Tình hình Ấn Độ những năm đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 25 - 33)

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -

công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư, những biến động phức tạp của tình hình chính trị trong nước và trên thế giới, Ấn Độ đang từng bước phát triển thành một cường quốc mới.

Về kinh tế, đây là quốc gia có tiềm lực hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và có tốc

độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trở thành một trong hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Năm 2005 - 2006 GDP Ấn Độ đạt 9,5%, năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm còn 6,8%. Một năm sau khủng hoảng, Ấn Độ đã nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng: năm 2009 - 2010, 2010 - 2011 lần lượt là 8% và 8,6%[45]. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, thị phần của Ấn Độ trong GDP thế giới sẽ tăng từ 1,8% (năm 2005) lên 5% năm 2030, và xuất khẩu của Ấn Độ trong tổng xuất khẩu của thế giới khi đó sẽ chiếm trên 5,5%. Trong những thập niên tới, đến 2050 Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc[7, tr.15].

Năm 2004, thế giới chứng kiến nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692 tỷ USD[16, tr.12]. Ấn Độ được xếp là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, nằm trong tốp 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ đang phát triển thành siêu cường phần mềm máy tính, hàng năm xuất khẩu phần mền tăng 35 - 40%, Ấn Độ xuất khẩu phần mềm trị giá 13,5 tỉ USD. Tổng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ ba trong các nền kinh tế đang phát triển, sau Braxin và Mexico, tỷ trọng công nghiệp 30%, nông nghiệp 25% và dịch vụ 45% GDP[1, tr.33]. Tuy nhiên Ấn Độ vẫn là nước nghèo, cơ cấu kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp, chiếm 2/3 lực lượng lao động và 1/5 GDP[25]. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) thấp xếp ở vị trí thứ 119,

Ấn Độ đứng giữa Cáp Ve và Timor Leste, cùng nhóm với Pakixtan (xếp thứ 125), Bănglađét (thứ 129), cách xa Trung Quốc (thứ 89), Braxin (thứ 73) và Nga (thứ 65). Ấn Độ cũng thua xa các thành viên khác của nhóm BRICS. Với 3.015 USD thu nhập tính theo đầu người, Ấn Độ đứng thứ 127 thế giới. Tình trạng nghèo khổ ở Ấn Độ cũng đáng quan tâm: 27% số người nghèo tính theo tiêu chuẩn của chính phủ, song lại là 42% nếu tính theo ngưỡng của Ngân hàng thế giới. Tuy Ấn Độ sinh ra một tầng lớp trung lưu tương đối giàu, song vẫn còn 300-400 triệu người ở dưới ngưỡng nghèo[41].

Về lĩnh vực đối ngoại, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ là tìm kiếm một vai trị lớn hơn trong nền chính trị tồn cầu và khu vực tương xứng với tiềm lực kinh tế, khoa học - cơng nghệ và dân số của mình. Trong chiến lược đối ngoại hiện nay, Ấn Độ đề ra những yêu cầu cụ thể. Thứ nhất, đối với các nước láng giềng Ấn Độ cố gắng xây dựng ưu thế vượt trội và ảnh hưởng độc quyền tại khu vực bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư để tạo sự gắn kết kinh tế đồng thời xây dựng sức mạnh quân sự vượt trội để răn đe các nước về quốc phòng; Thứ hai, mở rộng hơn gồm Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tại đây Ấn Độ thi hành chính sách cân bằng hơn đối với các cường quốc khác, tuy xích lại gần Mỹ hơn. Ấn Độ thi hành chính sách đa phương và tham gia nhiều hơn vào cuộc chơi của các nước khác. Thứ ba, là toàn bộ thế giới. Tại đây, Ấn Độ thể hiện vị trí của một nước lớn và đại diện cho các nước đang phát triển trong phong trào không liên kết. Ấn Độ tăng cường đóng góp vào các nỗ lực xây dựng trật tự thế giới công bằng hơn và đa cực hơn và coi đó là “tấm giấy thơng hành” cho Ấn Độ đạt được mục tiêu là trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc[9, tr.99].

