoạt động KH&CN, nhưng hiện nguồn lực này vẫn chưa được huy động một cách có hiệu quả. Thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường hơn nữa nguồn lực đầu tư của NSNN, phải thực hiện đổi mới một cách căn bản các thiết chế chính sách về tài chính đối với các đơn vị KH&CN thuộc khu vực công, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Hơn 10 năm qua, công cuộc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang thiết chế tự trị, tự chịu trách nhiệm luôn là chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn. Bên cạnh những tổ chức đã chuyển đổi thành công cũng còn nhiều tổ chức chưa/hoặc không muốn chuyển đổi. Viện NCHQ có những đặc thu riêng nên hiện tại chưa triển khai thực hiện chế độ tự trị tài chính như các đơn vị sự nghiệp khác. Nhưng trong xu thế chung, vấn đề tự trị tài chính là vấn đề sớm hay muộn. Trong bối cảnh hiện nay, khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi thiết chế tự trị, chắc chắn Viện NCHQ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, nên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chế độ tự trị là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, tổng hợp tình hình và các kết quả thực hiện, tìm ra hạn chế nguyên nhân và giải pháp thích hợp giúp cho việc định hướng và tổ chức thực hiện chế độ tự trị một cách có hiệu quả.

2. Một số khuyến nghị.

2.1 Khuyến nghị với Nhà nƣớc, Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan.

Là một Viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về Hải quan, tuy nhiên sự phát triển của Viện NCHQ chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí được Nhà nước cấp, chưa được sự đầu tư đúng mức của Nhà nước, Bộ Tài chỉnh và Tổng cục Hải quan. Nhà nước và cơ quan chủ quản cần có những chính sách khuyến khích phát triển về KH&CN nói chung và KH&CN xây dựng nói riêng, thu hút các chuyên gia đã được đào tạo tại nước ngoài về công tác trong nước, chuyển giao công nghệ và đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong nước.

- Viện là đơn vị tham mưu và chủ trì biên soạn sử Hải quan Việt Nam, do đó, Nhà nước và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần đầu tư về nguồn lực tài chính hơn nữa cho nhiệm vụ này tại Viện Nghiên cứu Hải quan.

- Viện cần được chủ động trong thực hiện các hoạt động nhằm tăng thêm nguồn thu và quyết toàn các khoản chi hợp lý: trong hoạt động từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, giải ngân các khoản chi cho dù sử dụng nguồn kinh phí khoán cũng phải chờ cơ quan tài chính cấp trên phê duyệt. Vì vậy, vấn đè quan trọng là cơ quan chủ quản (Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính) cần giao thêm quyền chủ động cho Viện NCHQ để có điều kiện khai thác triệt để các nguồn thu hợp pháp như cho phép tổ chức cá loại hình đào tạo phụ vụ xã hội và phát triển của Hải quan… Đồng thời giải quyết những mối quan hệ giữa cấp phát, giao dự toán và quyết toán tài chính giữa các đơn vị là cơ quan tài chính cấp trên, Kho bạc Nhà nước và Viện, tránh tình trạng sử dụng nguồn kinh phí chậm trễ.

2.2. Khuyến nghị với Viện Nghiên cứu Hải quan

- Viện cần luôn luôn nắm bắt tình hình phát triền của đất nước, của Ngành về những vấn đề liên quan để có những chính sách, hướng đi đúng, mang lại hiệu quả về kinh tế, góp phần ổn định tài chính và phát triển đơn vị một cách bền vững.

- Viện cần những chính sách khuyến khích các cán bộ có chuyên môn, có khả năng ngoại giao tích cực hoạt động đàm phán, ký kết hợp đồng, mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng cho Viện.

- Viện cần có những sự quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ viên chức, đặc biệt là các cán bộ trẻ, tạo động lực giúp họ tích cực phấn đấu vì sự phát triển chung của Viện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Tiến Dũng (2014), “Đổi mới thiết chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ: Những vấn đề đặt ra”. Tạp chí Tài chính, số 2/2014, trang 6; 2. Chính phủ (2004), “Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/09/2004 của

Chính phủ phê duyệt đề án Đổi mới thiết chế quản lý khoa học và công nghệ”; 3. Chính phủ (2016), “Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ

chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập”;

4. Chính phủ (2005), “Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 Quy định thiết chế tự trị, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập”;

5. Chính phủ (2015), “Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định thiết chế tự trị của đơn vị sự nghiệp công lập”;

6. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2015), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình khoa học đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Hoàng Kiến Tân (2005), “Đánh giá hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công trong tái cấu trúc”, Tạp chí Học viện Phổ Điền, (kỳ 6) trang 57-58;

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), “Một số thuật ngữ hành chính”,

Nxb Thế giới, Hà Nội;

11. Khương Ái Lâm (2008), “Đổi mới phương pháp đánh giá nâng cao hiệu quả của đơn vị hành chính sự nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu Đại học Vũ Hán (kỳ 5), trang 9-15;

12. Quốc hội (2014), “Luật số 07/2017/QH14 Chuyển giao công nghệ”;

13. Quốc hội (2013), “Luật số 29/2013/QH13 về Khoa học và công nghệ”;

14. Trần Đắc Hiến (2014), “Cơ chế tự trị tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập: Còn nhiều gian nan”, Báo điện tử Lao động, số 91, ngày 23/4/2014;

15. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu: Đánh giá kết quả và đề xuất tăng cường triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 75 - 81)