Sử dụng nguồn lực tài chính dành cho khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 53 - 58)

9. Cấu trúc dự kiến của Luận văn

2.4.4. Sử dụng nguồn lực tài chính dành cho khoa học và công nghệ

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học

Nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính cho KH&CN được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các quy định về chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và một số văn bản hướng dẫn thi hành luật tiếp tục được triển khai, đặc biệt là quy định liên quan đến thiết chế tài chính đối với hoạt động KH&CN. Căn cứ Thông tư 55/2015/TTLT- BTC-BKHĐT ngày 22/4/2015 về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

Ngày 10/5/2016, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 991/QĐ-BTC hướng dẫn chi tiết các nội dung, mức chi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, theo đó Viện Nghiên cứu Hải quan đã xây dựng định mức chi nhiệm vụ KH&CN của Hải quan thay thế công văn 7169/TCHQ-NCHQ ngày 25/12/2007 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn định mức chi đề tài, đề án NCKH. Cụ thể:

- Quyết định số 2711/QĐ-TCHQ ngày 22/8/2016 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc ban hành Quy định các nội dung mức chi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Tổng cục Hải quan.

- Quyết định số 206/NCHQ-HCTV ngày 25/8/2016 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan của về việc quy định quy trình tạm ứng thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN.

- Quyết định số 4266/QĐ-TCHQ ngày 08/12/2016 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc ban hành Quy định các nội dung, mức chi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Viện, cấp Trường của Tổng cục Hải quan.

Theo Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCHQ năm 2003 về “Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Hải quan”, hệ thống đề tài NCKH của Hải quan bao gồm đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ/ngành và đề tài cấp cơ sở. Đề tài cấp nhà nước và cấp bộ do Lãnh đạo TCHQ duyệt đề cương chính thức, đăng ký tham dự tuyển chọn theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Đề tài cấp ngành do Lãnh đạo Tổng cục giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc giao theo phương thức tuyển chọn cho các đơn vị và cá nhân trong ngành, đăng ký tại Viện NCHQ. Đề tài cấp cơ sở của các đơn vị có chức năng nghiên cứu thường xuyên thực hiện tất cả mọi thủ tục tại cơ sở của mình; hàng năm có danh sách gửi Viện NCHQ để tổng hợp và phân bổ kinh phí. Các đơn vị này bao gồm: Viện NCHQ, Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu, Trường Hải quan Việt Nam. Đến năm 2016, đơn vị cơ sở nghiên cứu thường xuyên là Viện Nghiên cứu Hải quan và Trường Hải quan Việt Nam

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Năm Kinh phí KHCN đƣợc giao Đề tài KH cấp TCHQ Đề tài KH cấp cơ sở Quản lý chung nhiệm vụ KH&CN Tổng Ghi chú 1 2010 990 260 150 1400 Từ 2010 nguồn KP KHCN được giao chung trong nguồn KP khoán của ngành, không tách thành loại, khoán riêng 2 2011 830 70 100 1000 3 2012 1700 100 100 1900 4 2013 1800 160 150 2100 08 đề tài năm 2012 thanh lý với tổng số tiền 610 triệu đồng và được sử dụng triển khai năm 2013 5 2014 1700 150 150 2000 6 2015 1650 150 200 2000 (Nguồn: Viện NCHQ) Bảng 2.2: Tổng hợp Kinh phí KHCN được giao

Từ năm 2010-2014, đã tiến hành xét duyệt đưa vào triển khai nghiên cứucho 82 đề tài NCKH cấp TCHQ, chú trọng các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao. Các đề tài NCKH nhận được sự quan tâm rộng rãi hơn của các đơn vị và cá nhân trong ngành Hải quan. Kinh phí dành cho đề tài NCKH