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực và các quốc gia trên thế giới trong đó có chính sách “Hướng Đơng” dựa trên nền tảng kế thừa truyền thống và tư duy đối ngoại của Ấn Độ trong lịch sử cũng như tư tưởng đối ngoại của cố Thủ tướng Nehru nhưng thực chất hơn và thực tế hơn, chú trọng đến lợi ích dân tộc. Để đạt được mục tiêu đó, Ấn Độ đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ, đặc biệt là cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, Pakistan, tăng cường

quan hệ với các cường quốc Phương Tây, phấn đấu đóng vai trị lớn và làm Uỷ viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở rộng… Trong sự điều chỉnh chung của đường lối đối ngoại đó, chính sách “Hướng Đơng” chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của Ấn Độ.

Việc thực thi chính sách “Hướng Đơng” của Ấn Độ chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn một được Thủ tướng Ấn Độ N.Rao đưa ra vào đầu thập kỷ 90 và có bước đi dè dặt, mang tính thăm dị, chưa rõ nét. Trong giai đoạn này, chính sách “Hướng Đơng” chú trọng tăng cường quan hệ với các nước ASEAN trong đó chủ yếu là các mối quan hệ về thương mại và đầu tư, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động mở chiến dịch ngoại giao với khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương, vận động để tham gia các tổ chức an ninh, kinh tế và chính trị đa phương tại khu vực này như APEC, WTO, ARF… lấy chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột. Ấn Độ coi trọng Đông Nam Á và coi Đông Nam Á làm “bàn đạp” tiến vào thị trường khu vực.

Giai đoạn hai của chính sách “Hướng Đơng” triển khai dưới thời Thủ tướng A.B. Vajpayee. Phạm vi ảnh hưởng của chính sách mở rộng hơn, từ trọng điểm ban đầu là Đông Nam Á đến chỗ bao gồm tất cả Đơng Nam Á và Thái Bình Dương. Đẩy mạnh chương trình hợp tác an ninh, cùng nhau bảo vệ tuyến đường biển và phối hợp chống khủng bố. Tạo dựng các mối liên hệ hữu hình bằng việc đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải như đề nghị xây dựng đề án ba bên về tuyến xa lộ nối Myanmar và Thái Lan, đường sắt New Delhi và Hà Nội. Hướng tới phá bỏ rào chắn về chính trị giữa Ấn Độ và Đơng Nam Á. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ đã đưa quan hệ Ấn Độ - ASEAN lên một tầm cao mới. Đồng thời, Hội nghị thượng đỉnh BIMST - EC đã đưa 5 quốc gia trong nhóm hợp tác kinh tế mới (Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka) xích lại gần với Myanmar và Thái Lan với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế khu vực.

Trước những khó khăn trong nước, Ấn Độ có nhu cầu lớn mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo dựng một môi trường khu vực, quốc tế hịa bình, ổn định và tận dụng các nguồn lực bên ngồi cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phấn đấu đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trên thế giới.

Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ truyền thống với Nga, tăng cường giao lưu, hợp tác quân sự song phương, thúc đẩy việc đổi mới vũ khí chiến lược mà Phương Tây không muốn bán cho Ấn Độ. Nga là nước cung cấp vũ khí chủ yếu của Ấn Độ, sau đó quan hệ hai nước chuyển dần từ quan hệ quốc phòng sang quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư khoa học kỹ thuật, vũ trụ.