cấp Tổng cục Hải quan tăng lên hàng năm. Từ năm 2015 đến nay, số lượng đề tài đăng ký tham gia xét duyệt khoảng 30 đề tài/ năm, chính vì vậy, Kinh phí NCKH hỗ trợ cho các đề tài NCKH cấp TCHQ cũng ngày càng tăng. Từ năm 2014 trở về trước, mức hỗ trợ kinh phí thường từ 100 triệu – 150 triệu, có đề tài ở mức 75 triệu. Đến năm 2015, tăng lên 2 mức: 200 triệu và 150 triệu. Đặc biệt, năm 2015, kinh phí dành cho các đề tài NCKH cấp TCHQ là 1.650.000.000 đồng được phân bổ cho 13 đề tài. Năm 2016, kinh phí dành cho các đề tài NCKH cấp Tổng cục Hải quan là 2.150.000.000 đồng được phân bổ cho 14 đề tài. Năm 2017, kinh phí dành cho các đề tài NCKH cấp Tổng cục Hải quan là 2.300.000.000 đồng phân bổ cho 13 đề tài. Có thể thấy, hoạt động khoa học và công nghệ đã được sự quan tâm của Ngành. Trên cơ sở định hướng nghiên cứu theo nguyên tắc bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Hải quan, phục vụ công tác hiện đại hóa, công tác NCKH đã được triển khai các hoạt động nghiên cứu theo kế hoạch và đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung nghiên cứu của các đề tài/ đề án.

Tuy nhiên, mức kinh phí này là tương đối thấp so với các đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính (250 triệu - 300 triệu), và thấp hơn so với mặt bằng NCKH chung của các Bộ, ngành khác. Kinh phí thấp là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.

Đối với các đề tài NCKH cấp Viện: Nghiên cứu khoa học và công nghệ được coi là nhi ệm vụ quan trọng của Viện NCHQ. Chính vì vậy, kinh phí dành cho công tác này của Viện cũng tăng lên, hàng năm khoảng 02-03 đề tài được xét duyệt thông qua và giao nhiệm vụ thực hiện. Điều này, tạo điều kiện mở rộng cơ hội nghiên cứu cho các cán bộ của Viện. Mặt khác, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 55/2015/TTLT-BTC- BKHĐT ngày 22/4/2015 về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Quyết định số 4266/QĐ-TCHQ ngày 08/12/2016 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc ban hành Quy định các nội dung, mức chi

trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Viện, cấp Trường của Tổng cục Hải quan. Theo đó, dự toán chi viết chuyên đề, chi công tác phí, hội phí, các khoản chi mua sắm nguyên, nhiên vật liệu có định mức kinh tế, kỹ thuật được giao kinh phí theo hình thức khoán. Đối với các khoản chi khoán này, chủ nhiệm đề tài được quyết định mức chi cho hiệu quả trên cơ sở từng đề tài. So với trước, các chủ nhiệm đề tài đã được chủ động hơn trong việc sử dụng kinh phí để trang trải cho công trình nghiên cứu KH&CN.

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2014 2015 2016 2017 Kinh phí dành cho công tác NCKH (Nguồn: Viện NCHQ)

Hình 2.2: Biểu đồ so sánh kinh phí dành cho đề tài cấp TCHQ từ 2014-2017

Nhìn vào Hình 2.2. ta thấy, trong 4 năm liên tiếp mức kinh giao tăng dần lên, năm sau cao hơn năm trước là khoảng 1.5 lần. Chỉ tính riêng năm 2016, kinh phí dành cho công tác NCKH là 2.150.000.000 đồng bao gồm cả đề tài cấp TCHQ và cấp Viện NCHQ. Đến năm 2017, kinh phí dành cho KH&CN là 2.895.000.000 đồng, trong đó:

+ Kinh phí dự toán dành cho đề tài cấp TCHQ là: 2.685.000.000 đồng; + Kinh phí dự toán dành cho đề tài cấp Viện NCHQ là: 210.000.000 đồng. Hiện tại, Viện NCHQ chưa có nguồn thu từ các hoạt động khoa học, sử dụng hoàn toàn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp. Vấn đề quản lý kinh phí

đề tài khoa học thường xuyên được Phòng Hành chính - Tài vụ phối hợp với phòng Quản lý khoa học và Thông tin khoa học theo dõi một cách có hệ thống, kiểm soát được số kinh phí đã, đang và sẽ giải ngân các chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN trong việc lập dự toán, các thủ tục về tạm ứng kinh phí, đôn đốc trong việc thanh quyết toán… Tuy nhiên kết quả được chưa thực sự như mong muốn. Số lượng đề tài NCKH của Ngành mặc dù đã hết thời gian nghiên cứu nhưng vẫn còn đang tồn đọng và chưa được quyết toán ngay sau khi nghiệm thu còn tương đối nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo xu hướng tự trị trong khoa học (Nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải quan) 001 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)