Với Trung Quốc, Ấn Độ luôn quan tâm tới vấn đề biên giới nhằm hướng tới các mục tiêu chiến lược về an ninh và kinh tế. Tuy nhiên sự nghi kỵ cùng mối quan hệ quân sự hiện nay giữa Trung Quốc với Pakistan và Myanmar vẫn là trở ngại chính của quan hệ song phương Ấn Độ - Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận thấy rằng do cán cân lực lượng toàn cầu thay đổi, không cho phép Trung Quốc dùng Pakistan kìm chân Ấn Độ nữa, do đó có nhiều động thái nhằm cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Mặt khác, những mối quan hệ mật thiết giữa Ấn Độ và Mỹ và giữa Ấn Độ và ASEAN có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc lo ngại. Vì thế Trung Quốc đã có những hành động thực tế tăng cường cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ. Hai nước đã tập trận hải quân chung, nhân nhượng nhau các vấn đề Tây Tạng và Xích Kim, tăng cường mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư.

Đối với các tổ chức trong phong trào Không liên kết, Ấn Độ luôn coi trọng dựa vào tổ chức quốc tế này cũng như các nước đang phát triển thuộc nhóm 77 nước. Ấn Độ mong muốn các nhà lãnh đạo của các nước đang phát triển cùng Ấn Độ có những mối quan hệ, cùng đưa đất nước phát triển, nhưng mong muốn không thực hiện được bởi thực lực có hạn và hơn nữa cục diện chính trị thế giới không cho phép. Đây chính là lý do mà vào những năm cuối thế kỉ XX, Ấn Độ ít quan tâm đến phong trào Không liên kết, nhưng đến đầu thế kỷ XXI, (2003), tại Hội nghị thượng đỉnh phong trào Không liên kết lần thứ 13, Thủ tướng A.B Vajpayee đã đưa ra những yêu cầu, đổi mới phong trào Không liên kết về tổ chức và lý luận để nâng cao vị thế và giành quyền phát ngôn lớn trong tổ chức này.

Với khu vực Đơng Nam Á, trọng tâm của chính sách “Hướng Đơng”, Ấn Độ luôn coi trọng ASEAN, đưa quan hệ Ấn Độ - ASEAN lên tâm cao mới trong các lĩnh vực hợp tác, đầu tư kinh tế, an ninh quốc phòng, và trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN. Ấn Độ tham dự Diễn đàn an ninh Đông Nam Á (ARF). Ấn Độ -

ASEAN kí kết Hiệp định khung về đối tác kinh tế, Hiệp ước thân thiện và hợp tác, Tuyên bố chung về chống khủng bố… Ấn Độ đưa ra nhiều sáng kiến mở rộng hợp tác hai bên như chính sách “bầu trời mở” cho các hãng hàng không ASEAN, đề xuất việc xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt nối liền Ấn Độ với ASEAN, thúc đẩy chương trình hợp tác Hồng Hà - Mêkông, hợp tác hành lang Đông - Tây, đặc biệt tích cực chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ ba tại Viêng Chăn. Đồng thời, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh các chương trình hợp tác cụ thể và thực chất. Ngày 08/10/2003, Ấn Độ và ASEAN đã ký Tuyên bố về hợp tác chống khủng bố. Tại hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 (2004), các nhà lãnh đạo Ấn Độ - ASEAN đã cam kết sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng. Đồng thời, ASEAN đánh giá cao việc Ấn Độ gia nhập Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á (TAC) vào tháng 03/2003. Ấn Độ ủng hộ một khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đơng Nam Á. Đây là đóng góp quan trọng của Ấn Độ đối với việc tăng cường an ninh khu vực cũng như đóng góp của Ấn Độ vào tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và đầu tư, tính đến hết năm 1996, trong tổng số 200 liên doanh của Ấn Độ ở nước ngồi thì có 152 liên doanh tại các nước ASEAN với số vốn đầu tư trên 88,5 triệu USD[6]. Kể từ năm 1993 đến năm 2003, tăng trưởng thương mại song phương Ấn Độ - ASEAN đạt tốc độ trung bình 11.2% từ 2,9 tỷ USD 1993 lên 12,1 tỷ USD năm 2003[53]. Tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 năm 2004, hai bên đã ký “Đối tác vì hịa bình, tiến bộ và cùng thịnh vượng”. Cùng năm Ấn Độ đã trở thành thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Năm 2009, hai bên đã ký Hiệp định thương mại hàng hóa (AIFTA). Năm 2010 quan hệ đối tác kinh tế tồn diện Ấn Độ - Hàn Quốc (CEPA) chính thức có hiệu lực. Quý I năm 2011 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ với ASEAN lên đến 57 tỷ USD tăng gấp 8 lần trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ đối với ASEAN tăng từ 7.49% năm 1996 lên 10.86% năm 2010. ASEAN chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ[36]. Có thể nói ASEAN và Ấn Độ là những đối tác đầu tư quan trọng của nhau. Từ năm 2004 đến 2010, đầu tư của Ấn Độ vào khu vực ASEAN đạt 21.8 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch

đầu tư ở nước ngoài của Ấn Độ. Trừ Timor Leste, Campuchia và Lào ra, từ năm 2000 đến 2009 các quốc gia trong khối ASEAN đầu tư tại Ấn Độ đạt 8.2 tỷ USD[36]. Hai bên đã tiến hành ký kết nhiều thỏa thuận như Hiệp định thương mại ưu đãi (PTA), Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hiệp định này được cho là sẽ bao trùm rộng khắp thị trường xấp xỉ 1,8 tỷ người và các kế hoạch dự tính cắt giảm dần thuế quan đối với 4.000 sản phẩm tới năm 2016[40], Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (CECA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Thứ ba, hợp tác an ninh và hợp tác chiến lược đã trở thành điểm mới trong quá trình phát triển quan hệ của hai bên. Hình ảnh “cường quốc thân thiện” của Ấn Độ đã góp phần quan trọng trong việc duy trì hịa bình, ổn định trong khu vực Đơng Nam Á, nhất là khi các vấn đề tranh chấp chủ quyền đang ngày càng nóng lên như hiện nay. Bất chấp những động thái gây hấn và bao vây của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn khẳng định sẽ ủng hộ những lợi ích trong các dự án khai thác dầu khí chung với các nước trong khu vực ASEAN, đồng thời cùng các nước lớn khác tạo áp lực ngoại giao lên phía Trung Quốc.

Ấn Độ đang ra sức xây dựng và mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thơng qua những việc làm cụ thể như thiết lập và thắt chặt quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự… với các đối tác tại khu vực Đông Nam Á. Thông qua việc tăng cường quan hệ với Myanmar, thiết lập các cơ chế hợp tác tiểu khu và liên khu Đông Nam Á như hợp tác Mekong - Sông Hằng (MGC). Các nước MGC đều đánh giá cao vai trị của Ấn Độ khơng chỉ trong hợp tác với tiểu vùng Mekong mà cả với ASEAN và Đơng Á vì hịa bình, ổn định và phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với đó là sáng kiến vịnh Bengal, hợp tác đối thoại (SDP) năm 1992, FDP năm 1995. Các hiệp định song phương đã được ký kết về an ninh giữa Ấn Độ với các nước thành viên trong khối ASEAN như Singapore, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Lào. Ngoài ra các cuộc tập trận chung với các nước trong khối ASEAN là một minh chứng thể hiện rõ chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Năm 2000, Ấn Độ đã gửi tàu chiến, tàu chở dầu và tàu ngầm đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam cùng thực hiện các cuộc tập trận song phương như một biểu hiện thiện chí của Ấn Độ muốn củng cố và tăng cường sự xuất hiện của mình tại khu vực này[14, tr 34].

Với những bước đi này, Ấn Độ đã xây dựng được niềm tin chiến lược với các nước ASEAN nói chung và các nước có tuyên bố chủ quyền tại khu vực tranh chấp nói riêng. Tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Ấn Độ khẳng định: an ninh của các tuyến đường biển quan trọng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương…chúng tơi đang hợp tác với các nước khác trong khu vực để tăng cường an ninh cho ngành hàng hải ở khu vực. Cách tiếp cận tập thể về an ninh hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 25 - 33)